Siêu bão Yagi đổ bộ miền Nam Trung Quốc, giới chức gia hạn cảnh báo cao nhất
Ngày 6/9, miền Nam Trung Quốc đã hứng chịu những cơn gió mạnh và mưa lớn do siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền trong 10 năm qua.
Vùng biển gần thị trấn Puqian thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo Tân Hoa xã, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã gia hạn cảnh báo đỏ, mức cao nhất, đối với siêu bão Yagi vào sáng ngày 6/9 khi nước này chuẩn bị ứng phó với siêu bão.
Bão Yagi, cơn bão thứ 11 trong năm theo thống kê của các cơ quan khí tượng Trung Quốc, đã ở trên biển cách thành phố Văn Xương của tỉnh Hải Nam khoảng 150 km vào lúc 9 giờ sáng ngày 6/9.
Tăng cấp gấp đôi kể từ khi tàn phá miền bắc Philippines vào đầu tuần này, siêu bão Yagi dự kiến đổ bộ dọc bờ biển Trung Quốc từ Văn Xương ở đảo Hải Nam đến Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông với tốc độ 15 – 20km/h từ chiều ngày 6/9. Trước đó, vào đêm và sáng cùng ngày, khu vực này đã chứng kiến gió và mưa kèm theo sấm sét mạnh.
Dự kiến cơn bão sẽ đổ bộ lần thứ hai vào chiều 7/9 dọc theo các khu vực ven biển từ thành phố Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây đến miền Bắc Việt Nam.
Mưa lớn ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 6/9. Ảnh: Tân Hoa xã
“Tôi rất lo lắng về cơn bão này. Nó có thể phá hủy nhiều tháng lao động vất vả của chúng tôi”, Qizhao, người nông dân trồng chuối tại Cao Châu, tỉnh Quảng Đông cho biết. Ông đồng thời nói thêm rằng người dân đang gia cố cây cối bằng các cọc để bảo vệ chúng khỏi gió mạnh.
Để ứng phó, Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp đối với lũ lụt ở tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam lên cấp độ 3, đồng thời cử 4 đội công tác đến chỉ đạo các nỗ lực phòng chống lũ lụt ở các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
Bộ cũng cho biết sẽ nỗ lực theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão, chỉ đạo các chính quyền địa phương thực hiện công tác phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân.
Video đang HOT
Mưa lớn tấn công thị trấn Puqian, thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày 6/9. Ảnh: Tân Hoa xã
Công nhân cắt tỉa cành cây thừa trước khi bão Yagi đổ bộ vào Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Tân Hoa xã cho biết Chính phủ Trung Quốc đã điều lực lượng đặc nhiệm đến tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam để hướng dẫn phòng chống lũ lụt và bão, khi các nhà chức trách ban hành cảnh báo rủi ro cao về thảm họa ở phía bắc Sơn Tây, phía nam Quảng Đông và hầu hết các khu vực trên đảo Hải Nam.
Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy tại thủ phủ Hải Khẩu của Hải Nam, đường phố vắng tanh vì mọi người đều ở trong nhà tránh bão.
Bờ biển ở thị trấn Puqian, thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trước đó, các tuyến giao thông trên khắp miền nam Trung Quốc hầu hết đã bị đóng cửa và nhiều chuyến bay ở đảo Hải Nam, Quảng Đông, Hong Kong và Macao, bị hủy. Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Hong Kong với Macao và Chu Hải ở Quảng Đông, cũng đã đóng cửa.
Nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả nhà máy, cũng đã đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa thiệt hại do bão.
Nhân viên đang gia cố cửa sổ kính ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Công nhân cắt tỉa cành cây thừa trước khi bão Yagi đổ bộ vào Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Nhân viên chắn cát trước khi bão Yagi đổ bộ vào Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Tại trung tâm tài chính của Hong Kong, sàn giao dịch chứng khoán đã ngừng hoạt động trong khi các trường học vẫn đóng cửa. Các dải mưa lớn liên quan đến bão Yagi vẫn sẽ mang đến những trận mưa lớn cho khu vực này. Giới chức cảnh báo người dân tránh xa bờ biển.
Yagi được cho là cơn bão nghiêm trọng nhất đổ bộ vào đảo Hải Nam kể từ năm 2014, khi cơn bão Rammasun đổ bộ vào tỉnh đảo này với cường độ mạnh cấp 5. Bão Rammasun đã khiến 88 người ở Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam thiệt mạng, đồng thời gây ra thiệt hại kinh tế hơn 44 tỷ nhân dân tệ.
Các chuyên gia khí tượng cho biết cường độ của siêu bão Yagi liên tục tăng lên vì nó hút được nguồn nguyên liệu khổng lồ khi đi qua vùng nước ấm của Biển Đông. Với cấp độ mạnh, cơn bão sẽ mang theo những cơn gió đủ lớn để lật xe, bật gốc cây và gây thiệt hại nghiêm trọng cho đường sá, cầu cống và các tòa nhà.
Giới chức Trung Quốc cho biết việc siêu bão đổ bộ đất liền tại đảo Hải Nam là điều hiếm khi xảy ra. Từ năm 1949 đến năm 2023, 106 cơn bão đổ bộ vào Hải Nam nhưng chỉ có 9 cơn bão được phân loại là siêu bão.
