“Siêu tổng công ty” SCIC nói gì về lãnh đạo thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm?
Mới đây, trong báo cáo quản trị của SCIC, trong năm 2015, 6 lãnh đạo chủ chốt của “ siêu tổng công ty” này có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Thông tin này đã nhận được ý kiến trái chiều, và SCIC đã lên tiếng phân trần.
“Siêu tổng công ty” này cho biết, theo quy định tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18.9.2015 của Chính phủ về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước, SCIC đã gửi báo cáo quản trị doanh nghiệp lên Bộ Tài chính và Bộ KHĐT.
“Chúng tôi khẳng định việc chi trả tiền lương, thưởng cho viên chức quản lý và người lao động SCIC tuân thủ đúng quy định của pháp luật và phù hợp kết quả hoạt động kinh doanh của SCIC (Năm 2015, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của SCIC thực hiện vượt mức so với kế hoạch kinh doanh được phê duyệt)”, SCIC khẳng định.
SCIC cho biết đối với viên chức quản lý, khoản thu nhập của viên chức quản lý nêu trong báo cáo bao gồm tiền lương, tiền thưởng và thù lao; trong đó tiền lương được chi trả theo đúng Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2013 của Chính phủ và Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Tiền thưởng, thù lao chi trả theo đúng Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 1.11.2013 của Chính phủ, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Quy chế tài chính SCIC ban hành kèm theo Quyết định 3369/QĐ-BTC ngày 31.12.2014 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
“Trong tổng thu nhập của viên chức quản lý, có một số khoản thù lao, tiền thưởng được hình thành từ năm 2014 nhưng chi trả trong 2015 do Quy chế tài chính của SCIC được ban hành theo Quyết định số 3369/QĐ-BTC ngày 31.12.2014 của Bộ Tài chính áp dụng cho năm tài chính 2014 trở đi (bắt đầu từ ngày 01.01 đến 31.12 hàng năm) nên SCIC đã gộp cả nguồn của 2014 và 2015 để chi trả trong năm 2015″, SCIC giải thích.
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, việc quyết toán tiền thưởng cho viên chức quản lý được thực hiện theo nhiệm kỳ của viên chức quản lý được tính theo nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐTV nên SCIC cũng dồn chi trả một số khoản các năm trước sang năm 2015 (là năm cuối nhiệm kỳ).
Video đang HOT
Đối với người lao động tại SCIC, chi phí cho người lao động bao gồm nhiều khoản như: tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, tiền ăn ca, tiền điện thoại…. và cả tiền lương dự phòng cho năm sau (là khoản người lao động chưa được hưởng trong năm 2015).
“Các khoản thu nhập này đều là những khoản thu nhập trước thuế, khi chi trả cho viên chức quản lý và người lao động, SCIC thực hiện khấu trừ thuế thu nhập các nhân theo đúng quy định pháp luật hiện hành”, SCIC cho biết thêm.
“Siêu tổng công ty” này cũng cho biết đang báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này và chúng tôi sẽ có các thông tin chi tiết tiếp theo trên cơ sở kết quả báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo báo cáo quản trị của SCIC, trong năm 2015, 6 lãnh đạo chủ chốt của “siêu tổng công ty” này có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Trong đó, ông Lai Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC, nhận về hơn 1,4 tỷ đồng; bình quân mỗi tháng, ông Đạo có hơn 119 triệu đồng.
Bốn Phó Tổng giám đốc, gồm: ông Lê Song Lai, ông Hoàng Nguyên Học, ông Nguyễn Quốc Huy, bà Nhữ Thị Hồng Liên, cũng nhận về mỗi người gần 1,3 tỷ đồng năm 2015. Ngoài ra, Kiểm soát viên Nguyễn Quốc Trị cũng nhận về gần 1,1 tỷ đồng.Theo báo cáo tài chính, năm 2015, SCIC chi tới 121 tỷ đồng để trả chi phí cho nhân viên, trong đó chi phí cho các cấp quản lý là 71,7 tỷ đồng còn nhân viên là 49,3 tỷ đồng. Với số nhân viên khoảng 273 người, ước tính chi phí cho một nhân viên của SCIC lên tới 37 triệu đồng/tháng (con số này năm 2014 là 30,4 triệu đồng/tháng. Chi phí nhân viên bao gồm lương và các khoản trợ cấp khác.
