Siêu đập thủy điện chặn dòng sông Nile: Người Ethiopia khổ sở ở Ai Cập
Những người Ethiopia sinh sống ở Ai Cập đang đứng giữa căng thẳng leo thang giữa hai nước vì công trình thủy điện trên dòng sông Nile.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (phải) đón người đàn ông Ethiopia sang tị nạn từ Libya.
Ethiopia, quốc gia ở thượng nguồn sông Nile, gần đây vì tuyên bố sẽ tích nước cho siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng, dù Ai Cập có đồng ý hay không.
Trên mạng xã hội, người Ai Cập và Ethiopia thường xuyên tranh cãi, thổi bùng sự giận dữ. Người Ethiopia cho rằng họ có quyền xây đập thủy điện để làm giàu cho đất nước. Người Ai Cập thì muốn phá hủy con đập này.
Abdel Meguid al-Karki, người đàn ông Ethiopia ngoài 30 tuổi, kể về lý do tại sao phải che giấu danh tính khi sống ở Ai Cập.
Em trai của Karki, một thanh niên 19 tuổi, bị một nhóm người Ai Cập đánh đập thậm tệ trên đường về nhà từ tiệm tạp hóa ở phía nam Cairo.
Tất cả tài sản bao gồm điện thoại di động, hàng hóa mua ở tiệm tạp hóa, đều bị cướp mất. Thanh niên 19 tuổi không chỉ bị đánh đập mà còn bị những kẻ quá khích thả chó xua đuổi.
“Họ đánh đập thằng bé rất thậm tệ dù họ không hề biết gì về nó, chỉ vì nó là người Ethiopia”, Karki nói với Al-Monitor. “Họ nói không chấp nhận để Ethiopia chiếm quyền kiểm soát dòng sông Nile”.
Ai Cập gần đây đã đưa vấn đề lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, yêu cầu thế giới phải tìm cách ngăn Ethiopia đe dọa đến sự tồn vong của Ai Cập.
Nếu đập thủy điện là công trình kỳ quan đánh dấu bước phát triển của Ethiopia, thì ở Ai Cập, đó có thể là công trình quyết định đến sự sống và cái chết.
Video đang HOT
Nền văn minh Ai Cập từ xa xưa và Ai Cập ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước duy nhất trên sông Nile.
“Ngày càng nhiều người Ethiopia sinh sống ở Ai Cập bị tấn công, dù họ không hề liên quan đến dự án xây đập thủy điện ở quê nhà”, Taher Omar, người đứng đầu cộng đồng người Ethiopia ở Ai Cập, nói.
Ước tính có khoảng 16.189 người Ethiopia hiện sống ở Ai Cập. Một số đến đây để tìm kiếm cơ hội mới, số khác muốn trốn tránh những khó khăn ở quê nhà.
Đa số phụ nữ Ethiopia sống ở Ai Cập là lao động phổ thông còn đàn ông làm việc trong các nhà hàng, quán café, công trường xây dựng.
Cuộc sống của người Ethiopia ở Ai Cập vốn đã khó khăn vì dịch Covid-19, nay càng khó khăn vì tình trạng phân biệt đối xử.
“Nhiều người mất việc, không dám ra đường vì sợ bị đánh. Họ còn không mua nổi chiếc bánh mì cho gia đình”, Ziad Ahmad, thành viên cộng đồng Ethiopia ở Ai Cập, nói.
Có trường hợp người bản địa Ai Cập gõ cửa nhà người Ethiopia, tấn công, chửi mắng họ, Ahmad nói. “Chúng tôi đến đây với hi vọng có cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi không liên quan đến các dự án của chính phủ”, Ahmad chia sẻ.
Đối với Karki, người đàn ông ngoài 30 giờ không còn dám nói rằng mình là người Ethiopia. Khi được ai đó hỏi về nguồn gốc, Karki chỉ nói mình đến từ Somali hoặc Sudan.
“Khi chúng tôi trình báo vụ việc với cảnh sát, họ tỏ ra khá dửng dưng, giống như đã quen với những trường hợp người Ethiopia bị hành hung”, Karki nói. “Những người như chúng tôi không biết phải đi đâu vì trở về quê nhà không phải là lựa chọn khả dĩ, ở lại Ai Cập không hề an toàn”.
Siêu đập Đại Phục Hưng: Vì sao Ai Cập "sống chết" giữ nước sông Nile?
Thế giới chưa bao giờ gần với một cuộc chiến tranh về nước như hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Ai Cập và Ethiopia xoay quanh dự án siêu thủy điện - đập Đại Phục Hưng - trên dòng sông Nile huyền thoại.
Dự án siêu đập Đại Phục Hưng của Ethiopia sắp được tích nước (ảnh: Equal Times)
Trong khi Ethiopia tuyên bố sẽ lấp đầy hồ chứa đập Đại Phục Hưng trong những ngày tới, Ai Cập phản đối dữ dội quyết định này, thậm chí là đe dọa chiến tranh.
