“Siêu Thủ Lĩnh 2020″ hội tụ những đại diện ưu tú của các trường Đại học, Cao đẳng
Siêu Thủ Lĩnh – một cuộc thi mới lạ toàn diện dành cho những cá nhân tiêu biểu của các trường Đại học, Cao đẳng có thành tích học tập xuất sắc, rèn luyện tốt, tham gia các hoạt động đoàn đội sôi nổi.
Trong Siêu Thủ Lĩnh 2020 , các thí sinh sẽ được trải nghiệm những thú vị của sức trẻ trên nền tảng kiến thức. Đồng thời thể hiện quan điểm, nhìn nhận và tư duy sáng tạo về các vấn đề ở các lĩnh vực khác nhau.
Sau buổi casting tại TP.HCM, Siêu Thủ Lĩnh đã tìm ra 12 nhân tố xuất sắc gồm: Nguyễn Thị Hồng Cúc, Huỳnh Thanh Thân, Nguyễn Mai Thảo Trâm, Nguyễn Thành Gia, Phạm Hoàng Ân, Trần Thị Thảo Vy, Trần Thanh Như, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Giang Mộng Như, Tạ Gia Huy, Tôn Nữ Uyên Phương và Trần Nhân Kiệt.
MC Nguyên Khang và 12 thí sinh của Siêu Thủ Lĩnh 2020
Các phần thi của chương trình được lồng ghép kiến thức trong mỗi thử thách được dàn dựng sân khấu hóa. Các kiến thức sẽ được kết hợp cùng với những phần trình diễn như: âm nhạc dân tộc, nhạc trẻ, kịch nói, ảo thuật…
Tất cả thí sinh sẽ lần lượt thể hiện quan điểm về các chủ đề “ nóng” của nghệ thuật và đời sống như “Cải lương đang xuống dốc?”, “Rap bùng nổ và dự đoán tương lai”, “Hài kịch chiếm sóng và hiện trạng ‘bội thực’ vì đâu?”…
Thông qua các chủ đề này, các thí sinh sẽ lần lượt “tháo gỡ” một cách nhẹ nhàng dưới góc nhìn của người “trong” và “ngoài” cuộc nhưng đủ để người xem tự đánh giá và có câu trả lời.
Yếu tố giải trí cũng được đầu tư để thể hiện những tố chất nổi trội trong từng thủ lĩnh. Các thủ lĩnh khi đứng trên sân khấu sẽ gần như trở thành những ca sĩ, những diễn viên thực thụ. Kết hợp với âm nhạc, âm thanh, ánh sáng cùng phần dàn dựng của các đạo diễn và vũ đoàn để có thể thăng hoa hơn trên nền tảng kiến thức mà các bạn truyền tải.
Đảm nhận vai trò giám khảo sẽ là MC Thanh Bạch, NSƯT Vũ Thành Vinh và Thạc sĩ – Doanh nhân Nguyễn Lê Hải Đăng. Nguyên Khang đảm nhận vai trò MC của chương trình.
Tập 1 Siêu Thủ Lĩnh sẽ lên sóng vào ngày 20/11
Một nhà sư ở Cần Thơ hơn 20 năm cưu mang, lo cho sinh viên nghèo hiếu học
Hiện, chùa Pitu Khôsa Răngsây cũng là "ngôi nhà chung" của hơn 60 sinh viên đang theo học đủ ngành nghề tại các trường trên địa bàn Cần Thơ.
Đến với ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây, tọa lạc tại phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hỏi thăm về Thượng tọa Lý Hùng - Trụ trì chùa, ai ai cũng biết đến, bởi lòng nhân ái, chăm lo cho những sinh viên Khmer có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Thượng tọa Lý Hùng, trong một buổi giảng dạy cho các em sinh viên đang lưu trú tại chùa.
Nơi đây, không chỉ là điểm đến tâm linh của đông đảo Phật tử gần xa mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ cho các thế hệ sinh viên con em người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn hiếu học ở khắp các tỉnh ĐBSCL.
