Siêu pháo bắn đạn hạt nhân của Mỹ
Khám phá M65 Siêu pháo bắn đạn hạt nhân của Mỹ
Ngày 25/05/1953, lúc 8h30p theo giờ địa phương, khẩu pháo bắn đạn hạt nhân M65 Atomic Cannon đã khai hỏa viên đạn pháo mang đầu đạn hạt nhân W9 công suất 15 kiloton (tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT) vào mục tiêu cách đó 7 dặm (khoảng 11km) tại thao trường bang Nevada, Mỹ.
Sau khi bắn đi ít giây, viên đạn pháo đã tạo nên một “cây nấm” khổng lồ, giống như vụ nổ kinh hoàng khiến cả thế giới khiếp sợ ở hai thành phố Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử một vũ khí hạt nhân được bắn đi từ một khẩu pháo.
Pháo M65 được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị cho quân đội những vũ khí hạt nhân chiến thuật mạnh hơn vũ khí thông thường nhưng không tạo ra sự hủy diệt quá lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược vì thực tế chiến trường cho thấy việc sử dụng bom nguyên tử là cực kỳ hãn hữu bởi tính tàn bạo quá mức của nó.
Pháo bắn đạn hạt nhân M65 Atomic Cannon của Mỹ.
Pháo hạt nhân M65 có trọng lượng 83 tấn; dài 25,6 m; rộng 4,9 m; cao 3,7 m; cỡ nòng 280 mm; tầm bắn tối đa 30 km; trọng lượng đạn 364 kg; tốc độ bắn 15 phát/h.
Sau cuộc thử nghiệm thành công tại thao trường Nevada, đã có ít nhất 20 khẩu pháo M65 được sản xuất tại Watervliet và Watertown với chi phí ước tính 800.000 USD/khẩu.
Video đang HOT
Dù tạo ra hiệu ứng tâm lý rất lớn, những siêu pháo hạt nhân vẫn nhanh chóng trở nên lỗi thời trước sự phát triển của kỹ thuật tên lửa.
So với các tên lửa có tính năng tương tự, M65 có tầm bắn ngắn, khả năng cơ động kém, không thể vận chuyển bằng máy bay, chế tạo tốn quá nhiều nguyên vật liệu, yêu cầu cao về bảo trì và đặc biệt là giá thành quá đắt đỏ.
Siêu pháo hạt nhân M65 chính thức nhận quyết định “nghỉ hưu” khi mới ở tuổi lên 10. Mặc dù chưa từng được sử dụng trong thực chiến nhưng nó vẫn được đánh giá là một thứ vũ khí uy tín và gây ấn tượng rất sâu sắc với những người đam mê kỹ thuật quân sự.
Theo NĐT
Điều ít biết về xe tăng Panther nổi tiếng của Hilter (2)
Mặc dù được sản xuất số lượng lớn và được kỳ vọng nhưng xe tăng Panther lại bị đại bại trong cuộc đọ sức với xe tăng của Mỹ, Liên Xô.
Pháo chính của xe tăng Panther là khẩu pháo 75mm với cơ số đạn gồm 40 viên đạn chống tăng và 39 viên đạn nổ. Ngoài ra nó cũng có 2 súng máy MG 34 với 5100 viên đạn.
Mỗi xe tăng Panther có một kíp lái 5 người gồm chỉ huy, lái xe, pháo thủ, người nạp đạn và xạ thủ súng máy.
Mặc dù xe tăng Panther nặng hơn xe tăng Sherman của Mỹ đến 15 tấn nhưng nó lại có khả năng cơ động cao hơn nhờ xích rộng hơn.
Từ năm 1943, các tháp pháo của xe tăng Panther được làm đặc biệt với lớp mái trên tháp pháo dày hơn để chống lại hỏa lực của pháo binh.
Khi 184 chiếc xe tăng Panther lần đầu tiên được triển khai trong trận chiến vòng cung Kursk, người ta tuyên bố đã có 267 chiếc xe tăng bị Panther phá hủy. Nhưng sau 5 ngày chiến đấu, chỉ còn 10 chiếc sống sót trên mặt trận.
Ở thời điểm đỉnh cao nhất, vào tháng 9/1944 đã có 552 chiếc Panther hoạt động trên mặt trận phía Đông trong tổng số 728 chiếc Panther mà Phát xít Đức sở hữu.
Hoạt động cuối cùng của các xe tăng Panther là ngày 15/3/1945 với 361 chiếc đã bị hư hỏng không thể phục vụ trong tổng số 740 chiếc.
Có ít nhất 2 chiếc Panther đã bị lực lượng kháng chiến Ba Lan bắt giữ trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy Warshaw. Nhưng sau vài ngày nó đã không thể di chuyển vì thiếu nhiên liệu cũng như hết đạn và đã bị đốt cháy.
Trong trận Bulge, người Đức sử dụng 400 xe tăng Panther, 5 trong số đó đã được ngụy trang trông giống như xe tăng M10 của Mỹ với màu sơn ngụy trang và các dấu hiệu cũng như một tấm hàn bổ sung kiểu Mỹ.
Sau trận Bulge, vì lý do xe tăng Panther với pháo chính cỡ 75mm chỉ tương đương với xe tăng M4 Sherman của Mỹ nên nó đã được chuyển hết sang hoạt động ở châu Âu cho đến hết cuộc chiến.
Tháng 2/1945, 8 sư đoàn xe tăng Panther với tổng số 271 chiếc xe tăng đã được chuyển từ mặt trận phía Tây sang mặt trận phía Đông. Ở mặt trận phía Tây, Đức chỉ để lại 5 tiểu đoàn Panther.
Một trong những người chỉ huy xe tăng Panther hàng đầu của Đức là Oberscharfhrer Ernst Barkmann thuộc Trung đoàn 2 SS-Panzer "Das Reich". Đến cuối chiến tranh, ông tuyên bố đã tiêu diệt 80 xe tăng đối thủ.
Người ta nói rằng ngày nay còn 5 chiếc xe tăng sống sót có thể hoạt động. Hai trong số đó là do quân đội Anh chế tạo. Ngoài ra có rất nhiều xe tăng Panther không thể chạy được nữa được trưng bày trong các bảo tàng hoặc làm tượng đài. Cũng có một số chiếc nằm trong bộ sưu tập của các nhà sưu tập tư nhân.
Theo_Kiến Thức
Việt Nam chế tạo thành công thiết bị mới cho B41 Để tăng khả năng chiến đấu của súng chống tăng B41, Việt Nam đã chế tạo thành công thiết bị kiểm tra đường ngắm bắn dành cho loại vũ khí này. Thiết bị kiểm tra đường ngắm súng B41 là sản phẩm ra đời từ Đề tài kiểm tra đường ngắm súng B41. Chủ đề tài là Thượng úy Hoàng Đình Ngọc, Đại...