Năm 2015, doanh thu của SCICvđạt 10.595 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 8.004 tỷ đồng.
Theo Danviet
TP.HCM yêu cầu công khai thông tin các dự án nhà ở
Lãnh đạo TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận về việc đề xuất công khai các dự án nhà ở bắt buộc công khai của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA).
Nhằm giúp kiểm soát tốt thị trường bất động sản (BĐS), tránh các hiện tượng dự án treo, dự án kém chất lượng và kéo theo một số hệ lụy xấu cho các chủ đầu tư thực sự về niềm tin của dân đối với thị trường, HoREA đã gửi văn bản đề xuất một số ý kiến đến lãnh đạo thành phố xem xét.
Theo đó, có 27/32 đề xuất của HoREA cơ bản đều đã được phía lãnh đạo thành phố rất hoan nghênh và đồng ý. Tuy nhiên, phía thành phố cũng đề nghị HoREA cần phân loại các ý kiến theo thẩm quyền, sẽ giúp lãnh đạo thành phố làm văn bản kiến nghị và gửi để xem xét, nhằm rút ngắn thời gian hơn trong quá trình giải quyết.
Công bố thông tin minh bạch về thị trường nhà ở giúp làm minh bạch hơn và ngăn chặn rủi ro cho thị trường bđs (Ảnh:Bảo Lan)
Chẳng hạn như đề xuất các ý kiến nào thuộc thẩm quyền giải quyết của TP.HCM trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hay ý kiến nào sẽ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ - Ngành Trung ương.
Trong đó, có 3 đề xuất thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố và được lãnh đạo thành phố đánh giá là việc cần làm ngay: Một là, với các dự án nhà ở, UNND TP.HCM yêu cầu các Sở - ngành, Quận- Huyện thực hiện công khai đối với các dự án bắt buộc công khai (trừ các dự án thực hiện theo chế độ mật).
Thứ 2, liên quan đến hạch toán chi phí của doanh nghiệp trên địa bàn quận 2, quận Bình Tân đã được UNND TP.HCM ra Công văn số 1595/UBND-ĐTMT, ngày 12/4/2012 có một số điểm chưa rõ ràng và cụ thể do cách thể hiện thuật ngữ, khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc triển khai thực hiện hạch toán chi phí.
Phía lãnh đạo cũng đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng và Cục thuế khẩn trương nghiên cứu tham mưu và trình Ủy ban để điều chỉnh cho phù hợp, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc hạch toán chi phí.
Thứ 3, về vấn đề quy hoạch, UBND Thành phố cũng đồng ý với đề xuất của HoREA phải rà soát lại quy hoạch của từng dự án tính đến thời điểm này (chiều cao công trình, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ giao thông...) nhằm giải quyết tình trạng dự án treo, dự án quá lâu không thực hiện để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo chặt chẽ đúng quy định, lưu ý định hướng quy hoạch thành phố dài hạn, công khai quy hoạch.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND thành phố cũng giao cho Sở xây dựng thanh kiểm tra chất lượng, cũng như tiến độ của các dự án nhà ở và nhà tái định cư, rồi báo cáo và đề xuất với Ủy ban.
Đồng thời, tham mưu cho thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có cơ chế đặc thù cho thành phố để cải tạo, xây dựng nhà chung cư hư hỏng và giải tỏa nhà ở trên kênh rạch để triển khai đạt hiệu quả.
Theo_PLO
SPP: Các lãnh đạo chủ chốt đồng loạt đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu 5 Lãnh đạo chủ chốt của Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP - HNX) và một cá nhân liên quan đăng ký mua tổng cộng 6 triệu cổ phiếu SPP từ ngày 24/6 đến 22/7. Dự kiến giao dịch thành công, tổng số cổ phiếu mà các cá nhân này nắm giữ sẽ là hơn 8,42 triệu cổ phiếu,...