Siêu lạm phát khiến người Venezuela phải cân tiền
Nhiều người Venezuela đang đối mặt với tình cảnh trớ trêu: họ có nhiều tiền mặt, nhưng chẳng thể mua nổi thứ gì…
Người dân Venezuela cân tiền
Trong một cửa hàng biến đồ ăn chế biến sẵn ở phía Đông thủ đô Caracas của Venezuela, người chủ có tên Humberto Gonzalez nhận một tệp tiền Bolivar từ tay khách hàng rồi đưa lên chiếc cân đĩa.
Đồng nội tệ Bolivar của Venezuela đã mất giá đến nỗi mỗi lần mua hàng, người dân nước này phải dùng một số lượng lớn tờ tiền – hãng tin Bloomberg cho biết. Việc đếm một lượng tiền “khủng” tốn quá nhiều thời gian và công sức, nên thay vì đếm, nhiều cửa hàng ở nước này đã chuyển sang cân tiền.
“Điều này thật đáng buồn. Vào thời điểm này, tôi nghĩ là pho mát có giá hơn số tiền có cùng cân nặng”, ông Gonzalez nói.
Đây được xem là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela – quốc gia từ chối công bố dữ liệu về giá tiêu dùng theo định kỳ.
Cảnh tượng cân tiền tại quốc gia Nam Mỹ giàu tài nguyên dầu lửa này gợi nhớ đến siêu lạm phát từng hoành hành ở một số quốc gia trong vòng một thế kỷ qua: ở Đức thời hậu chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nam Tư hồi thập niên 1990, và Zimbabwe cách đây một thập niên.
“Khi người ta cân tiền, thì đó là một dấu hiệu của lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông Jesus Casique, Giám đốc tài chính của công ty tư vấn Capital Market Finance, nhận xét. “Nhưng người Venezuela không biết lạm phát nghiêm trọng tới mức nào vì Chính phủ không chịu công bố số liệu”.
Từng là một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới, đồng Bolivar giờ đây đã trở thành một mối phiền toái đối với người sở hữu. Chỉ cần mua một món đồ cơ bản cũng phải cần tới hàng trăm tờ tiền Bolivar.
Người dân Venezuela đi siêu thị hiện nay phải vác theo những túi tiền lớn, trong khi trên đường phố đầy rẫy tội phạm. Tại các cửa hiệu, nhân viên thu ngân phải dùng tới những thùng lớn để đựng tiền bởi những ngăn kéo thông thường không còn đủ sức chứa.
Trong bối cảnh không có dữ liệu chính thức, các chuyên gia kinh tế phải đoán tỷ lệ lạm phát ở Venezuela. Theo nhiều ước tính khác nhau, tỷ lệ lạm phát năm 2016 ở Venezuela dao động từ 200-1.500%.
Video đang HOT
Dù khủng hoảng kinh tế khiến đồng tiền rớt giá thảm hại, Chính phủ Venezuela đến nay vẫn từ chối in tiền mệnh giá lớn hơn. Tờ 100 Bolivar, đồng nội tệ có mệnh giá lớn nhất của nước này, chỉ tương đương chưa đầy 1/10 USD.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, cách đây vài tuần, Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã âm thầm đề nghị 5 công ty in tiền đấu thầu in những tờ tiền có mệnh giá lớn hơn, gồm tờ 500, 1.000, 5.000, và 10.000 Bolivar, thậm chí là cả tờ 20.000 Bolivar. Yêu cầu được đưa ra là tiền mới phải được in kịp cho đợt thưởng dịp Giáng sinh.
Thông thường, những đơn đặt hàng in tiền như vậy phải mất 4-6 tháng mới hoàn tất, và đến nay vẫn chưa có đơn vị nào trúng thầu. Để giảm thiểu thời gian và chi phí, Chính phủ Venezuela tính chỉ đổi màu, chứ không đổi thiết kế, của những đồng tiền hiện tại. Thay vào đó, những số 0 sẽ được thêm vào để tăng mệnh giá – nguồn tin cho hay.
Theo nhà kinh tế học Steve Hanke, việc đổi tiền là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ Venezuela đang “giương cờ trắng đầu hàng. Không ai muốn điều này, nhưng họ vẫn buộc phải làm”.
