Siêu kính thiên văn phát hiện hàng trăm dải ngân hà bí ẩn
Một kính thiên văn vô tuyến của Nam Phi đã phát hiện hàng trăm thiên hà trong một góc nhỏ của vũ trụ mà trước đây con người tưởng chỉ có 70 thiên hà.
Meerkat, chiếc kính thiên văn vô tuyến mạnh nhất ở bán cầu nam
Kính thiên văn Meerkat là chiếc kính thiên văn vô tuyến mạnh nhất ở bán cầu nam. Dự kiến Meerkat sẽ được vận hành đầy đủ vào cuối năm nay.
Hiện, mới có 16/64 đĩa thu tín hiệu của kính thiên văn Meerkat quét bầu trời. Việc vận hành Meerkat vừa có mục tiêu khoa học, vừa thuộc Dự án kính thiên văn khổng lồ (SKA) dự kiến được xây dựng tại Úc và Nam Phi bao gồm hàng chục đĩa thu tín hiệu.
“Dựa trên các kết quả được hiển thị ngày hôm nay, chúng tôi tự tin rằng sau khi tất cả 64 đĩa được vận hành, Meerkat sẽ là kính thiên văn hàng đầu thế giới trước khi SKA ra đời”, Giáo sư Justin Jonas, giám đốc kỹ thuật SKA Nam Phi, cho biết trong bản báo cáo.
SKA có khả năng phát hiện nhiều gấp 10.000 lần so với các công cụ hiện đại tiên tiến nhất và sẽ khám phá các hố đen, các nguồn năng lượng mới, và có thể là nguồn gốc của vũ trụ.
Video đang HOT
Meerkat phát hiện 1.300 ngân hà ở một góc vũ trụ
Hơn 20 quốc gia là thành viên của SKA, với Australia và Nam Phi là những địa điểm thực hiện dự án chính. Dự án có trụ sở tại Vương quốc Anh.
Những hình ảnh Meerkat chụp lại cho thấy hơn 1.300 thiên hà trong vũ trụ xa xôi, nơi chỉ có khoảng 70 thiên hà được phát hiện trước đây.
Trong số đó, có một thiên hà cách Trái Đất khoảng 200 triệu năm ánh sáng, nơi các ngôi sao được hình thành từ khí hydro với số lượng lớn, và một lỗ đen khổng lồ phun ra các tia điện tử mạnh, có tốc độ gần bằng tốc độ của ánh sáng.
“Những hình ảnh tuyệt đẹp ngày hôm nay chứng minh rằng Meerkat đã bước vào vào giải đấu lớn của ngành thiên văn học vô tuyến thế giới”, ông Fernando Camilo, nhà khoa học chính của dự án SKA Nam Phi cho biết.
Theo Danviet
Phát hiện hành tinh cực hiếm có 3 mặt trời
Một hành tinh quay quanh 3 mặt trời có thể không biết đến đêm tối là gì, hoặc có 3 lần hoàng hôn, 3 lần bình minh.
Hành tinh HD 131399Ab có 3 mặt trời
Một nhóm các nhà thiên văn học vừa công bố họ đã phát hiện ra một hành tinh lạ có tới 3 mặt trời.
Hành tinh được gọi là HD 131399Ab, quay xung quanh 3 mặt trời, theo kết quả công bố trên tạp chí Khoa học Mỹ.
Những hành tinh quay quanh 2 mặt trời có thể khá phổ biến trong vũ trụ, nhưng các chuyên gia cho biết việc quay quanh 3 mặt trời là rất hiếm.
"Hãy tưởng tượng điều này: một hành tinh không có buổi đêm, hoặc có 3 lần hoàng hôn, 3 lần bình minh tùy theo mùa", một tuyên bố của Đại học Arizona, nơi hướng dẫn đội thiên văn học cho biết.
Hành tinh đón bình minh và hoàng hôn 3 lần/ngày
Hành tinh hiếm có này nằm trong chòm sao Centaurus, cách Trái Đất khoảng 340 năm ánh sáng. Nó được cho là một hành tinh tương đối trẻ, khoảng 16 triệu năm tuổi. Điều này khiến HD 131399Ab trở thành một trong những hành tinh nhỏ tuổi nhất từng được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta cho đến nay.
Tuy nhiên, hành tinh lại có khối lượng lớn gấp 4 lần Mộc tinh, hành tinh lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta. Nó quay quanh ba ngôi sao sáng nhất trên một con đường rất dài và rộng.
"Trong một nửa quỹ đạo của hành tinh, kéo dài 550 năm trên Trái Đất, cả 3 mặt trời đều có thể nhìn thấy trên bầu trời. Trong đó có 2 mặt trời mờ nhạt hơn và luôn đi cùng nhau, riêng biệt với mặt trời còn lại", Kevin Wagner, một nghiên cứu sinh tiến sĩ đã phát hiện ra HD 131399Ab, cho biết.
Vòng tròn đỏ là quỹ đảo của HD 131399Ab, vòng tròn xanh mô tả sự di chuyển của 3 mặt trời
"Hầu hết thời gian trong một năm ở hành tinh này, sẽ có 3 mặt trời mọc và 3 mặt trời lặn mỗi ngày", ông Wagner nói thêm.
Nhóm nghiên cứu thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách sử dụng công cụ SPHERE ở Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile.
SPHERE là một trong những công cụ tiên tiến nhất trên thế giới dành riêng cho việc tìm kiếm các hành tinh quay quanh những ngôi sao. Công cụ này rất nhạy cảm với ánh sáng hồng ngoại, có khả năng phát hiện dấu hiệu nhiệt của hành tinh trẻ.
Theo Danviet
Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng "sao chổi xanh" Linear bay qua Trái đất Người dân sinh sống ở Bắc Bán cầu sẽ có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng "sao chổi xanh" Linear bay qua vào sáng sớm mai (29/3). Đặc biệt, theo Daily Mail, "sao chổi xanh" Linear sẽ có độ sáng gấp 100 lần so với các nhà thiên văn học từng dự đoán. "Sao chổi xanh" Linear sẽ bay cách Trái đất khoảng...