Siêu sao: Có 1 ha vườn trồng “lung tung” thôi mà 9X lời 1,5 tỷ/năm
Được giao quản lý, chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1990, thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long (tỉnh tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, gần 1 ha cây ăn trái gồm: bưởi, mận, ổi, quýt đường của gia đình anh Nam phát triển tốt,hiệu quả kinh tế cao.
Trừ chi phí, mỗi năm anh Nam thu hơn 1,5 tỷ đồng từ vườn cây an trái, giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động địa phương với mức lương ổn định từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
CÓ DUYÊN VỚI CÂY ĂN TRÁI
Từ tỉnh Đồng Nai, gia đình anh Nam đến Bình Phước sinh sống từ năm 2000 và sang nhượng lại 2 sào đất trồng xoài cùng rau màu như: đậu đũa, khổ qua, dưa leo để lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2002, UBND xã Long Giang cấp thêm 7 sào đất cho gia đình anh theo diện hộ thiếu đất sản xuất.
Diện tích đất này được gia đình anh Nam trồng xoài ghép; sau 3 năm thu hoạch vụ xoài đầu tiên và cho thu nhập ổn định. Từ năm 2006 đến nay, gia đình anh trồng xen thêm quýt đường, mận không hạt, bưởi da xanh, ổi lê Đài Loan.
Từ 1.400 cây ổi lê Đài Loan, gia đình anh Nguyễn Hoài Nam thu 120 triệu đồng mỗi năm
Khi các loại cây này cho thu bói, gia đình anh Nam chặt bỏ cây xoài kém hiệu quả kinh tế. Đến nay, gia đình anh có gần 1 ha cây ăn trái, trong đó 200 cây bưởi, 300 cây mận, 1.400 cây ổi và 40 cây quýt đường.
Anh Nam chia sẻ: “Để có được vườn cây ăn trái này, gia đình tôi phải dày công chăm sóc và tìm hiểu trồng xen canh phù hợp nhiều loại cây. Mỗi lần chuyển đổi cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Nhưng nhờ sự kiên trì, chịu khó tìm tòi học hỏi nên đến nay vườn cây ăn trái của gia đình đã thành công”.
Từ ngày được gia đình giao quản lý và chăm sóc vườn cây, anh Nam đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, lập bảng biểu trên máy tính về lịch trình phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân.
Video đang HOT
Anh Nam cho biết: “Lập bảng biểu sẽ giúp tôi nhớ được ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc bảo vệ thực vật. Loại phân, thuốc sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao sẽ được thể hiện rõ trên bảng biểu…”.
Theo 9X Nguyễn Hoài Nam, trong quá trình chăm sóc nếu phát hiện cây có biểu hiện bất thường ở lá, ngọn, thân, hoa, trái thì nhìn vào lịch bón phân, phun thuốc để tìm hiểu nguyên nhân của bệnh. Từ đó, anh sẽ điều chỉnh lượng phân bón, chọn loại thuốc thích hợp cây trồng…
THU LỜI HƠN 1,5 TỶ MỖI NĂM
Do vườn cây trồng xen canh nhiều loại cây an trái mà nhiều người gọi là trồng “lung tung” nên anh Nam luôn chú trọng khâu chăm sóc. Mỗi loại cây trồng đều có đặc tính sinh trưởng khác nhau nên chế độ dinh dưỡng cũng khác.
Anh Nam phân tích, như ổi lê Đài Loan, muốn trái vừa ngọt, giòn thì từ khi ra bông đến lúc thu hoạch cần bón các loại phân phù hợp để trái lớn đều, da căng, màu sắc bắt mắt…Khi trái còn non phải cắt đọt những cành nhỏ để cây tập trung nuôi trái.
