Siêu thị tung thịt heo nhập khẩu giá rẻ để bình ổn thị trường
Một số siêu thị giảm giá thịt heo nhập khẩu để khuyến khích khách hàng làm quen với thịt đông lạnh trong bối cảnh giá heo hơi vẫn liên tục tăng cao
Trong lúc giá heo hơi ở khu vực miền Bắc tăng sốc mấy ngày gần đây, nhằm góp phần bình ổn thị trường, hệ thống siêu thị Big C tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc lần đầu tiên thực hiện chương trình “Tuần lễ thịt lợn nhập khẩu” kéo dài từ ngày 18 đến 26-4.
Theo bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail (chủ hệ thống Big C tại Việt Nam), hiện nay người tiêu dùng chưa có thói quen dùng thịt heo nhập khẩu mà chỉ thích sử dụng thịt nóng. “Chúng tôi thực hiện chương trình này với mục đích giới thiệu và hướng người tiêu dùng sử dụng thêm thịt heo nhập khẩu từ châu Âu, có thêm sự lựa chọn cho bữa ăn khi mà giá thịt tươi trong nước đang cao” – bà Phương nói và hy vọng chương trình này sẽ góp phần giảm giá thịt heo, giúp người tiêu dùng bớt khó khăn.
Theo tính toán của Big C, so với giá thịt heo trong nước, giá thịt heo nhập khẩu rẻ hơn đến 37%. Vì vậy trong chương trình này, các siêu thị Big C miền Bắc khuyến mại nhiều nhất tới 34%.
Thịt heo nhập khẩu đóng vỉ bán tại siêu thị Big C
Cụ thể, thịt sườn giá cũ 139.000 đồng/kg, giảm còn 119.000 đồng/kg; thịt ba chỉ từ 172.000 đồng/kg giảm còn 149.000 đồng/kg; thịt thăn từ 165.000 đồng/kg giảm còn 146.000 đồng/kg; thịt sườn ướp 210.000 đồng/kg xuống 139.000 đồng/kg.
Dịp này, các món chế biến từ thịt heo nhập khẩu cũng được Big C áp dụng giảm giá đáng kể, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng trải nghiệm sản phẩm. Chẳng hạn, thịt chiên sóc bơ tỏi giá cũ 31.000 đồng/100g, giá mới giảm còn 25.900 đồng/100g; thịt viên sốt cà chua giá cũ 16.900 đồng/100g, giá mới 14.900 đồng/100g; thịt xào kim chi giá cũ 14.900 đồng/100g, giá mới giảm còn 10.900 đồng/100g…
Các sản phẩm được khuyến mãi lần này là thịt heo nhập khẩu từ Ba Lan, Canada… có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng và được kiểm nghiệm, kiểm dịch đầy đủ.
Video đang HOT
Trước “Tuần lễ thịt lợn nhập khẩu”, từ ngày 10 đến 13-4, các siêu thị Big C miền Bắc đã giảm giá một số mặt hàng thịt heo tươi, mức giảm dao động từ 8%-20% tùy loại.
Tại khi vực miền Nam, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM – Saigon Co.op cũng tích cực kéo giảm giá thịt heo bán tại hệ thống siêu thị Co.op mart, Co.op Xtra, cửa hàng Co.op Food. Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều mặt hàng thịt heo tại các siêu thị, cửa hàng này đã được luân phiên giảm giá 15% -25% trong nhiều ngày.
Người tiêu dùng tranh thủ mua thịt heo khuyến mãi tại Co.opmart
Để tiếp tục bình ổn thị trường trong lúc giá heo hơi tăng cao, từ nay đến ngày 22-4, hệ thống siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra, cửa hàng Co.op Food triển khai giảm từ 15% giá các mặt hàng thịt heo như nạc dăm, cốt lết, cốt lết tẩm ướp, nạc dăm tẩm ướp, nạc đùi, nạc vai, thịt xay. Trong đó, từ ngày 17 đến 19-4, các mặt hàng dựng heo, chân bắp giò heo, ba rọi heo rút sườn, sườn non heo… được giảm giá đến 20%.
“Tinh thần là Saigon Co.op sẵn sàng bán với mức giá không lợi nhuận để giúp khách hàng mua thịt heo với giá tiết kiệm nhất” – ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op, khẳng định.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, giá heo hơi trên cả nước ngày 17-4 tiếp tục tăng lên mức cao. Như ở các tỉnh miền Bắc, heo hơi được thương lái trả giá tại chuồng từ 88.000 – 92.000 đồng/kg. Tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi cũng tăng khá mạnh, lên 85.000 – 93.000 đồng/kg.
Các tỉnh phía Nam, mặt bằng giá heo hơi thấp hơn các khu vực khác nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức giá đề xuất của Chính phủ hồi đầu tháng, trong khoảng 80.000 – 87.000 đồng/kg.
