Siêu hạm Mỹ bị đánh giá là ‘đồ vứt đi’
Các chuyên gia Mỹ nhận định, có vấn đề về kỹ thuật nghiêm trọng đang xảy ra với loại tàu tác chiến ven bờ lớp đánh số lẻ ( Freedom) của Mỹ.
Tàu LCS của Mỹ lại “vào bệnh viện”
Tàu tác chiến ven bờ LCS-3 USS Fort Worth của Hải quân Mỹ lại tiếp tục gặp sự cố hỏng hóc do một số vấn đề về động cơ ở cảng Changi của Singapore – Hãng thông tấn Mỹ Bloomberg dẫn thông cáo của cơ quan hải quân Hoa Kỳ ngày 22-1 cho biết.
Được biết, LCS-3 USS Fort Worth là chiếc thứ 3 thuộc lớp Freedom, bắt đầu biên chế cho hải quân Mỹ vào năm 2008. Nó cũng là chiếc thứ 6 trong số các tàu tác chiến ven bờ của hải quân Mỹ. 3 tàu còn lại thuộc lớp Independence (lớp “Độc Lập” – được đánh số chẵn).
Tàu chiến thuộc lớp Freedom (lớp “Tự do”) được đánh số lẻ (LCS-1, LCS-3, LCS-5), tàu có lượng giãn nước trung bình, có khả năng thống lĩnh các vùng nước nông ven biển, nhờ ưu thế về tốc độ cao, khả năng di chuyển linh hoạt, chống tấn công trên mặt nước, chống thủy lôi và chống ngầm.
Chỉ huy phó các chiến dịch hải quân Mỹ – đô đốc Michelle Howard đã từng nhấn mạnh rằng, các tàu LCS với tốc độ siêu cao, trang, thiết bị hiện đại, khả năng tác chiến đa nhiệm sẽ giúp Mỹ đảm bảo “dòng chảy thương mại tự do” ở các khu vực biển trên thế giới.
Về sự cố này, hãng tin Bloomberg cho biết, trục trặc xảy ra vào ngày 12 tháng 1 khi chiếc chiến hạm thuộc loại tàu tác chiến ven bờ (Littoral combat ship, viết tắt là LCS), thuộc lớp Freedoom đang neo đậu tại Singapore, tuy nhiên, đến bây giờ Hải quân Mỹ mới đưa ra thông báo chính thức.
Mô hình các mẫu thiết kế có tải trọng khác nhau của lớp Freedom
Video đang HOT
Hiện nay, chưa rõ ngày hoàn thành công tác sửa chữa tàu, người đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân khu vực Thái Bình Dương – đại úy hải quân Matthew Knight chỉ cho biết rằng, con tàu sẽ ở lại Singapore để tiến hành “một loạt các kiểm tra để xác định khối lượng công việc sửa chữa cần thiết”.
Đây đã là trường hợp hư hỏng thứ hai của các tàu tác chiến ven bờ Mỹ trong tháng vừa qua, đều tập trung vào các tàu thuộc lớp Freedoom do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, với đơn giá mỗi chiếc ban đầu vào khoảng 440 triệu USD nhưng sau tăng lên tới hơn 500 triệu USD.
Trước đó, hải quân Mỹ dự định chế tạo 52 tàu LCS nhưng sau do đội giá và chất lượng không cao nên đã giảm xuống còn 40 chiếc và có thể giảm tiếp chỉ còn 24 chiếc.
Sự có kỹ thuật hàng loạt của lớp tàu Freedom
Trước đó, vào ngày 11-12-2015, một chiến hạm cũng thuộc lớp tàu này là LCS-5 USS Milwaukee đã chết máy ở vùng biển ven Đại Tây Dương, cách bờ biển bang Virginia của Mỹ 40 hải lý, khiến con tàu được coi là hiện đại nhất thế giới này không thể hoạt động được, phải có tàu cứu kéo.
Khi đó, tàu tác chiến ven bờ LCS-5 USS Milwaukee đang trong hành trình đi từ thành phố Halifax của Canada, qua căn cứ và và trạm không quân thuộc hải quân Mỹ Mayport ở Florida, đến cảng thành phố San Diego bang California.
Tàu kéo Grapple đã lôi chiến hạm hỏng về căn cứ hải quân Mỹ Little Creek ở bang Virginia. Đội tàu Milwaukee và các chuyên viên kỹ thuật của Đội kỹ thuật 104 đang phối hợp với Đội kỹ thuật 108 của căn cứ Mayport cố gắng tìm nguyên nhân và khắc phục hỏng hóc động cơ.