Trò chuyện cùng em Danh Phước Tài, quê ở huyện Cờ Đỏ, là sinh viên năm thứ 4, ngành Kỹ Thuật Công trình xây dựng, trường Đại học Cần Thơ, em Tài nhớ lại những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, lo lắng, thiếu tự tin.
Vì hoàn cảnh khó khăn, nên em không dám nghĩ rằng mình được bước tiếp trên con đường đại học như hôm nay. Nhưng qua thông tin, em được biết Thượng tọa Lý Hùng, một sư thầy đã cưu mang giúp đỡ nhiều bạn sinh viên cùng hoàn cảnh như em.
Các em được trao dồi thêm cả tiếng nói, chữ viết, về văn hóa của dân tộc mình trong các dịp lễ hội diễn ra tại chùa.
Nơi đây em không chỉ được ăn, ở miễn phí và còn được sư thầy chỉ dạy tận tình cả về đạo lý, vốn sống và được trao dồi thêm tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; nay em cảm thấy vững tin hơn, em như đang được ở trong ngôi nhà của mình.
"Gia đình em rất kho khăn, nhưng với mong muốn thông qua con đường học tập, em hy vọng sẽ tìm kiếm được một công việc ổn định có cuộc sống tốt hơn. Mà ở đây, nhà chùa tạo điều kiện rất tốt cho sinh viên không cần lo nghĩ về chi phí lặt vặt. Các bạn chỉ áp lực về học phí thôi. Một số trường học phí rất cao nên một số bạn đã từ bỏ giữa chừng, nhưng một số đã cố gắng vượt qua đã tốt nghiệp ra trường. Mà chùa này, sư phụ đã tạo điều kiện rất tốt cho những bạn sinh viên thiếu điều kiện học tập như em, nên chúng em rất biết ơn sư phụ, cố gắng học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành một người công dân tốt, một người có ích cho xã hội", em Tài xúc động chia sẻ.
Hằng năm, có người đến rồi đi; có nhiều sinh viên gắn bó với nhà chùa gần chục năm, xem sư thầy như một người cha thật sự. Nhiều sinh viên khác nay đã là công chức bận rộn không về thăm chùa, thăm sư thầy được vẫn hay gọi điện thoại để thăm hỏi sức khỏe và chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống đời thường.
Các em sinh viên sống trong chùa "Mái nhà chung" hòa thuận, vui vẻ với nhau như một gia đình.
Với trường hợp của em Sơn Phúc, quê ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, là Chi hội trưởng Chi hội thanh niên các dân tộc phường An Cư và là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn thanh niên phường An Cư. Em cũng được nhà chùa cưu mang tâm sự, em đang theo học cao học chuyên ngành Môi trường, trường đại học Cần Thơ.
Em Phúc an trú tại chùa được hơn 6 năm kể từ khi em bước vào đại học. Từ chi phí điện, nước, ăn, uống chỗ nghỉ đều được nhà chùa hỗ trợ; nơi đây có nhiều phòng ở, phòng xem tivi và cả phòng đọc sách. Em cảm thấy rất yên tâm, mọi thứ ở đây được sư thầy giúp đỡ, chăm lo và tạo điều kiện để em được tiếp tục con đường mơ ước của mình.
"Hiện tại, trong những sinh viên còn ở lại chùa thì em là người ở đây lâu năm nhất. Đối với em, với bậc sư phụ; các bạn ở đây hay gọi là sư phụ - chúng em hay gọi là Sư phụ, cũng giống như người cha người mẹ của chúng em. Không những là lo cho chúng em ăn học mà còn dạy cho chúng em tiếng Khmer, dạy đạo lý sống, cũng như những văn hóa dân tộc mình. Ngoài ra, còn nhiều thứ khác mà chúng em được học hỏi từ sư phụ rất nhiều", Phúc cho biết.
Thượng tọa cùng lãnh đạo thành phố, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ban ngành đoàn thể của thành phố Cần Thơ, đã hỗ trợ nhu yếu phẩm trong giai đoạn dịch bệnh.
