Siêu máy tính dùng ổ SSD thay cho DRAM và ổ cứng
Siêu máy tính Catalyst đang triển khai tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Livermore, California do Bộ Năng lượng Mỹ, Cray và Intel hợp tác có hiệu suất đến 150 teraflops sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng này.
Catalyst sử dụng ổ SSD như là một sự thay thế cho DRAM và đĩa cứng nhằm tăng tốc độ truyền dữ liệu bên trong. Tổng dung lượng của Catalyst là 281 TB, cung cấp một cụm máy tính khổng lồ với 324 máy tính từ LLNL. Mỗi máy tính trang bị 2 CPU Xenon E5-2695v2 với 12 lõi xử lí, nghĩa là Catalyst có tổng cộng 7776 lõi xử lí. Mỗi maý tính cũng trang bị 128 GB bộ nhớ DRAM, trong đó 304 máy tính trang bị ổ SSD dung lượng 800 GB. Ngoài ra, có 12 máy tính trang bị ổ SSD dung lượng 3,2 TB.
Siêu máy tính Catalyst được phát triển với hệ thống tập tin Luster giúp tránh sự tắc nghẽn và cải thiện việc phân tán các thông tin tính toán. Mặc dù không phải là siêu máy tính nhanh nhất thế giới là Tianhe-2 có hiệu suất tính toán cao nhất là 54,6 petaflops, nhưng việc sử dụng ổ SSD như là một sự thay thế cho DRAM và ổ HDD truyền thống là điều đáng chú ý trên Catalyst nhằm giảm các sự cố thắt cổ chai.
Tốc độ truyền tải của siêu máy tính này là 512 GB/s, tương đương với siêu máy tính Sequoia nhanh thứ 3 trên thế giới có hiệu suất cao nhất là 20 petaflops. Dòng SSD sử dụng trong hệ thống là 910 của Intel, cung cấp dung lượng lưu trữ 800 GB và được cắm vào khe PCI-Express 2.0, khe cắm được sử dụng cho card đồ họa và thiết bị ngoại vi băng thông cao khác.
Video đang HOT
Hiện nay ổ SSD đang ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế đĩa cứng trong các máy chủ nhằm cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu. SSD cũng được sử dụng trong một số máy chủ đóng vai trò bộ nhớ đệm, hoặc lưu trữ nội dung tức thì, nơi dữ liệu được lưu trữ tạm để xử lí nhanh hơn. Chẳng hạn như Facebook đã thay thế DRAM bằng ổ SSD trong máy chủ McDipper của hãng.
Theo PCWorld
Giới thiệu bộ VXL Qualcomm Zeroth: Công nghệ điện toán truyền cảm hứng bởi bộ não con người
Khi điện toán di động ngày càng trở nên phổ biến hơn, chúng ta cũng đặt kì vọng cao hơn vào những thiết bị được con người sử dụng và tương tác trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta muốn những thiết bị này phải trở nên thông minh hơn, biết dự đoán những nhu cầu của chúng ta và cùng chia sẻ cảm nhận về thế giới để chúng ta có thể tương tác với chúng một cách tự nhiên hơn. Độ phức tạp về mặt điện toán để đạt được những mục tiêu này thông qua sử dụng các kiến trúc điện toán truyền thống là rất lớn, đặc biệt là trong những môi trường có những hạn chế về công suất nguồn và diện tích so với trong môi trường điện toán đám mây và khi sử dụng siêu máy tính.
Trong những năm qua, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Qualcomm đã tập trung phát triển một kiến trúc máy tính mới với khả năng phá vỡ những khuôn mẫu truyền thống. Hãng đặt mục tiêu tạo ra một bộ xử lí máy tính mới có thể bắt chước bộ não và hệ thần kinh của con người để các thiết bị có được khả năng nhận thức dựa trên nền tảng điện toán được truyền cảm hứng bởi bộ não, và đó chính là bộ xử lí Qualcomm Zeroth.
Ba mục tiêu chính trong quá trình phát triển bộ vi xử lí Qualcomm Zeroth:
1. Năng lực học hỏi được truyền cảm hứng bởi con người
Chúng tôi muốn các sản phẩm Qualcomm Zeroth không chỉ có thể bắt chước năng lực cảm nhận của con người mà còn có thể học hỏi giống như những gì mà bộ não sinh học có thể thực hiện. Thay vì những hành vi và kết quả đã được lập trình sẵn dựa trên một khối lượng lớn mã máy tính, chúng tôi đã phát triển một bộ công cụ phần mềm với khả năng cho phép các thiết bị học hỏi trong quá trình hoạt động và tiếp nhận những phản hồi từ môi trường xung quanh.
2. Cho phép các thiết bị nhìn và cảm nhận thế giới theo cách của con người
Một trụ cột quan trọng khác về chức năng của bộ vi xử lí Zeroth là đạt được hiệu quả truyền thông bằng các giác quan và bộ não của chúng ta. Các nhà thần kinh học đã tạo ra các mô hình toán học để mô tả chính xác hành vi thần kinh sinh học khi chúng gửi, nhận và xử lí thông tin. Các tế bào thần kinh chỉ gửi những xung điện được định thời gian chính xác hay còn được gọi là các "xung" ("spikes") khi đạt đến một mức ngưỡng điện áp nhất định trong màng tế bào sinh học. Những mạng thần kinh xung điện này (spiking neural networks - SNN) thực hiện việc mã hóa và phát dữ liệu một cách rất hiệu quả cả về phương diện cách thức được các giác quan sử dụng để thu thập thông tin từ môi trường cũng như là cách mà bộ não của chúng ta xử lí và liên kết tất cả các thông tin đó lại với nhau.
3. Tạo ra và định nghĩa một Bộ Xử lí Thần kinh (Neural Processing UnitNPU)
Mục đích cuối cùng của Qualcomm Zeroth là tạo ra, định nghĩa và tiêu chuẩn hóa kiến trúc xử lí mới này và chúng tôi gọi nó là Bộ xử lí thần kinh (Neural Processing Unit - NPU.) Chúng tôi hình dung về một tương lai trong đó NPU được trang bị trong nhiều thiết bị khác nhau, nhưng cũng có thể tồn tại cùng với nhau trong các hệ thống trên một con chip (system-on-chips - SoC). Nhờ đó, bạn có thể phát triển các chương trình thông qua sử dụng các ngôn ngữ lập trình truyền thống, hoặc truy cập vào NPU để đào tạo thiết bị có thể thực hiện những tương tác và hành vi giống như con người.
Theo Thongtincongnghe
Máy tính nhanh nhất thế giới sẽ hoạt động như bộ não con người Một nhóm lớn các nhà khoa học và nghiên cứu đang cùng nhau hợp tác để xây dựng chiếc máy tính nhanh nhất thế giới với cách thức hoạt động như một bộ não của con người. Dự án với tên gọi "The Human Brain Project" (Dự án bộ não người) vừa chính thức được khởi động vào hôm thứ 2 vừa qua...