Nhiều người Venezuela đang đối mặt với tình cảnh trớ trêu: họ có nhiều tiền mặt, nhưng chẳng thể mua nổi thứ gì. Trên thực tế, việc mang được đủ tiền để đi siêu thị đã là một thử thách. Trước khi bắt đầu hành trình đi siêu thị đầy gian khổ, những khuôn mặt mệt mỏi phải xếp hàng dài ở ngân hàng chờ tới lượt rút tiền, bởi số lượng máy ATM ngày càng giảm trong khi hạn mức rút được áp dụng.
Có nhiều ý kiến cho rằng người Venezuela sẽ còn ở trong nghịch cảnh này cho tới khi Chính phủ in những đồng Bolivar có mệnh giá cao hơn.
Vào lúc này, những người Venezuela như anh Bremmer Rodrigues, 25 tuổi, chủ một cửa hiệu bánh ở ngoại ô Caracas, tiếp tục bối rối với những túi tiền lớn. Mỗi ngày, cửa hiệu của Rodrigues thu về hàng trăm nghìn tờ Bolivar, và anh phải giấu số tiền này trong cửa hàng trước khi xếp vào hộp và đem tới gửi ngân hàng.
Rodrigues nói, nếu ai đó nhìn thấy anh lúc anh vận chuyển tiền, rất có thể họ nghĩ anh là một trùm ma túy.
“Tôi có cảm giác như mình là [trùm ma túy khét tiếng] Pablo Escobar. Ngày nào tôi cũng có cả một núi tiền, và số tiền mỗi ngày một lớn hơn”, người chủ tiệm bánh cho hay.
Theo: An Huy
Vneconomy
Venezuela - Khủng hoảng kinh tế chó chết đói đầy đường
Carlos Parra - một người đàn ông rất thích ngắm nhìn chú cún cưng Nina của mình mỗi sớm thức dậy. Nhưng giờ đây, mỗi lần nhìn thấy Nina gầy trơ bộ xương nằm ngay bên cạnh, anh rất đau xót. Nó như một điều nhắc nhở về hậu quả nặng nề mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang đe dọa đến cuộc sống hằng ngày mà biết bao người dân tại Venezuela đang phải đối mặt.
Những chú chó khác của Parra dù khoác trên mình bộ lông rất dày cũng không thể giấu đi được bộ xương chỉ được bọc bởi 1 lớp da. Parra phải đấu trí mãi để đưa ra quyết định nuôi chúng mặc dù anh ta đã phải nghỉ việc tại một cửa hiệu giầy dép.
Người đàn ông 30 tuổi này nói: "Tôi thấy thật tồi tệ khi chúng ngồi nhìn tôi ngồi ăn với cái bụng rỗng, và tôi cũng bất lực vì không thể làm được bất kỳ điều gì".
Vì nền kinh tế của Venezuela ngày càng rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng: Thiếu lương thực, đồ ăn, đói nghèo gia tăng đang là những vấn đề mà tầng lớp trung lưu tại đây phải đối mặt. Họ phải làm một việc mà với họ đó là điều không tưởng là phải bỏ đói những chú cún cưng hoặc phải đẩy chúng ra ngoài đường.
Những con chó bị bỏ đói gầy trơ xương (Ảnh: Daily Mail)
Không có những con số thống kê chính xác nhưng những cơ quan chức năng và các bác sĩ thú y đều nói rằng họ nhìn thấy ngày càng có một lượng lớn những chú chó, chú mèo đang bị bỏ hoang, bị chủ của chúng đẩy ra các công viên, những nơi trú ẩn, và cả các phòng khám tư...
Trên những con phố sang trọng tại thủ đô Caracas - đồng thời là thành phố lớn nhất tại Venezuela rất dễ bắt gặp những chú chó được thuần chủng bẩn thỉu, gầy guộc đang lục lọi đò ăn trong các thùng rác, hay nằm trơ xác trên đường.
Những bác sĩ thú y thuộc trung tâm bảo vệ và kiểm soát động vật của khu phố Baruta ở thủ đô Caracas cho hay: Thành phố đã phải chứng kiến có tới 10 loài động vật bị bỏ hoang mỗi ngày trong suốt mùa hè này, trong khoảng gần một năm trước gần như ở đây không còn loài nào.
Đến giờ, nhiều ông chủ, bà chủ đành phải bỏ hoang những con thú cưng thân thuộc vì họ không còn đủ khả năng kinh tế để chăm sóc chúng.
