Siêu âm mà không phát hiện thai phụ bị viêm ruột thừa
Ở phụ nữ mang thai lớn (3 tháng cuối thai kỳ) bị viêm ruột thừa thường ít gặp và rất khó chẩn đoán, vì khi đó tử cung to, đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường.
Bác sĩ khám cho thai phụ sau phẫu thuật – ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Ngày 5.9, Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, BV vừa thực hiện mổ ruột thừa cho thai phụ T.N.N (28 tuổi) hiện đang mang thai tháng thứ 7. Điều đáng nói là trước đó bác sĩ dùng siêu âm nhưng không phát hiện ra thai phụ viêm ruột thừa.
Theo bác sĩ, thai phụ nhập viện trong tình trạng đau ở nửa bụng bên phải, đau mơ hồ không khu trú tại một điểm cố định. Khi khám bụng thì các bác sĩ không loại trừ bị viêm ruột thừa.
Tuy nhiên, kiểm tra siêu âm bụng thai phụ thì không phát hiện được bất thường. Các bác sĩ đã hội chẩn ngay tại Khoa Cấp cứu và thống nhất cho thai phụ chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng để xác định bệnh. Kết quả cho thấy ruột thừa bị viêm với đường kính 10 mm, chưa bị vỡ.
Video đang HOT
Thai phụ đã được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Sau phẫu thuật thành công, hiện thai phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Quang Luật, người tiếp nhận và phẫu thuật cho thai phụ, cho biết ở phụ nữ mang thai lớn (3 tháng cuối thai kỳ) bị viêm ruột thừa ít gặp và rất khó chẩn đoán, vì khi đó tử cung to, đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường nên chẩn đoán thường bị chậm trễ.
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, siêu âm bụng chẩn đoán được viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối chỉ chiếm 3-5% trường hợp, chẩn đoán chỉ bằng cách khám lâm sàng có thể sai đến 42%. Chính vì vậy cần có sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI (phương tiện gần như không gây hại cho mẹ và thai nhi), mới giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh, nhằm tránh phải mổ nhầm những trường hợp không cần thiết phải mổ, tránh những biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Bác sĩ Phan Hoàng Nguyên, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, khuyến cáo: đối với thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ, khi có những dấu hiệu đau bụng tương tự như trên, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời nhằm tránh các biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Thai phụ khi mang thai lớn, nếu ruột thừa vỡ sẽ khó khăn cho việc súc rửa ổ bụng, đặc biệt thai lớn dẫn đến hậu quả áp xe tồn dư và dính ruột cho bà mẹ, khó khăn cho việc áp dụng phẫu thuật nội soi và như vậy nguy cơ phải mổ hở.
Lúc này dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai vì tai biến mổ hở hoặc viêm nhiễm ở bụng nhiều, gây kích thích tử cung co bóng mạnh hoặc có khi mẹ bị nhiễm trùng máu gây nhiễm trùng thai nhi.
Lý giải nguyên nhân siêu âm không phát hiện ra thai phụ viêm ruột thừa, theo các bác sĩ vì đặc điểm kích thước thai khá to gây chèn ép những cơ quan xung quanh nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn và rất khó xác định nguyên nhân chính xác. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán khó thể hiện được kết quả tốt nhất như siêu âm bị thai nhi che lấp.
Theo thanhnien.vn
Ăn trái cây để trong tủ lạnh, thai phụ bất ngờ mất con trong bụng và lời cảnh báo về lỗi bảo quản thực phẩm ai cũng mắc phải
Sau khi có biểu hiện sốt cao và nhức đầu, gia đình đã đưa thai phụ đến bệnh viện nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Sự cố đau lòng này xảy ra ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cách đây 3 tuần (vào tháng 7/2018). Theo tờ China Press, thai phụ ở độ tuổi 20, đang mang bầu tháng thứ 5 bất ngờ bị sốt cao và nhức đầu không lâu sau khi ăn trái cây trong tủ lạnh.
Lúc đầu, nhiệt độ cơ thể của thai phụ này ở mức 37,7C nhưng về sau nhiệt độ bắt đầu tăng lên bất thường. Gia đình nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện sau khi nhận thấy người phụ nữ không ngừng sốt cao. Tuy nhiên, mọi thứ đã quá muộn. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện đứa bé trong bụng mẹ đã tử vong.
Leong, bác sĩ bệnh viện cho biết: " Người mẹ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Khi để thịt sống trong tủ lạnh, nó sẽ trở thành nơi sản sinh hoàn hảo cho loại vi khuẩn gây độc này. Trái cây mà thai phụ ăn phải có thể đã bị nhiễm vi khuẩn này vì chúng không được bảo quản riêng biệt với thịt sống".
Thai phụ nhập veien sau khi ăn hoa quả bị nhiễm khuẩn độc hại vì để chung với thịt sống.
Bác sĩ Leong cho biết thêm, Listeria monocytogenes có thể tồn tại trọng tủ lạnh và tiếp tục sản sinh ở nhiệt độ thấp. Trong thực tế, nó thậm chí có thể tồn tại ở nhiệt độ -20C trong tối đa một năm.
Nó không gây nguy hiểm cho những người lớn khỏe mạnh nhưng có có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, hay với những người có hệ thống miễn dịch yếu. Trong trường hợp này, vi khuẩn đã xâm lấn nhau thai, nước ối và sau đó là em bé.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng loại vi khuẩn gây độc này, các bác sĩ khuyến cáo nên giữ tay sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn và nấu chín kỹ thức ăn để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra các bà mẹ mang thai nên rửa thật sạch, gọt vỏ trái cây để trong tủ lạnh trước khi ăn. Hoặc hâm nóng bất kỳ loại thịt nào đã được nấu chín để trong tủ lạnh trước khi ăn chúng để đảm bảo an toàn.
Thai phụ nên ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng cũng như bản thân mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Cắt thành công khối u nhầy lớn trong tim người phụ nữ Nữ bệnh nhân 54 tuổi ở TP HCM đến khám tại bệnh viện trong tình trạng khó thở, cảm thấy hồi hộp. Kết quả siêu âm tại Bệnh viên Đại học Y Dược TP HCM phát hiện có một khối u nhầy lớn trong tim người bệnh với kích thước 6x4x3 cm, lấp gần hết lỗ van hai lá, gây cản trở dòng...