Ngoài cây ăn trái, anh Nguyễn Hoài Nam còn chiết cây giống như bưởi, ổi, chanh đào bán cho người dân quanh vùng. Hiện gia đình anh Nam có khoảng 2.000 cây giống bưởi da xanh (giá từ 40-60 ngàn đồng/cây), 200 cây giống chanh đào (40 ngàn đồng/cây), 400 cây giống ổi lê Đài Loan ruột trắng và ruột đỏ (20 ngàn đồng/cây). Với mô hình vừa trồng vừa cung cấp các loại giống cây ăn trái, trung bình 1 năm gia đình anh Nam thu hơn 1,5 tỷ đồng.
Với 200 cây bưởi da xanh, anh Nam cho ra trái quanh năm, tức trên cây luôn có bưởi chín để thu hoạch. Anh Nam cho biết: “Mới đầu thử nghiệm để cây bưởi ra trái 4 mùa tôi đã thất bại nhiều lần. Rút kinh nghiệm tôi tự mày mò, điều chỉnh liều lượng để có công thức sử dụng bón phân và thuốc bảo vệ thực vật với tỷ lệ phù hợp giúp cây ra trái và chín quanh năm nhưng vẫn giữ được độ ngọt, mọng nước, cây phát triển tốt…”.
Anh Nam cho hay, hiện vườn bưởi da xanh cho thu khoảng 40 tấn trái/năm, bán giá từ 40-50 ngàn đồng/kg bưởi loại 1. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, anh Nam có hệ thống cung cấp riêng và thành lập trang web bán bưởi online, nhận ship hàng cho khách mua từ 2 trái trở lên trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi tháng, anh Nam bán online khoảng 1 tấn bưởi da xanh. Như vậy, 1 năm từ vườn bưởi gia đình anh thu lời khoảng 1,2 tỷ đồng.
Vườn cây của anh Nam còn có ổi, mận và quýt đường. Riêng 300 cây mận anh Nam mua lưới chắn côn trùng gây hại nên không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trung bình 1 năm từ vườn mận gia đình anh thu khoảng 30 tấn trái, bán với giá từ 15-25 ngàn đồng/kg, trừ chi phí sản xuất thu lời khoảng 200 triệu đồng.
Theo Thùy Hương (Báo Bình Phước)
Khai hoang đất, vay tiền trồng "lung tung" mà thu tiền tỷ
Tư môt lao nông chân lấm, tay bùn va khơi nghiêp chi vơi 10 triêu đông vôn vay. Tuy nhiên, đên nay ông đa thành tỷ phú cua vung biên giơi Gia Lai, môi năm thu vê tư 3-4 ty đông nhơ trông xen canh cac loai cây công nghiêp va cây ăn qua từ 60ha đất vườn khai hoang...
Vơi 10 triệu đồng vốn vay cách đây hơn 10 năm tư Ngân hang Chinh sach xã hội, ông Phan Thanh Sơn (51 tuôi, xã Ia Dom, huyên Đức Cơ, Gia Lai) đa manh dan đầu tư tât ca vào 2ha cao su.
Nhiêu diên tich tiêu cua ông Sơn vân tươi tôt, không chut bênh tât
"Ngày đầu mới vào vùng đât này, quả thật chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đất đai đa mua đươc rồi, tuy nhiên toan bô chi la môt vung đât hoang, căn côi. Hôi đo, hai vơ chông chi biêt "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" va cuôi cung cung khai pha xong 2 ha đât hoang. Chưa kip nghi ngơi vợ chồng lai phai đầu tư cây giống, chăm sóc tất bật bất ca ngày lân đêm. Chờ mãi mới đến hồi thu hoạch, luc đo mu cao su đươc gia nên nguồn thu cũng trở nên dồi dào và dư giả", ông Sơn nhơ lai thuơ khai hoang, lâp nghiêp.
Trả hết nợ ngân hàng, tiêt kiêm đươc it vôn 2 vợ chồng ông Sơn mạnh dạn đầu tư, tiêp tuc mua đất mở rộng sản xuất va mua máy móc về phụ trợ canh tác. Lấy ngắn nuôi dài, ban đầu là cây cao su sau đó đến cà phê, hồ tiêu, điều, chuối và cả cây ăn trái...Tư 2 ha cao su khơi nghiệp, tính đến nay, diện tích đất nông nghiệp mà ông sở hữu đa lên đến gần 60 ha, đó là chưa kể đến khu vực chờ đền bù từ thủy điện Ia Krel (Đưc Cơ).
Toan bô diên tich trong vươn đêu đươc xen canh cac loai cây công nghiêp va cây ăn qua
"Độc canh thi nhan ha hơn, không phai tât bât khi thu hai, dich bênh nhưng rủi ro lớn. Được giá được mùa thì không noi, nhưng khi mât gia thi mât hêt, rôi tiên phân tro, công can, thuôc thang cung đên khô. Con trồng xen canh thi khac, cây ca phê mât gia thi minh co cây ăn qua, cung môt diên tich đât như nhau nhưng trông xen canh lai chăc ăn hơn. Bên canh đo, xen canh cac loai cây công nghiêp vơi cây ăn qua cung it dich bênh, năng suât lai cao. Ấy thế nhưng hồi đầu tôi làm thì nhiều người can, ngăn, kêu là tôi trồng "lung tung" thế rồi phát sinh bệnh dịch khó mà dập...", ông Sơn chia se.
Gần 20 năm gắn bó với nghiệp nông dân, tât ca moi kinh nghiêm trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đêu đươc ông Sơn đuc kêt tư nhưng chuyên đi thưc tê. Từ cao su, hồ tiêu, điều, cà phê cho đến các loại cây ăn quả đêu được ông trông xen canh với nhau. Mùa nào thứ nấy, khu vườn của ông Sơn hầu như đêu đươc thu hoach quanh năm.
Khu vươn rông gân 60 ha nên môi lân đi thăm vươn ông phai đi xe ô tô
"Khi trồng đa canh, xen canh cac loai cây, cao su giảm giá đã có tiêu đỡ, tiêu rớt thi co điều keo lai, quanh vươn tôi cung xen canh nhiêu loai cây ăn quả nên doanh thu kha ổn định. Đa canh, xen canh cũng giúp đất đỡ bị cằn cỗi hơn, ngoai ra con tạo điều kiện cho người lao động có việc làm quanh năm", ông Sơn ly giai.
Đươc biêt, từ nhiều năm nay số lao động bình quân trên diện tích đất sản xuất của ông Sơn cứ dao động từ 7 -10 người. Vào thơi gian thu hoach cây trái thì số lượng tăng lên nhiều hơn, hiên sô ngươi lao động thường xuyên làm việc, chăm soc cây trồng vật nuôi thay ông tư 4-5 ngươi. Mỗi tháng ông Sơn trả 4,5 triệu đồng, bao ăn ơ, cơm nươc...
Vươn chuôi môi năm cho thu vê hơn 100 triêu cua ông Sơn
Phia cuôi vươn, sat nguôn nươc nên ông Sơn tân dung quy đât nay đê trông chuôi. Vơi 5ha chuôi nay môi năm ông thu vê khoang hơn 100 triêu đông để mua thức ăn và trả tiền lương cho nhân công. "10 triệu đông vốn vay ban đầu của gia đình tôi là từ Ngân hàng Chính sách xã hội ca đây chư. Không có ngân hàng chắc tôi chẳng dám mạnh tay đầu tư chứ đừng nói đến cơ ngơi bây giờ. Trước đây, vùng đất dọc biên giới này có gì đâu, đât đai căn côi lăm, khai phá xong ma không co vôn đâu tư thi cung bo không a...", ông Sơn bôc bach.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Cho ổi ở chung với bưởi da xanh, lá ổi đuổi rầy cho bưởi Ông Đỗ Tấn Bình ngụ ấp Bình Đông, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết: "Hiện rầy chỏng cánh là đối tượng sâu hại nguy hiểm cho vườn cây có múi, nhất là cây bưởi da xanh. Để khống chế dịch hại rầy chỏng trên cây bưởi, tôi trồng xen canh cây ổi vì theo các nhà nghiên cứu,...