Tàu tác chiến ven bờ LCS-3 USS Fort Worth đã gặp sự cố động cơ
Hệ thống máy tính của tàu đã phát hiện một cảnh báo về sự cố kỹ thuật khiến con tàu bị mất áp suất dầu bôi trơn, không điều khiển được và sau đó động cơ bị ngừng hoạt động ngay lập tức. Theo giả thiết sơ bộ, vụ việc xảy ra do có những hạt kim loại rơi vào bộ lọc dầu bôi trơn,
Được biết, con tàu gặp nạn khi nó mới được trong 20 ngày tuổi. Tàu mới được đưa vào vận hành vào ngày 21 tháng 11, tại Milwaukee, bang Wisconsin. Ngay sau đó, nó đã tiến hành chuyến đi dài đến San Diego, qua khu vực Ngũ Đại Hồ (Great Lakes), gần biên giới Mỹ-Canada.
Trước đó, chiếc đầu tiên thuộc lớp này là LSC-1 Freedom, đã 4 lần gặp sự cố, 3 lần về hệ thống điện và 1 lần vì lỗi bảo mật hệ thống máy tính. Như vậy, cả 3 tàu thuộc lớp này đều đã phát sinh những sự cố hết sức đáng lo ngại.
Ngoài ra, các tàu LSC còn một số khiếm khuyết sau: Vỏ tàu nhanh bị gỉ sét, pháo chính trên tàu rung lắc quá mạnh nên không thể bắn thẳng. Vũ khí trên các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ cũng bị đánh giá là quá kém, bởi không có tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không lại quá yếu.
Sau khi biết về vụ việc này. Thượng nghị sĩ John McCain gọi vụ tàu chiến mới bị hỏng động cơ là “hết sức đáng lo ngại”. Một số chính khách khác đã không ngần ngại gọi chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ của Mỹ là “sự thất bại thảm hại” và đòi đình chỉ kế hoạch chế tạo các tàu này.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Hải quân Mỹ muốn trang bị tên lửa cho các tàu tác chiến ven bờ
Hải quân Mỹ muốn lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối đất cho tàu tác chiến ven bờ (LCS) sau khi các tàu này bị chê là có hỏa lực yếu hơn các tàu chiến khác của Trung Quốc hay Nga.
Chương trình LCS được khởi động từ năm 2002 với hai phiên bản do Tập đoàn Lockeed Martin chế tạo và phiên bản còn lại do hãng Austal (Mỹ). Ban đầu, Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 52 tàu chiến loại này nhưng sau đó giảm xuống còn 32 do vấn đề chi phí.
Đây được coi là một trong những dự án vũ khí tốn kém nhất của Lầu Năm Góc. Ban đầu, các tàu LCS được thiết kế với kích thước nhỏ, hoạt động ở tốc độ cao với chi phí phải chăng. Chương trình LCS sau nhiều lần trì hoãn đã ngày càng bị đội chi phí lên mức cao.
Tàu tác chiến ven bờ LCS Independence and Coronado của Mỹ.
Theo trang mạng Maritime Exclusive, hải quân Mỹ vẫn muốn mở rộng khả năng lắp đặt tên lửa đất đối đất lên các tàu LCS. Dự án hiện đang trong giai đoạn phân tích.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ vừa triển khai tàu khu trục USS Lassen tuần tra trong khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Các tàu LCS đã không được trang bị tên lửa đất đối đất kể từ khi dự án tên lửa tầm xa NLOS bị hủy bỏ vào năm 2010. Cho đến nay, hải quân Mỹ đã tìm kiếm loại vũ khí thay thế nhưng dường như không hiệu quả.
Ngày 17/9, hải quân Mỹ đã ra chỉ thị đầu tiên về việc lắp đặt hệ thống tên lửa tầm xa trên các tàu LCS. Chuẩn đô đốc Pete Fanta tuyên bố, tên lửa sẽ được trang bị cho tất cả các tàu LCS đang hoạt động bắt đầu từ năm tài chính 2016 cũng như trên các tàu LCS đang đóng mới.
Sự kiện 4 tàu tên lửa của Nga phóng tên lửa Klub bay xa 1.500 km nhằm vào các vị trí của phiến quân IS ở Syria khiến truyền thông Mỹ đặt câu hỏi về các tàu LCS với lượng giãn nước 4.000 tấn lại được trang bị hỏa lực yếu hơn hẳn tàu Nga, vốn chỉ có lượng giãn nước từ 900 - 2.000 tấn.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
INFOGRAPHIC: Sức mạnh siêu hạm Mỹ lần đầu đến thăm Việt Nam USS Fort Worth (LCS-3) thuộc lớp Freedom là tàu chiến đấu ven bờ đầu tiên của Hải quân Mỹ tới thăm Việt Nam. Tàu chiến ven bờ (tiếng Anh: Littoral Combat Ship , viết tắt: LCS ) là một loại chiến hạm tương đối nhỏ được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông duyên hải,...