Siêu tàu ngầm hạt nhân tương lai của Mỹ mạnh cỡ nào
Tàu ngầm hạt nhân tương lai của Mỹ có lượng choán nước đạt 20.815 tân, được trang bị tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 12.000 km.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio.
Dự án tàu ngầm hạt nhân tương lai mang tên mã SSBN(X) được thiết kế để thay thế lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Ohio hiện nay của Hải quân Mỹ – Báo Quân đội nhân dân đưa tin.
Tàu ngầm hạt nhân tương lai của Mỹ sẽ sử dụng động cơ chạy điện thay thế cho cơ cấu cơ khí như các lớp tàu ngầm Ohio. Điều này sẽ giúp tàu ngầm hoạt động yên lặng hơn và khó bị phát hiện hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng động cơ chạy điện độc lập cung cấp động lực cho chân vịt cũng giảm chi phí bảo trì trong vòng đời sử dụng của tàu ngầm lớp SSBN (X) mới.
Tàu ngầm lớp SSBN (X) vẫn sử dụng tên lửa đạn đạo (SLBM) D-5LE Trident II như lớp Ohio, nhưng chỉ có 16 ống phóng (trên Ohio là 24 bệ phóng).
Ngoài ra, đường kính thân lớp tàu ngầm hạt nhân tương lai của Mỹ cũng lớn hơn một chút so với lớp Ohio.
Tuy mang ít tên lửa hơn, tàu ngầm lớp SSBN (X) lại có lượng choán nước lớn hơn khoảng hơn 2.000 tấn so với lớp Ohio, đạt 20.815 tấn.
Video đang HOT
Điểm khác biệt nữa là lò phản ứng hạt nhân trên SSBN (X) sẽ không cần phải nạp nhiên liệu giữa vòng đời.
Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tàu ngầm SSBN (X) đầu tiên vào năm 2021 và nguồn kinh phí dành cho phát triển lớp tàu ngầm này sẽ được giải ngân từ năm 2017.
Hình ảnh mô tả về kết cấu của tàu ngầm lớp SSBN (X) mới. Trong tương lai, Toàn bộ 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ trong tương lai sẽ được thay thế bằng 12 tàu ngầm SSBN (X).
Tổng chi phí đóng mới mỗi tàu ngầm SSBN (X), bao gồm cả chi phí phát triển, ước khoảng 11,7 tỷ USD.
Sau khi được tiếp nhận, SSBN (X) sẽ phục vụ hải quân Mỹ tới năm 2080. Vòng đời của thế hệ tàu ngầm mới ước đạt 40 năm.
* Trong bộ 3 hạt nhân của Mỹ, lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân chiến lược đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu trong cuộc chiến hạt nhân toàn diện. Và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio là lớp tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân Ohio hiện là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thực hiện nhiệm vụ liên tục tới 60% thời gian ở ngoài biển.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có lượng giãn nước toàn tải 16.746 tấn (khi nổi) và 18.750 tấn (khi lặn), dài 170,7m, rộng 12,8m.
Phóng tên lửa đạn đạo SLBM D-5LE Trident II từ tàu ngầm Ohio. Tàu ngầm Ohio được trang bị một lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G cung cấp năng lượng con tàu đạt tầm hoạt động không giới hạn.
Con tàu này có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h khi lặn. Tàu có khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550m.
Về vũ khí, tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế với 4 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm và 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident I hoặc Trident II D5 đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident I/II đạt tầm bắn 7.400-12.000km, lắp phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 8-12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập).
Trong 18 chiếc tàu ngầm Ohio hiện nay có 14 tàu ngầm sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident I/II và số còn lại trang bị tên lửa hành trình đối đất Tomahawk.
Link gốc: http://baodientu.chinhphu.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sieu-tau-ngam-hat-nhan-tuong-lai-cua-my-manh-co-nao/221964.vgp
Theo NTD
Trung Quốc đã phát triển bản nâng cấp tên lửa đạn đạo DF-31?
Trung Quốc có thể đang phát triển biến thể mới của tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, có khả năng mang theo nhiều đầu đạn cùng lúc.
Theo tạp chí quân sự Jane"s Defence Weekly (Anh), thông tin này được đưa ra bởi Đô đốc Cecil D Haney của Mỹ trong một phiên họp của Uỷ ban Vũ khí Hạ viện Mỹ vào hôm 26-2.
Ông Haney cho biết những bức ảnh của một hệ thống phóng tên lửa mới cho thấy rằng quân đội Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh tên lửa liên lục địa bằng cách phát triển phát triển ra hệ thống phóng lưu động mới cũng như các tên lửa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn cùng lúc.
Hình ảnh hệ thống phóng tên lửa mới của Trung QuốcNhiều chuyên gia cho rằng những điều mà ông Haney nói là một sự ám chỉ gián tiếp tới tên lửa DF-31B, một phiên bản nâng cấp của DF-31A, đã được bắn thử vào 25-9-2014, theo trang Washington Free Beacon.
Vào ngày 19-2-2015, hình ảnh của một hệ thống phóng tên lửa lưu động 16 bánh đã xuất hiện trên nhiều trang mạng của Trung Quốc. Vì hình dáng của nó khá giống với các bệ phóng tên lửa DF-31, DF-31A và DF-41 do công ty Tai'an Trung Quốc chế tạo nên nhiều người đã cho rằng đây là hệ thống DF-31B, cải tiến từ DF-31A.
Jane"s Defence Weekly nhận định rằng DF-31B sẽ nặng hơn các biến thế khác do trong hình ảnh nó có thêm các giá đỡ tên lửa và kết cấu cao hơn các bệ phóng mang theo DF-31 và DF-31A, 2 tên lửa hiện có tầm bắn lần lượt từ 8.000 đến 11.000 km. Điểm khác biệt đến từ cách thiết kế buồng lái khi hệ thống phóng mới có buồng lái nằm ở phía trước các tên lửa trong khi bệ phóng của DF-41 lại có các tên lửa nằm tràn lên đỉnh buồng lái.
Những thông tin trên xuất hiện sau khi Tân Hoa xã cũng vừa đưa ra những hình ảnh, thông số hoạt động chi tiết, cùng bài phân tích của chuyên gia Chen Dongxue về tên lửa DF-31. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc diễu binh nhân ngày quốc khánh Trung Quốc năm 1999, một kênh truyền hình quốc gia đưa tin chính thức về tên lửa DF-31.
Theo_An ninh thủ đô
Bằng chứng Trung Quốc có trong tay tên lửa đạn đạo DF-31B Truyền thông Trung Quốc liên tục rò rỉ những thông tin, hình ảnh cho thấy quân đội nước này đã sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31B. Truyền thông Trung Quốc liên tục rò rỉ những thông tin, hình ảnh cho thấy quân đội nước này đã sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31B. Theo báo cáo...