Thanh Nhẩn
Nhiều trung tâm thương mại giảm giá thuê mặt bằng do dịch COVID-19
Qua khảo sát ở một số tuyến phố kinh doanh của Hà Nội cho thấy không ít cửa hàng đã phải đóng cửa hoặc treo biển cho thuê cửa hàng, sang nhượng lại do lượng khách giảm sút, kinh doanh ế ẩm.
Các cửa hàng kinh doanh trên phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm đã tạm đóng cửa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tác động của dịch COVID-19 đang khiến doanh thu của nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ sụt giảm thê thảm.
Trong thời điểm này, có rất nhiều cửa hàng đóng cửa hoặc đăng biển báo sang nhượng cửa hàng.
Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, nhiều chủ đầu tư trung tâm thương mại đang giảm giá thuê và còn khẳng định thời gian hỗ trợ cũng sẽ linh động tùy thuộc vào diễn biến của mùa dịch.
Qua khảo sát tại một số tuyến phố kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa như Lương Văn Can, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Cót, Chả Cá, Hàng Điếu, Quán Thánh, Phố Huế, Hàng Bài... cho thấy không ít cửa hàng đã phải đóng cửa hoặc treo biển cho thuê cửa hàng, sang nhượng lại do lượng khách giảm sút, kinh doanh ế ẩm.
Anh Phạm Văn Tùng, chủ cửa hàng bán quần áo thời trang trên đường phố Huế, quận Hai Bà Trưng chia sẻ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, không tiêu thụ được hàng hóa.
Trong khi tiền thuê cửa hàng lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài chắc anh phải trả lại cửa hàng hoặc cho thuê lại vì không còn khả năng để tiếp tục kinh doanh.
Không chỉ hộ kinh doanh cá thể mới rơi vào cảnh thua lỗ, có nguy cơ trắng tay do dịch COVID-19 mà các doanh nghiệp thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại như Vincom, AEON, Big C cũng trong tình trạng lao đao. So với trước khi dịch COVID-19 bùng phát, lượng khách đến các trung tâm thương mại, siêu thị giảm từ 40-50%.
Lượng khách đến các cửa hàng ăn uống vào ngày thường giảm từ 20-30%, cuối tuần giảm tới 50%. Doanh thu tại các cửa hàng tiện lợi, shopping mall giảm tới 40%.
Khách hàng sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh thu của các đơn vị kinh doanh nhà hàng, ăn uống... cũng lao dốc. Nhiều doanh nghiệp đã phải lên tiếng kêu cứu, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, chậm nộp thuế, giảm lãi vay, quay vòng lãi suất... để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đại diện phân phối nhãn hãng thời trang Giordano Vietnam chia sẻ, năm 2019 tại Hà Nội, nhãn hiệu thời trang Giordano Vietnam đã mở 3 cửa hàng tại Trung tâm thương mại Vincom Trần Duy Hưng, AEON Long Biên, AEON Hà Đông nhưng hiện thương hiệu này chỉ còn 1 cửa hàng tại AEON Long Biên.
Cùng thực trạng này, Phó Tổng Giám đốc May 10 Thân Đức Việt cho biết không chỉ các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, ngay đối với doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May 10 với 250 điểm kinh doanh trên cả nước cũng đang "oằn mình" với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh; trong đó có tiền thuê mặt bằng.
Trước tình hình này, Công ty Cổ phần Vincom Retail vừa công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ giảm giá tiền thuê mặt bằng cho các đối tác đang thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống Vincom Retail trên toàn quốc đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, xây dựng chương trình khuyến mại phát hành các voucher ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng tới mua sắm tại Vincom; qua đó thu hút khách đến trung tâm mua sắm.
Thông tin từ Hiệp hội các Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cho thấy Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng từ 20-40% tại các dự án do tập đoàn và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư, thời gian hỗ trợ cũng sẽ linh động tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19.
Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định tác động của dịch COVID-19 rõ ràng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành, trong đó ngành dịch vụ đã thấy rõ rệt nhất. Do vậy, việc các chủ đầu tư trung tâm thương mại hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng là hành động thiết thực hỗ trợ đơn vị giảm lỗ, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh./.
Nam Giang
Đắk Lắk: Gần 70 tỷ đồng dự trữ và bình ổn giá hàng hóa thiết yếu Đắk Lắk chủ động xây dựng các phương án dự trữ hàng hóa, cân đối cung cầu và bình ổn thị trường để đảm bảo cung ứng thực phẩm cho dân, với tổng giá trị hàng hóa dự trữ hiện khoảng trên 68 tỷ đồng. Người dân mua hàng tại một điểm bán nhu yếu phẩm thiết yếu ở thành phố Buôn Ma...