Siêu phẩm tên lửa Nga-Ấn đắt hàng
Cho đến nay đã có tới 14 quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc mua tên lửa “BrahMos” do Nga-Ấn Độ sản xuất.
Ngày 30/7, Chủ tịch liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai, đã thông báo thông tin nói trên trước báo giới. Tuy nhiên, ông Pillai từ chối nêu đích danh các khách hàng tiềm năng.
Ông Sivathanu Pillai cho biết, tổng trị giá các đơn hàng đặt mua nhiều phiên bản khác nhau của loại tên lửa siêu thanh BrahMos do liên doanh này phát triển đã đạt tới 250 tỷ rupi (4,2 tỷ USD).
Tại hội nghị về quan hệ đối tác quốc doanh-tư nhân trong ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ, ông Pillai cho biết các đơn hàng đặt mua tên lửa mà liên doanh này nhận được là từ hải quân, không quân và lục quân Ấn Độ.
Theo ông Pillai, tới năm 2015, dự kiến tổng giá trị các đơn hàng đặt mua tên lửa BrahMos sẽ lên tới 450 tỷ rupi (7,5 tỷ USD).
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu chiến, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.
Nó có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 290km, đạt vận tốc 2,5-2,8 Mach, tức là nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.
Trong năm 2012 vừa qua BrahMos Aerospace đã tiến hành các thử nghiệm đối với biến thể hàng không của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos để tiến tới trang bị cho các máy bay tiêm kích hiện đại.
Video đang HOT
Trong tháng 3/2013 lần đầu tiên đã diễn ra lần phóng thử thành công tên lửa BrahMos từ bệ phóng ngầm dưới nước. Thành công này mở ra khả năng trang bị cho tàu ngầm tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
Hiện nay tên lửa này đang có trong phiên chế của các đơn vị Lục quân Ấn Độ và cũng đã được trang bị cho một số lượng các tàu chiến mặt nước của Hải quân.
Theo VnMedia
Philippines gửi thông điệp gì đến Trung Quốc?
Những ngày qua, cả thế giới đều hết sức quan tâm đến các cuộc biểu tình diễn ra tại Philippines nhằm phản đối sự hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Giới chức Philippines nói sao về sự kiện này?
Đòi tôn trọng chủ quyền
Người Philippines cho rằng, Trung Quốc đang gây ra nhiều cuộc tranh châp với một loạt các nước láng giềng xung quanh. Bởi vậy, hàng nghìn người biểu tình đến từ 30 nhóm do Liên minh Biển Đông của Philippines đã đổ về văn phòng Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati. Những người biểu tình đều mang theo những tấm biển ghi dòng chữ "Đất của chúng tôi" và "Trung Quốc hãy tôn trọng chủ quyền Philippines".
Cuộc biểu tình diễn ra hoàn toàn mang tính chất hòa bình, ôn hòa. Mặc dù vậy, cảnh sát chống bạo động Philippines cũng vẫn được huy động, phong tỏa lối ra vào văn phòng của Lãnh sự quán Trung Quốc.
Hàng ngàn người Philippines biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc.
Cuộc biểu tình có sự tham dự của các chính khách là cựu Bộ trưởng Nội chính, Cố vấn An ninh quốc gia cùng các cựu sĩ quan quân đội... Người biểu tình đã dựng lên một sân khấu trên đường, hát những bài hát thể hiện lòng yêu nước, nhảy múa và giơ cao hàng loạt biểu ngữ về chủ quyền
Tất nhiên, những hành động này đã gây cản trở giao thông tại khu vực Lãnh sự quán Trung Quốc. Theo nhiều chuyên gia về Biển Đông, các cuộc biểu tình rộng khắp của người Philippines đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của Trung Quốc và chắc chắn, họ cũng nhận được một thông điệp lớn thông qua động thái này của Philippines.
Ông Emman Hizon - phát ngôn viên của Liên minh Biển Đông phát biểu: "Cuộc biểu tình ở Makati được phát động đồng thời với những cuộc biểu tình tương tự ở Mỹ, Saipan và Rome. Đây là một hành động toàn cầu nhằm chống lại sự xâm lấn vào lãnh thổ không thể chia cắt của Philippines, để bảo vệ lãnh thổ cũng như chủ quyền quốc gia của chúng ta. Chúng tôi tổ chức biểu tình vào đúng dịp này nhằm kỷ niệm đúng một năm Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham). Đây là một phần không thể tách rời trong lãnh thổ của Philippines".
Risa Hontiveros, một trong những lãnh đạo của cuộc biểu tình, tuyên bố: "Thông điệp đơn giản mà chúng tôi muốn gửi đến Trung Quốc là hãy dừng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền, chấm dứt sự dọa dẫm, ép buộc các nước khác rơi vào tình trạng tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải". Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines Rafael Alunan mạnh mẽ khẳng định, người Philippines sẽ không lùi bước hay e sợ trước bất cứ mối đe dọa nào, bất chấp việc lực lượng vũ trang của đất nước còn yếu.