Các nhà khoa học cho biết các cơn bão đang trở nên mạnh hơn bởi các đại dương ấm hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tuần trước, cơn bão Shanshan tấn công vào phía tây nam Nhật Bản là cơn bão mạnh nhất tấn công quốc gia này trong nhiều thập kỷ.
Với sức gió mạnh nhất lên tới 245 km/h gần mắt bão, Yagi được ghi nhận là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ 2 thế giới trong năm 2024 tính đến thời điểm hiện tại, sau cơn bão cấp 5 Beryl ở Đại Tây Dương.
Đảo Hải Nam của Trung Quốc chuẩn bị đối phó với siêu bão Yagi
Một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay dự kiến đổ bộ vào đảo Hải Nam - "Hawaii" của Trung Quốc từ chiều 6/9.
Với tốc độ gió duy trì tối đa là 240 km/giờ, siêu bão Yagi hiện tương đương với bão cấp 4.
Người dân gia cố cửa kính nhằm ứng phó với bão Yagi tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 5/9. Ảnh: THX/TTXVN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến nay, Yagi là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024, chỉ đứng sau bão Đại Tây Dương Beryl, cơn bão cấp 5.
Các nhà khoa học nhận định rằng đại dương nóng hơn do khủng hoảng khí hậu đang khiến các cơn bão mạnh lên nhanh hơn. Chỉ hai ngày trước, Yagi là một cơn bão nhiệt đới với sức gió tối đa 90 km/giờ, nhưng nó nhanh chóng mạnh lên. Dự kiến cơn bão sẽ đổ bộ vào đất liền miền Nam Trung Quốc vào chiều 6/9, sau đó đi qua tỉnh Quảng Đông, mang theo những trận mưa lớn và lũ lụt ven biển. Các video do truyền thông địa phương công bố cho thấy những con sóng cao ập vào bờ. Dự kiến sẽ có những con sóng cao tới 7 mét gần bờ biển Hải Nam và Quảng Đông từ chiều 6/9.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) đã gia hạn cảnh báo đỏ, cảnh báo mức cao nhất, vào sáng 6/9 đối với Hải Nam và Quảng Đông.
Khi siêu bão Yagi đến gần, khiến các thành phố trên khắp đảo Hải Nam đã dừng hoạt động của trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh và đóng cửa bãi biển, ngừng phương tiện giao thông công cộng, tàu hỏa và hàng không. Một số thành phố ở các tỉnh lân cận là Quảng Đông và Quảng Tây cũng áp dụng các biện pháp tương tự.
Hải Nam thường được mệnh danh là "Hawaii của Trung Quốc", với những bãi biển cát trắng, các khu nghỉ dưỡng năm sao và mua sắm xa xỉ miễn thuế. Tuy nhiên, hiện không phải là mùa cao điểm du lịch tại Hải Nam. Theo truyền thông Trung Quốc, Yagi có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hải Nam trong một thập niên và có khả năng tác động đáng kể với các khu vực kém phát triển của hòn đảo này cũng như các khu vực khác ở miền Nam Trung Quốc.
Hơn 400.000 cư dân trên khắp Hải Nam đã được sơ tán đến nơi an toàn và hơn 34.000 tàu đánh cá đã quay trở lại cảng để trú ẩn. Chính quyền đảo Hải Nam đã ra lệnh đóng cửa tất cả các điểm tham quan du lịch đồng thời cảnh báo về gió mạnh và tàn phá.
Chuẩn bị ứng phó với tác động của bão, người dân đã dán băng dính vào cửa sổ và cửa kính để gia cố trước những cơn gió giật. Một số người đặt bao cát xung quanh khe cửa để ngăn ngập. Người dân vội vã tích trữ thực phẩm và đồ dùng, dẫn đến những hàng dài người xếp hàng và các kệ hàng trống rỗng tại các siêu thị.
Tàu thuyền neo đậu tránh bão Yagi tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. THX/TTXVN
Yagi sẽ là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hải Nam kể từ cơn bão Rammasun năm 2014. Siêu bão đó đã khiến 62 người tử vong tại Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 38 tỷ nhân dân tệ (5,3 tỷ USD).
Bão Yagi, được gọi là Enteng tại Philippines, đã kéo theo mưa lớn trên khắp quốc gia Đông Nam Á kể từ đầu tuần này, khiến 13 người thiệt mạng. Một số nơi tại đảo Luzon đã ghi nhận lượng mưa lên tới 400 mm.
Phần lớn miền Nam Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều tuần mưa lớn vào đầu năm nay. Lũ lụt và lở đất chết người đã gây tắc nghẽn đường cao tốc, phá hủy nhà cửa và dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo CNN)
Trung Quốc: Đóng cửa trường học, hủy chuyến bay nhằm ứng phó siêu bão Yagi Ngày 6/9, Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào khu vực miền Nam Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn. Với sức gió mạnh nhất liên tục là 245km/h ở vùng gần tâm bão (tương đương với bão cấp 4), cho đến nay, Yagi được ghi nhận là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới vào năm...