Siêu thị mini 0 đồng tiếp sức cho người lao động và sinh viên gặp khó do dịch COVID-19
“ Siêu thị mini 0 đồng – Hà Nội trái tim hồng” đầu tiên tại Thủ đô đã mở cửa chiều 1/8 tại UBND phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm để phục vụ cho gần 1.000 lao động, sinh viên nghèo, sinh viên bị mắc kẹt tại ký túc xá bị ảnh hưởng do COVID-19.
Với mục tiêu lan tỏa yêu thương đến người dân khó khăn trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, Thành đoàn, Hội Sinh viên TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình “Siêu thị mini 0 đồng – Hà Nội trái tim hồng”. Siêu thị mở cửa kỳ vọng sẽ trở thành một trong nhiều điểm tiếp sức cho những người lao động và sinh viên đang gặp khó khăn do dịch bệnh.
Hình ảnh siêu thị mini 0 đồng:
Chiều 1/8 đã có nhiều người đã đến Siêu thị mini 0 đồng để mua hàng. Tất cả đều phải ngồi giãn cách 2 m đảm bảo phòng chống dịch.
Mỗi lần vào siêu thị mua sắm không quá 3 người, tất cả người dân đến đây đều được phát bao tay cũng như xịt sát khuẩn, đeo khẩu trang và xếp hàng giãn cách.
“Siêu thị mini 0 đồng” phục vụ nhu cầu mua sắm thiết yếu của người lao động bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm do COVID-19, sinh viên nghèo, người khuyết tật, đối tượng chính sách, người có công với cách mạng và các nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế khác.
Video đang HOT
Mỗi hộ gia đình được phát “Phiếu quà tặng” trị giá 400.000 đồng. Đại diện từng hộ sẽ đến vào những ngày giờ được quy định khác nhau để đảm bảo không quá đông người tại siêu thị trong cùng một thời điểm.
Mỗi siêu thị có hơn 60 mặt hàng được xếp ngay ngắn trên kệ từ thực phẩm khô, đến các thực phẩm tươi, gia vị, rau củ quả… trong đó có nhiều sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của Hà Nội.
Tất cả các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung ứng từ những đơn vị lớn có uy tín.
Các mặt hàng được phân theo từng khu thực lương thực, phẩm khô, thực phẩm tươi, gia vị… để bà con dễ dàng lựa chọn.
Mỗi mặt hàng đều được ghi giá tiền rõ ràng để người mua lựa chọn.
Mọi người đến siêu thị mini 0 đồng đều được nhân viên tại đây giúp đỡ lựa chọn các mặt hàng và đóng gói.
Lực lượng thanh niên xung phong giúp đỡ người già đến mua hàng.
Thiếu ăn nhiều ngày, thanh niên vẫn quyết chia nửa tiền cho người khó khăn
Trên đường đạp xe về quê, dù bụng đói cồn cào, nhưng khi được hỗ trợ 200.000 đồng, Phúc chỉ xin giữ một nửa, số còn lại nam thanh niên nhờ lực lượng chức năng gửi đến những người khó khăn hơn mình.
Anh Đỗ Văn Trung, Phó Bí thư Đoàn xã Đắk Ru (huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông) đã ghi lại câu chuyện về một nam thanh niên đi xe đạp từ TPHCM về Đắk Lắk (quãng đường khoảng 400 km) khi đi qua tỉnh Đắk Nông.
Đó là anh Trương Ngọc Phúc (sinh năm 2001, trú huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), một mình đi xe đạp từ Quận 7, TPHCM để trở về nhà. Dù thiếu ăn nhiều ngày, thế nhưng khi được tặng 200.000 đồng, Phúc chỉ xin nhận một nửa, một nửa còn lại nhường cho người khác.
Theo anh Trung, thời điểm Phúc đến chốt kiểm soát dịch là chiều muộn ngày 30/7, khi trời đổ mưa lớn, người đã ướt sũng. Do đã chịu đói từ tối hôm trước nên Phúc được thanh niên tình nguyện phát cho một suất ăn cùng với nước uống.
Trương Ngọc Phúc (bên trái) cương quyết xin chỉ nhận một nửa số tiền được giúp trên đường đi từ TPHCM về nhà.
Sau khi được ăn uống xong, Phúc cho biết, nhà ở huyện Krông Năng, Đắk Lắk. Học xong lớp 11, vì gia đình khó khăn quá, nam thanh niên đi học nghề thợ điện, sau đó vào TPHCM để làm việc. Gần một tháng thành phố thực hiện Chỉ thị 16, nam thanh chỉ ở quanh quẩn trong nhà trọ và ăn cơm với mì tôm cho đến khi không còn tiền trong túi.
Sáng 29/7, sau khi test nhanh có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, Phúc đã tự đi xe đạp từ TPHCM về tỉnh Đắk Lắk. Hành trang chỉ có một chiếc xe đạp cùng mấy bộ quần áo, một chai nước uống và giấy tờ tùy thân.
Tối 29/7, do không có chỗ nghỉ nên Phúc tìm một quán hàng bỏ trống tại tỉnh Bình Phước nằm ngủ. Đến mờ sáng 30/7, Phúc tiếp tục hành trình về quê nhà. Sau hơn 13 giờ thì đạp xe đến địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Phúc cho biết, số tiền còn lại muốn dành cho những người khó khăn hơn.
"Sau khi nghe Phúc trình bày hoàn cảnh, lực lượng thanh niên tình nguyện còn tặng Phúc 200.000 đồng để làm lộ phí. Tuy nhiên, Phúc cương quyết xin chỉ nhận 100.000 đồng, số tiền còn lại, Phúc nhờ chúng tôi chia sẻ với người cùng cảnh ngộ", anh Đỗ Văn Trung, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đắk Ru nói.
Trao đổi thêm với Phúc, nam thanh niên tâm sự, gia đình rất khó khăn, bố bị bệnh còn mẹ thì tuổi đã cao. Do vậy, học xong lớp 11, Phúc đi học nghề thợ điện, kiếm tiền lo cho gia đình.
Ở TPHCM làm thuê, thời gian đầu công việc thuận tiện, tháng nào Phúc cũng gửi tiền về giúp đỡ bố mẹ. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, việc làm gián đoạn, thậm chí không có việc, tiền tiết kiệm cạn dần nên Phúc quyết định về quê.
Anh Trần Văn Khánh bật khóc khi nhận được sự trợ giúp từ người dân Đắk Nông.
Trước đó, anh Trần Văn Khánh (SN 1987, ở thị trấn Thứ 11, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đi bộ ròng rã 16 ngày từ Đắk Lắk để về tỉnh Bình Phước. Do không có tiền nên đi đường ai cho ăn gì thì ăn nấy, ngủ vật vã ở nhà dân ven đường.
Đến ngày 24/7, khi đến thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk Rlấp), người dân địa phương đã kêu gọi và quyên góp được hơn 7 triệu đồng hỗ trợ anh Khánh. Tuy nhiên, người đàn ông khắc khổ đã từ chối nhận tiền, chỉ xin được lên xe và ít lộ phí để ăn dọc đường.
Doanh nghiệp ưu tiên tiếp tế hàng tiêu dùng thiết yếu đến vùng dịch Tp. Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh đang là một trong những tâm điểm về công tác phòng chống dịch COVID-19, do đó không chỉ chính quyền Tp. Hồ Chí Minh và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... trên cả nước đang tập trung mọi nguồn lực hướng về thành phố mang tên Bác. Đặc biệt, những đơn vị này đã và đang ưu tiến tiếp...