Tranh chấp giữa Ai Cập và Ethiopia về nguồn nước sông Nile đã bắt đầu từ khoảng một thập kỷ trước và đặc biệt trở nên "nóng" trong những ngày gần đây khi Ethiopia sắp trữ 74 tỷ mét khối nước cho đập Đại Phục Hưng.
Mục tiêu chính của Ethiopia khi xây dựng con đập là sản xuất điện. Ethiopia coi nguồn điện từ đập Đại Phục Hưng là đặc biệt quan trọng cho việc phát triển kinh tế. Đập Đại Phục Hưng thậm chí còn có thể biến quốc gia này thành trung tâm năng lượng, bán điện cho nhiều nước láng giềng.
Trong khi đó, Ai Cập lo ngại con đập khổng lồ sẽ khiến dòng chảy sông Nile giảm đáng kể, khiến quốc gia Bắc Phi đối mặt nguy cơ hạn hán.
Sau nhiều vòng đàm phán được tổ chức giữa Ai Cập, Ethiopia và giới quan sát viên từ Mỹ, Liên minh châu Âu, Nam Phi, vấn đề vận hành đập Đại Phục Hưng và quản lý nguồn nước quý giá từ sông Nile vẫn chưa ngã ngũ.
"Ethiopia dường như đang muốn kéo dài các cuộc đàm phán đề nhanh chóng hoàn thiện nốt việc xây dựng và quản lý con đập mới xây", Nader Noureddin - giáo sư tài nguyên nước tại Đại học Cairo - nhận xét.
Nguồn nước sông Nile có ý nghĩa sống còn đối với Ai Cập (ảnh: Daily Star)
"Những cuộc đàm phán vẫn đang tiến triển mặc dù tồn tại một số điểm bất đồng giữa Ai Cập và Ethiopia. Tôi nghĩ rằng Ethiopia nên đưa ra một thỏa thuận hợp lý để tránh áp lực từ cộng đồng quốc tế - điều mà Ethiopia không bao giờ muốn đối mặt khi đang phát triển kinh tế", Alfonso Medinilla - chuyên gia từ Trung tâm quản lý chính sách phát triển châu Âu - nhận định.
Nguồn nước sông Nile đối với Ai Cập là vô cùng quan trọng. Nền kinh tế và đời sống của người dân Ai Cập phụ thuộc lớn vào nước từ sông Nile. Trung bình, mỗi người dân Ai Cập chỉ có 500 mét khối nước/năm để sử dụng.
55,5 % nguồn nước cho Ai Cập đến từ sông Nile. Nông nghiệp chiếm tới 12% GDP Ai Cập, tạo công ăn việc làm cho 24% lực lượng lao động của quốc gia này. Có thể nói, nền văn minh Ai Cập sẽ bị xóa sổ nếu không có nước từ sông Nile.
Hồ chứa của đập Đại Phục Hưng rộng khoảng 1.800 km vuông và chứa được 74 tỷ mét khối nước. Điều này có nghĩa là cần ít nhất 7 năm mới có thể lấp đầy nước cho con đập và lưu lượng dòng chảy sông Nile xuống khu vực hạ nguồn sẽ giảm ít nhất 25% trong thời gian đó.
Suốt hàng ngàn năm qua, người Ai Cập luôn coi sông Nile là dòng sông mang lại sự sống vĩnh hằng. Nước sông Nile không chỉ nuôi sống họ mà còn mang ý nghĩa, giá trị văn hóa cực kỳ to lớn.
Nguồn nước sống Nile giúp Ai Cập chống lại sự xâm lấn của sa mạc và là nơi cung cấp nước ngọt chính cho những vùng đất khô cằn. Người Ai Cập coi sông Nile như một vị thần linh thiêng, hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn.
Sông Nile giúp Ai Cập ngăn chặn quá trình sa mạc hóa (ảnh: Reuters)
Mỗi năm, các hồ chứa và con sông ở Ai Cập chỉ trữ được 62 tỷ mét khối nước. Trong khi đó, người dân nước này cần tối thiểu 11 tỷ mét khối nước/năm để sinh hoạt.
Trong khi đó ở Ethiopia, 65 triệu người sống mà không được sử dụng điện. Tiềm năng thủy điện của đập Đại Phục Hưng là điều Ethiopia mơ ước đã lâu.
Ethiopia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, thường xuyên đối mặt với khủng hoảng nhân đạo và nạn đói. GDP bình quân đầu người của Ethiopia thấp hơn 4 lần so với Ai Cập.
Đối với người dân Ethiopia, việc xây dựng đập Đại Phục Hưng không chỉ là "chìa khóa" phát triển kinh tế mà còn là niềm tự hào dân tộc.
Số tiền 4,9 tỷ USD Ethiopia đổ vào đập Đại Phục Hưng chủ yếu đến từ "trái phiếu yêu nước" mà chính phủ vay của người dân.
Đòn "bão lửa" Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia được coi là công trình có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của quốc gia châu Phi này, nhưng bị được coi là mối đe dọa với sự tồn vong của Ai Cập. Chiến đấu cơ F-16 của không quân Ai Cập. Ethiopia sở hữu sông Nile xanh, cung cấp...