Những trung tâm trú ẳn đang thực hiện chiến dịch dạy cho các ông, bà chủ của những chú thú cưng tìm những sản phẩm, thức ăn thay thế với hy vọng giúp những người này có thể giữ lại những con thú cưng trải qua thời kỳ khủng hoảng. Tại một khu nội trú tư nhân của tầng lớp lao động tại thủ đô Caracas - một nơi chỉ dành cho những chú chó chưa bao giờ phải quan tâm đến những khoản chi tiêu vặt vãnh như hiện nay.
Một ông chủ của trại nội trú Funasiss nói: Chúng tôi phải dành dụm những khoản tiền vặt vãnh để làm việc này vì khổng thể đứng nhìn 3 con mèo gầy đứng nhìn một cách thèm thuồng. Hiện nay, những nơi trú ẩn như thế này là ngôi nhà chung cho hơn 200 con mèo và chó.
Khu nội trú lớn nhất cả nước được thành lập dưới sự dẫn dắt của tổng thống Nicolas Maduro là ngôi nhà của 10 con chó mèo cũng buộc phải đóng cửa do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mancilla một đại sứ của chương trình này nói: Nước mắt chúng tôi đang rơi từng ngày vì luôn cảm thấy bị tổn thương do phải từ bỏ những con thú cưng của mình.
Những ông bà chủ của những con thú cưng cho hay: Giá của các loại đồ ăn dành cho chó đã tăng lên gấp 2 lần trong những tháng gần đầy, hơn tiền lương tối thiểu 1 ngày mà chúng tôi được trả.
Tháng trước, Parra cùng cha mẹ của anh đã đấu tranh mãi để đưa ra quyết định nuôi những chú chó của mình từ 23 bảng Anh, số tiền lương hưu hàng tháng của người cha, điều này khiến Parra rất tuyệt vọng. Anh ta đã tìm đến một nhóm chuyên chia sẻ đồ ăn dành cho chó trên facebook đến những gia đình không còn khả năng kinh tế có thể nuôi những con vật này. Parra nhận được một gói thức ăn chỉ đủ cho 1 vài tuần. Thực sự là anh ta đang phải làm cuộc đấu trí cao độ rằng duy trì cuộc sống tối thiểu cho cha mẹ và bản thân mình hay tiếp tục đèo bòng cả những con thú cưng.
Thực sự với chúng tôi lúc này hoàn cảnh đang đến đường cùng, nhiều đêm chúng tôi đi ngủ với cái bụng đói meo.
Vấn đề này cũng là tình trạng chung đối với những khu vườn thú. Các công nhân tại những vườn thú ở thủ đô Caracas cho biết: Tại đây cũng không còn đủ đồ ăn cho một lượng lớn các loài như hổ và heo vòi.
Mùa xuân vừa qua, tại đường đua Santa Rita đã có 72 con ngựa bị chết vì đói và suy dinh dưỡng. Cũng vì lý do này mà đường đua phía Tây thành phố Maracaibo đã bị đóng cửa do một số băng nhóm tội phạm gây ra.
Viện Quốc gia về đường đua cho hay: Những chú ngựa này bị chết là do chủ và cả những huấn luyện viên của chúng đã bỏ đói chúng.
Nhiều chủ của những chú ngựa đã không thể chịu nổi khi phải chứng kiến cảnh những con thú cưng của mình bị bỏ hoang và phải đi tìm chủ mới để duy trì sự sống.
Có những người nội trợ tại thủ đô Caracas đã bỏ hoang những chú chó của mình, những con chó này chỉ có thể sống nhờ những đồ ăn tư đống phế liệu mà những nhà dân xung quanh đó thải ra.
Họ nói: Chúng tôi đành phải bỏ chúng đi vì hoàn cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế đã không cho chúng tôi thêm một lựa chọn nào khác. Những chú chó kia chỉ còn xương và da. Nhưng bạn thử nghĩ mà xem, nếu tôi đưa đồ ăn cho cún thì con tôi sẽ ăn gì.
Lương Nguyễn (dịch)
Theo Dantri
Kinh tế Nhật tiếp tục đi xuống Quốc gia Đông Á tiếp tục thất bại trong nỗ lực vượt qua khỏi chu kỳ suy thoái, mặc cho chương trình kích thích kinh tế quyết liệt trong suốt 3 năm qua của Tokyo. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters Cụ thể, Nội Các Nhật Bản sáng hôm nay (15/02) công bố GDP nước này suy giảm 1,4% trong quý...