Siêu bão Neoguri chuẩn bị đổ bộ, Nhật Bản cảnh báo sơ tán diện rộng
Siêu bão Neoguri được xem là cơn bão lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua dự kiến sẽ đổ bộ Okinawa với sức gió ở tâm bão dự báo sẽ lên tới 270 km.
Siêu bão Neoguri đang đe dọa tàn phá đảo Okinawa của Nhật Bản với gió lớn và mưa xối xả buộc các quan chức địa phương phải ban hành cảnh báo yêu cầu người dân nên ở trong nhà và lực lượng Mỹ phải di tản một số máy bay khỏi cơ sở không quân lớn nhất của mình tại Thái Bình Dương trên đảo này.
Mưa to gió lớn đã được cảm nhận thấy ở Tokyo ngày 7/7 do ảnh hưởng của siêu bão Neoguri.
Siêu bão Neoguri được xem là cơn bão lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua dự kiến sẽ đổ bộ Okinawa với sức gió ở tâm bão dự báo sẽ đạt tới 270 km vào ngày 8/7. Nếu không đổi hướng, siêu bão Neoguri tiến vào lục địa Nhật Bản vào ngày 9/7.
Neoguri còn cách khoảng 600 km về phía nam của hòn đảo chính của Okinawa lúc 3 giờ GMT ngày 7/7 (10 giờ sáng nay giờ Hà Nội) và đang di chuyển về phía bắc tây bắc với vận tốc 25 km mỗi giờ.
“Hãy thận trọng, mọi người nên ở trong nhà và tránh đi ra ngoài nếu không thực sự cần thiết”, cơ quan khí tượng của Nhật Bản cảnh báo.
Các chuyên gia cho biết, bão Neoguri có thể sẽ đem tới gió lớn kỷ lục và những con sóng cao khi đổ bộ lên Okinawa.
Video đang HOT
Neoguri được dự báo có thể gây ảnh hưởng đến một khu vực có bán kính 500 km.
“Nó có thể ập tới Okinawa vào sáng ngày 8/7 gây mưa to gió lớn và sóng cao tại một số khu vực. Mọi người hãy sẵn sàng sơ tán ngay từ lúc này”, quan chức khí tượng Nhật Bản cho biết.
Neoguri được dự báo có thể gây ảnh hưởng đến một khu vực có bán kính 500 km và có thể đem mưa lớn kèm theo lũ lụt và sạt lở đất tới cả khu vực Kyushu, Tokyo và Osaka.
“Tôi kêu gọi người đứng đầu các thành phố không ngần ngại đưa ra lệnh sơ tán và không phải lo sợ rằng phản ứng này là quá thận trọng”, Keiji Furuya, Bộ trưởng quản lý thiên tai phát biểu tại một cuộc họp của chính phủ.
Căn cứ Không quân Mỹ ở Kadena, Okinawa đã bắt đầu di tản một số máy bay từ hôm 6/7 để đảm bảo an toàn.
“Tôi không thể nhấn mạnh sự nguy hiểm của cơn bão này khi nó chưa ập tới Okinawa. Nhưng đây là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ lên đảo trong 15 năm qua”, James Hecker chỉ huy Phi đội 18 đóng tại Kadena cho biết trong một tuyên bố đăng tải trên mạng.
Okinawa là thường xuyên hứng chịu các cơn bão, nhưng theo người dân địa phương, rất hiếm khi bão xuất hiện vào tháng 7./.
Theo Giáo Dục
Tâm bão Nari đã ở biên giới Việt - Lào
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 10h sáng 15/10, tâm bão Nari đã ở khu vực biên giới Việt - Lào.
Do ảnh hưởng của bão số 11, ở Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có gió giật mạnh cấp 6 - 11, vùng gần tâm bão đi qua gió giật mạnh cấp 12 - 14. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6 - 9; các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió giật mạnh cấp 10 - 12. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa tính đến 07 giờ sáng nay (15/10) khoảng 100 - 250mm, một số nơi có lượng lớn hơn như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 396mm, Nam Đông (Huế) 345mm; Bạch Mã (Huế) 659mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 340mm; A Lưới (Huế) 219mm.
Lúc 10 giờ sáng ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 16/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 102,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Đường đi của bão Nari
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, kết hợp với không khí lạnh, ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi hôm nay (15/10) còn có gió giật mạnh cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Sáng nay, khi đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam, bão Nari đã làm 2 người chết, 22 ghe bị chìm ở Quảng Nam, 7 người bị thương ở Đà Nẵng, gây tốc mái nhiều nhà cửa tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nhiều nơi bị ngập nặng.
Nước sông Hương đang lên nhanh, đục ngầu
Lực lượng chức năng đã có mặt chốt chặn ở nhiều tuyến đường nội đô Huế vì nước ngập
Trung tâm phố cổ Hội An vẫn ngập sâu trong nước
Chợ Hội An tan hoang trong bão
Cây gãy đổ vào nhà dân
Nhà cửa tan hoang vì bão
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương
Bão số 11 hướng thẳng vào miền Trung Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung Ương, sáng nay (12/10), bão Nari đã vượt qua đảo Lu-Dông (Philippines) đi vào khu vực phía Đông biển Đông - cơn bão số 11. Hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông Đông Nam. Sức...