Đứng trước hàng ngàn người biểu tình, ông nói: "Chúng ta có lịch sử kháng chiến lâu dài và Trung Quốc đã được cảnh báo trước về điều đó. Trung Quốc cần hiểu rằng, họ sẽ không bị coi là kẻ gây rối nếu họ không tìm cách áp chế các nước khác. Khi đó, những ảnh hưởng như chiến lược chuyển hướng trọng tâm và châu Á hay hoạt động thiết lập các liên minh đối phó với họ trong các cuộc tranh chấp sẽ không xảy ra, trong đó có cả cuộc biểu tình hiện nay của chúng tôi".
Còn Rafael Alunan, một doanh nhân Philippines tham gia vào cuộc biểu tình nhấn mạnh, các cuộc biểu tình của người Philippines không nhằm chống lại người dân Trung Quốc mà chống lại chính sách của chính phủ nước này hòng lấn chiếm Biển Đông, khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên Tổng thống Philippines, ông Edwin Lacierda.
Chính phủ Philippines lên tiếng
Khi các cuộc biểu tình diễn ra, từ văn phòng Tổng thống Philippines, đại diện văn phòng đã khẳng định, họ không hề liên quan đến những cuộc biểu tình do các nhóm người Philippines phát động nhằm chống lại xâm lấn ở Biển Đông.
Xuất hiện trên truyền hình cả nước, phát ngôn viên Tổng thống, ông Edwin Lacierda phát biểu: "Tất cả những hành động đó đều do cá nhân các công dân thực hiện và những công dân đó đến từ trong nước và cả nước ngoài. Họ biểu tình để thể hiện cách họ nhìn nhận tình hình như thế nào". Đồng thời ông Lacierda cũng cho hay, Manila đang xúc tiến việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc tại Tòa án Quốc tế.
Ông giải thích: "Chính phủ Philippines đang thực hiện mọi thứ thông qua tiến trình giải quyết ở Tòa án Quốc tế. Như vậy, chúng tôi cần gì phải có những hành động như thế nữa. Một số người hỏi: Liệu chúng tôi có "nhúng tay" vào các cuộc biểu tình đó không? Câu trả lời là không. Chúng tôi không can dự vào mọi việc đang xảy ra".
Nói về sự việc lần này, bộ Ngoại giao Philippines gọi đây là một cuộc biểu tình dân chủ. Ngoài Manila, người Philippines còn tổ chức biểu tình tại nhiều thành phố lớn trong nước và nước ngoài. Cũng trong thời gian này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắt đầu chuyến thăm Philippines nhằm nâng cao quan hệ chiến lược song phương, trong bối cảnh cả hai quốc gia đều phải đối mặt với những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích nhận định, đây có thể là một động thái đáng quan tâm đối với Trung Quốc.
Tờ Inquirer của Philippines đã có bài phân tích về tình trạng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. Inquirer viết rằng, người Philippines muốn nói với chính phủ Trung Quốc rằng, Philippines có ý chí thống nhất và mạnh mẽ hơn nhiều so với các mối đe dọa và vũ khí của Trung Quốc. Người Philippines không muốn tranh cãi với người dân Trung Quốc mà là với chính phủ Trung Quốc, những người đã "nung nấu ý định" xâm lược ở Biển Đông, với cái gọi là "thành phố Tam Sa" để biến Biển Đông thành ao nhà. Và tờ Inquirer còn tin rằng, người dân Trung Quốc sẽ ủng hộ Philippines, đảm bảo công lý và không bạo lực sẽ thắng thế bất công và hiếu chiến.
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong số này, Philippines là nước thể hiện rõ nhất sự phản đối xâm lấn đối với Trung Quốc.
"Ngày đen tối nhất lịch sử Biển Đông"
Ngày diễn ra các cuộc biểu tình được nhiều người Philippines gọi là "ngày đen tối nhất trong lịch sử Biển Đông", bởi nó đánh dấu tròn một năm Trung Quốc thành lập phi pháp cái gọi là "thành phố Tam Sa", hòng "quản lý" 3,5 triệu km vuông, tương đương 85% diện tích Biển Đông.
Theo Người đưa tin
Gái điếm giả công chúa lừa 440 tỷ Tòa án Anh đang xét xử Sara Al Amoudi bị cáo buộc lừa đảo một cặp uyên ương lấy tài sản trị giá 14 triệu bảng Anh (440 tỷ đồng) bằng cách giả làm công chúa Ảrập Xêút, nhưng thực tế là hành nghề mại dâm. Trước đó, cô Sara khoe có "tiền của vô biên" và thuyết phục được ngân hàng HSBC...