Siêu bộ có quản lý nổi 5 triệu tỉ đồng?
Việc thành lập “ siêu ủy ban” sẽ khiến các bộ mất rất nhiều quyền lợi.
Bộ KH&ĐT vừa công bố dự thảo nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Trong đó nội dung quan trọng nhất là thành lập cơ quan chuyên trách có tên gọi ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (DN) (sau đây gọi tắt là ủy ban).
Nếu ủy ban trên được thành lập, cơ quan này sẽ trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại 30 tập đoàn, tổng công ty. Điển hình như các tập đoàn: Dầu khí, Điện lực, Bưu chính-Viễn thông, Xăng dầu, Bảo Việt… Các tổng công ty gồm: Cà phê, Đường sắt, Hàng hải, Hàng không, Thép, Dược, Sabeco… Tính đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các DN lên tới khoảng 5,4 triệu tỉ đồng. Như vậy đây sẽ là một “siêu ủy ban” quản lý khối tài sản khổng lồ, lớn nhất Việt Nam.
Ủy ban được thành lập với kỳ vọng sẽ giảm được tình trạng đầu tư kém hiệu quả. Trong ảnh: Dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên 8.000 tỉ đồng hoang phế. Ảnh: HỮU VIỆT
Trao đổi với PV, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS Nguyễn Đình Cung, cho rằng việc thành lập ủy ban này sẽ tránh được xung đột lợi ích trong việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, từ đó tách các chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước ra khỏi chức năng làm chính sách và chức năng điều tiết thị trường.
“Nguồn vốn nhà nước khi tập trung về một đầu mối thì sẽ được đánh giá, thống kê đầy đủ, sử dụng hiệu quả hơn cho mục tiêu chiến lược của cả nền kinh tế. Điều này sẽ kéo theo việc tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN sẽ được đẩy mạnh hơn, không chậm chạp như giao cho các bộ chủ quản hiện nay. Nhưng điều quan trọng nhất là các DNNN sẽ tránh được tình trạng kém hiệu quả, kém năng lực cạnh tranh như lâu nay.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thì lo ngại hiện nay số lượng DNNN đang còn quá lớn và việc một ủy ban quản lý DNNN quá lớn như vậy sẽ gặp khó khăn. “Với số lượng 30 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ủy ban này liệu có đảm đương được công tác quản lý hay không. Tôi cho rằng việc quản lý số DNNN này không hề đơn giản, ủy ban có ba đầu sáu tay cũng khó ôm xuể” – ông Doanh lo lắng.
Video đang HOT
Một điều nữa mà ông Doanh băn khoăn là ủy ban này ra đời có thể xảy ra tình trạng lạm quyền và ngân sách nhà nước lại gánh thêm bộ máy cồng kềnh trong bối cảnh ngân sách đang khó khăn. Bên cạnh đó, ủy ban thực chất là “siêu bộ” và các bộ, ngành sẽ khó đồng tình phương án này, bởi họ sẽ khó chấp nhận nhả phần lợi ích mà họ đang có ở các DNNN.
Từ đó ông Doanh cho rằng về lâu dài, Chính phủ cần đẩy mạnh việc cổ phần hóa, giảm số lượng DNNN xuống mức thấp nhất. “Cái cốt yếu vẫn phải tập trung cổ phần hóa nhanh hơn và hãy để cho DNNN vận hành theo cơ chế thị trường” – ông Doanh khuyến nghị.
Có thể được hưởng lương rất cao Theo dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của ủy ban dự kiến gồm chủ tịch và các phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. “Ủy ban sẽ giống một tổng công ty, những người làm việc tại đây không phải công chức và lương được trả theo kết quả công việc. Họ có thể hưởng lương cao gấp hàng trăm lần các chức lãnh đạo cao cấp, họ không bị giới hạn về thu nhập, miễn là số tiền họ hưởng tương xứng với công sức họ làm ra” – ông Nguyễn Đình Cung nói.
(Theo_PLO
Nhà phố cổ Hà Nội đắt như giá khu đất vàng châu Âu
Chỉ cần 1m2 ở khu vực 36 phố cổ Hà Nội người dân thừa sức trở thành tỷ phú vì giá nhà đất ở đây có thể lên tới 1-1,2 tỷ đồng mỗi mét vuông.
Từ lâu, khu vực xung quanh Bờ Hồ hay khu vực phố cổ Hà Nội luôn dẫn đầu về sự đắt đỏ của bất động sản sánh ngang với những khu đất vàng ở Paris, Tokyo, New York,.... Mỗi mét vuông ở đây cũng đủ để chủ sở hữu trở thành tỷ phú.
Còn nhớ, vào khoảng thời gian cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là thời điểm "vàng" của bất động sản. Khi ấy thị trường nhà đất bị rơi vào cơn sốt giá chưa từng thấy. Giá nhà đất chỉ trong 3 tháng (tháng 12/2007 - 2/2008) đã tăng bình quân 300%, thậm chí có nơi tăng đến 500%.
Cụ thể, khu đất vàng đắt bậc nhất khu vực này là Hàng Ngang - Hàng Đào, Hàng Bài tại thởi điểm sốt giá mỗi mét vuông đất có thể lên tới 1 tỷ 200 ngàn đồng. Còn tại thời điểm hiện tại, cho dù giá nhà đất đã giảm đi đôi chút nhưng nó vẫn ổn định trong khoảng từ 800 - 900 triệu đồng mỗi mét vuông.
