Siêu dự án nợ 3.400 tỷ, đại gia tìm thường thoát sớm
Dự án tỷ USD mang đến nhiều kỳ vọng cho nhóm cổ đông An Quý Hưng nhưng sự xuất hiện của nhóm Địa ốc Long Phú của nữ tỷ phú Phương Thảo khiến tình thế thay đổi. Ông lớn xây dựng đã tính tới phương án xử lý dứt điểm.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (VCG) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 với nhiều thông tin quan trọng.
Trái với những tín hiệu khả quan và tích cực được đưa ra trong ĐHCĐ năm trước, năm nay Vinaconex đang tính tới phương án quyết định đối với số phận một dự án bất động sản lớn, có nhiều tiềm năng ở phía Tây của Hà Nội: Splendora.
Trong tài liệu cho ĐHCĐ dự kiến được tổ chức vào ngày 29/6 tới, Vinaconex sẽ mang ra bàn thảo về việc sẽ mua hay bán lại toàn bộ cổ phần trong dự án Bắc An Khánh (Splendora). Theo ban lãnh đạo Vinaconex, cơ cấu vốn góp 50% – 50% của 2 thành viên là Vinaconex và Công ty Địa ốc Phú Long gây ra sự bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án. Đây là một trong những lý do gây ra sự đình trệ của Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh.
Vinaconex cũng đề cập tới tới khoản nợ hơn 3,4 ngàn tỷ của An Khánh JVC làm phát sinh chi phí tài chính rất lớn, tăng áp lực tài chính và tăng lỗ lũy kế hàng năm.
Do đó, Vinaconex đề xuất 2 phương án: chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tổng công ty tại An Khánh JVC cho thành viên góp vốn còn lại hoặc các nhà đầu tư khác. Hai là Vinaconex đàm phán mua lại toàn bộ phần vốn góp của đối tác còn lại – Địa ốc Phú Long của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo – để Vinaconex chủ động điều hành và triển khai dự án.
Ông Đào Ngọc Thanh, chủ tịch Vinaconex.
Video đang HOT
An Khánh JVC được thành lập từ năm 2006 và là chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Spendora) nằm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là khu đô thị rộng 265 ha nằm trên trục đường cao tốc Láng – Hòa Lạc với quy hoạch 6.440 căn hộ chung cư và 1.311 biệt thự, nhà liền kề.
Hồi đầu 2019, tại một cuộc họp trao đổi với báo chí, ông Đào Ngọc Thanh cho biết, dự án Splendora 200ha là miếng đất lớn nhất của Hà Nội mà đã có chủ sở hữu, đồng thời cũng là dự án tốt nhất của khu vực hiện tại, chỉ cần xây nhà lên và bán.
Bên cạnh đó, Vinaconex cũng trình phương án chuyển sàn niêm yết sang Sở GDCK TP.HCM (HOSE và tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành hơn 66,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15 ngàn đồng. Tiền sẽ được dùng để triển khai dự án Khu đô thị Đại lộ Hòa Bình kéo dài tại phường Hải Hòa, TP.Móng Cái, Quảng Ninh; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đông Anh; triển khai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Resort ven biển Tuy Hòa; làm vốn đối ứng để tham gia vào dác dự án BIT, các dự án đầu tư do Tổng công ty làm chủ đầu tư…
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 23/6, chỉ số VN-Index giảm nhẹ. Vn-Index quanh ngưỡng 870 điểm. Đa số các cổ phếu blue-chips phân hóa. Cổ phiếu Coteccons (CTD) tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông dường như đã được giải quyết với việc nhóm của chủ tịch Nguyễn Bá Dương rút khỏi chức TGĐ, thay vào đó là người từ The8th và Kusto.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, tăng giảm đan xen với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Với việc vượt qua vùng kháng cự gần quanh 867 điểm, chỉ số đang có cơ hội hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 8885 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Hoạt động chốt NAV bán niên của các quỹ có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đến một số phiên giao dịch trong tuần tới. Ngoài ra, điểm tiêu cực trong ngắn hạn vẫn là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kém tích cực.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/6, VN-Index tăng 2,729 điểm lên 871,28 điểm; HNX-Index giảm 0,63 điểm xuống 114,72 điểm. Upcom-Index tăng 0,34 điểm lên 56,68 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 6,0 ngàn tỷ đồng.