Hiện, chùa Pitu Khôsa Răngsây cũng là "ngôi nhà chung" của hơn 60 sinh viên đang theo học đủ ngành nghề tại các trường trên địa bàn Cần Thơ.
Thượng tọa Lý Hùng - Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây, cho biết, các em sinh viên an trú tại chùa rất chăm ngoan và lễ phép. Nhờ vậy, dù có đông sinh viên đến ở, nhưng chùa nhưng vẫn giữ được nền nếp thanh tịnh nơi cửa Phật.
Thượng tọa kỳ vọng, sau khi các em học thành tài trở về quê hương gắn bó phụng sự cho nhân dân ở những miền quê còn nhiều khó khăn. Thượng tọa tâm sự, niềm vui là khi được thấy các em tìm được công việc như các em hằng mơ ước. Nhưng cũng có khi man mác buồn khi hay tin các em vẫn còn bươn chải đi tìm hoặc chưa tìm được việc làm.
Sức lan tỏa của tấm lòng thiện nguyện, thông qua chương trình "Ươm mầm Hữu nghị", thượng tọa hỗ trợ cho 15 sinh viên du học Campuchia đang theo học ở TP Cần Thơ.
"24 năm qua, bản thân cũng cưu mang giúp đỡ trong tâm thiện nguyện của mình, nhằm để hỗ trợ một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong con em đồng bào dân tộc Khmer để các em có được cái chữ, cái nghề để sau này các em trở về quê hương phục vụ tại địa phương. Trong đó, các em học được nhiều ngành nghề, cũng có một số em sau khi ra trường rồi xin việc làm không được; xin việc rất khó nên bản thân cũng làm công tác tư vấn cũng như vai trò kết nối giữa chính quyền địa phương nơi đó, tạo điều kiện đến chính sách dân tộc để chăm lo cho các em có được cái ngành nghề", Thượng tọa Lý Hùng cho hay.
Cũng theo Thượng tọa Lý Hùng, ngôi chùa là mái ấm của hàng ngàn sĩ tử, sinh viên nghèo trong vùng suốt 24 năm qua. Trung bình mỗi năm nhà chùa tiếp nhận khoảng từ 40 đến 50 em sinh viên nghèo hiếu học. Tổng chi phí mỗi năm khoảng 900 triệu đồng, hỗ trợ về cơ sở vật chất ăn, ở, điện nước cho các em.
Nhà chùa luôn sẵn lòng đón nhận, cung cấp nơi ăn, ở để các em có điều kiện học tập theo đuổi ước mơ. Tuy vậy, lúc vào ở các em phải có sự đồng thuận của gia đình để tiện bề dạy dỗ, tuyệt đối không chấp nhận sinh viên có đạo đức kém, tránh việc ảnh hưởng đến các em khác. Hiện, nhiều em đã hoàn thành chương trình đào tạo và trở thành những kỹ sư, bác sĩ, tiếp tục cống hiến cho xã hội, nhất là tại những vùng quê còn nhiều khó khăn.
Hơn 24 năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi tình tương thân, tương ái "lá lành đùm lá rách "của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhà chùa đã cưu mang và hỗ trợ cho hàng ngàn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; đặc biệt là sinh viên dân tộc Khmer có chỗ ăn, nghỉ để học hành, với số tiền khoảng 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn vận động phật tử góp gạo, nhu yếu phẩm, các mạnh thường quân để xây cất nhiều căn nhà tình thương; chỉ tính trong năm 2020, từ nguồn kinh phí vận động trao tặng 06 chiếc xe đạp, học bổng cho các em học sinh nghèo, với số tiền hơn 100 triệu đồng./.
Sinh viên vùng lũ trãi lòng 12 năm đi học nhờ mạnh thường quân Em được đi học 12 năm qua là nhờ vào các quỹ học bổng, tiền ủng hộ của các mạnh thường quân. Câu lạc bộ (CLB) Người làm báo quê Quảng Bình tại TP HCM vừa tổ chức "Lễ trao học bổng tiếp sức sinh viên Quảng Bình 2020". Theo đó, chương trình đã trao 63 suất học bổng (trị giá 2 triệu...