Phố cổ Hà Nội nằm ngay sát Bờ Hồ Hoàn Kiếm - "linh hồn" của Thủ Đô ngàn năm văn hiến. Lý giải nguyên nhân vì sao giá nhà đất ở khu vực Phố cổ Hà Nội luôn đắt đỏ như vậy, anh Minh (hiện đang sinh sống tại phố Hàng Buồm) cho hay, người dân luôn luôn quan niệm khu vực này là trung tâm nên làm việc gì cũng tiện: "Thứ nhất ở đây có rất nhiều khách du lịch, mở cửa hàng kinh doanh chỉ có lời chứ không có lỗ. Mà nếu không kinh doanh, thì chỉ riêng việc cho thuê thôi cũng đủ cả nhà 5 - 6 người sống sung túc".
Theo bảng giá đất mới nhất của Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 do UBND TP ban hành, giá đất tại khu vực phố cổ cao nhất tối đa là 120 triệu đồng/m2 áp dụng cho giá mặt đường - phố Đinh Tiên Hoàng. Còn các khu vực Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ giao động khoảng 80 - 90 triệu đồng,....
Mỗi mét vuông đất ở phố cổ Hà Nội, chủ sở hữu dư sức trở thành tỉ phú. Ảnh minh họa.
Nhưng trên thực tế, nếu giao dịch không thông qua nhà nước, (sự thỏa thuận của người dân với nhau), mỗi mét vuông nhà mặt đường trên phố này cao ngất. Theo khảo sát của PV báo Điện tử Người Đưa Tin tại sàn giao dịch bất động sản X., thì hiện tại giá nhà đất ở khu vực Hàng Ngang - Hàng Đào đang giao động trên dưới 1 tỷ đồng cho mỗi mét vuông. Nói chung, giá cao thấp phụ thuộc vào diện tích mặt sàn, chiều dài mặt đường,..
Đơn cử tại một căn nhà 2 tầng, sổ đỏ chính chủ nằm ở ngã tư Hàng Buồm - Hàng Ngang hiện đang được chủ nhân "hét giá" 22 tỷ cho 15 mét vuông mặt sàn với chưa đầy 1 mét chiều dài mặt đường. Trung bình mỗi mét vuông có giá 1 tỷ 2.
PV nhẩm tính, nếu xét theo thu nhập của người Việt Nam là khoảng 3,7 triệu/tháng thì một người Việt Nam bình thường phải nhịn ăn, nhịn mặc trong khoảng 270 tháng mới đủ mua 1 mét vuông và mất tới 6.000 tháng làm việc cật lực mới mua đủ nguyên căn nhà trên.
Theo chị Bích Vân, một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cho biết: "Nhà đất ở khu vực Phố cổ luôn trong tình trạng giá ảo vì ít có giao dịch. Bởi vì, người dân hiện nay cũng không mặn mà với nhà đất tại đây. Thay vào đó, với một số tiền bỏ ra rẻ hơn rất nhiều, người dân thừa sức mua một căn nhà rộng rãi hơn, thoải mái hơn ở những khu vực khác của Hà Nội".
"Còn lại hầu hết những giao dịch nhà đất tại khu vực này đa phần là doanh nghiệp mua lại hoặc thuê để kinh doanh", chị Vân nhấn mạnh: "Tuy nhiên, hiện nay, bất động sản ở khu vực này đã bão hòa, người bán cũng ít mà người cần mua lại càng ít".
Cô Hoàng Thị Phượng, ở đầu phố Hàng Chiếu nằm sát với Ô Quan Chưởng cho biết: "Nhà mình ở đây mấy thế hệ rồi, cũng có nhiều người hỏi nhưng không bán. Thứ nhất ở đây cho thuê được giá hơn là bán, vì có bán cũng không mấy ai mua vì quá đắt".
Nếu gọi khu vực phố cổ Hà Nội là khu đất "vàng" thì đất quanh Hồ Tây cũng được mệnh danh là khu đất "bạc" của Thủ Đô. Ảnh minh họa.
Nếu gọi khu vực phố cổ Hà Nội là khu đất "vàng" khi mỗi tấc đất ở đây biến chủ sở hữu trở thành tỷ phú thì Hà Nội còn một khu đất khác đắt đỏ không kém đó là xung quanh Hồ Tây (quận Tây Hồ). Nơi đây cũng được mệnh danh là khu đất "bạc" của Thủ Đô.
Khác với khu vực phố cổ, ở xung quanh Hồ Tây quỹ đất xây nhà khá thoải mái và không bị rào cản bởi những điều luật trong bảo quản di tích. Ở khu vực này, rất nhiều biệt thự cả trăm mét vuông mọc lên. Giá nhà đất cũng "mềm hơn" khi giao động khoảng 400 - 600 triệu đồng cho mỗi mét vuông.
Thế mới thấy, ở Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý, trong khi thu nhập của người dân Việt Nam ở mức trung bình thấp thì giá nhà đất lại luôn ở trong top đắt đỏ của thế giới.
Theo_Kiến Thức
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 30/6 Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 30/6 của các công ty chứng khoán. PVT: Khuyến nghị mua vào CTCK BIDV (BSC) Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (mã PVT) là doanh nghiệp đầu ngành vận tải biển, với đội tầu lớn nhất Việt Nam, có nền tảng kinh doanh bền vững...