Công ty con của ông chủ Vinaconex bị thuế truy thu, xử phạt gần 700 triệu đồng
Cục Thuế TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính về thuế với Công ty cổ phần Tập đoàn Cotana (HNX: CSC). Báo cáo tài chính quý III/2019 vừa công bố cho thấy, lũy kế 9 tháng, CSC lãi vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng song lại đang gánh khoản nợ phải trả lên tới 435 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu thấp, nợ phải trả cao nhưng Cotana đang triển khai nhiều dự án lớn
Cục Thuế Hà Nội vừa có quyết định truy thu tiền phạt và tiền nộp chậm của CSC với tổng số tiền hơn 683,4 triệu đồng.
Cụ thể, về thuế giá trị gia tăng, Cotana đã kê khai, xác định doanh thu tính thuế chưa đúng quy định do xác định không đúng đối tượng không tính thuế, xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định. Công ty kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn do các đơn vị có thông báo nghỉ, bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh phát hành là sai quy định.
Về thuế thu nhập DN, công ty hạch toán xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định. Ngoài ra, công ty cũng hạch toán chi phí giá vốn, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa đúng quy định.
Theo báo cáo tài chính 9 vừa được công bố, quý III/2019, CSC đạt lợi nhuận sau thuế 668,4 triệu đồng, giảm 24% so với quý III/2019. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp này chỉ lãi 3,5 tỷ đồng, giảm 97%.
Nguyên nhân là 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu tài chính của CSC tăng vọt nhờ lãi do thanh lý khoản đầu tư (chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng cho ông Nguyễn Vũ Kiên). Khoản thu nhập bất thường không còn khiến 9 tháng đầu năm nay, doanh thu tài chính của công ty chỉ đạt 5 tỷ đồng (cùng kỳ lên tới 174 tỷ đồng).
Mặc dù lãi thấp, song công ty này đang phải gánh khoản nợ phải trả lên tới 435 tỷ đồng. Nợ phải trả đang chiếm 58% tổng tài sản của CSC. Riêng chi phí lãi vay 9 tháng của công ty đã lên tới gần 5.800 tỷ đồng.
Ngoài lãi vay ngân hàng, tại thời điểm 30/9, CSC ghi nhận đang vay dài hạn một số cá nhân. Trong đó, Chủ tịch Đào Ngọc Thanh đang cho vay công ty 37,3 tỷ đồng, cao gấp 3,1 lần cuối năm ngoái. Đây là số tiền mà ông Đào Ngọc Thanh đã ủy thác để công ty đầu tư vào cổ của Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản Hudland và đầu tư vào các dự án của công ty.
Tập đoàn Cotana tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam do ông Đào Ngọc Thanh- hiện là Chủ tịch HĐQT Vinaconex- thành lập từ năm 1993. Công ty kinh doanh chính tronh lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; lắp đặt điện nước điện lạnh, trang trí nội thất; xây lắp đường dây và trạm biến áp; sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng...
Cotana cũng là cổ đông sáng lập của Vihajico - chủ đầu tư của Ecopark. Tuy nhiên, ông Thanh đã rút hết vốn khỏi Vihajico trước khi cùng nhóm cổ đông An Quý Hưng "ôm" trọn lô cổ phần 57,71% vốn Vinaconex khi SCIC bán đấu giá.
Ông Thanh chính thức ra mặt đại diện cho nhóm cổ đông An Quý Hưng nắm quyền Chủ tịch HĐQT Vinaconex vào đầu năm nay.
T.L
Theo baodautu.vn
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo nhảy sang thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Bảo hiểm HD đã chính thức được cấp phép với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và đầu tư tài chính. Tại HD Insurance, bà Nguyễn Thị Phương Thảo giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên còn ông Phạm Khắc Dũng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc....