“Siết” xe khách du lịch loại lớn lưu thông vào trung tâm
Ngày 19-7, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND – UBND TP Đà Nẵng cho biết:
Văn phòng vừa có Thông báo số 92/TB-VP thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đặng Việt Dũng tại cuộc họp về Dự án điều tra khảo sát và phân luồng tổ chức giao thông khu vực trung tâm TP (lưu ý phân luồng xe khách từ 30 chỗ ngồi trở lên) và Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hạng mục bãi đỗ xe (giai đoạn 1 – khu vực các quận Hải Châu, Thanh Khê và Sơn Trà).
Xe khách du lịch loại 45 chỗ ngồi đậu, đỗ trên đường Hùng Vương đoạn trước Nhà hát Trưng Vương.
Theo thông báo này, đối với phương án điều tiết các loại xe khách hơn 30 chỗ ngồi vào trung tâm TP: hạn chế lưu thông trên các đoạn, tuyến đường nằm trong khu vực các tuyến đường bao như Nguyễn Tất Thành – Lý Thái Tông – Hoàng Thị Loan – Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Hữu Thọ – Xô Viết Nghệ Tĩnh – 2 Tháng 9 – Bạch Đằng – 3 Tháng 2 – Nguyễn Tất Thành (các tuyến đường bao được phép lưu thông) trong thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ; giao Sở GTVT TP báo cáo cụ thể phương án triển khai thực hiện.
UBND TP giao Sở GTVT TP nghiên cứu đề xuất các phương án như: mở rộng đường, xây dựng đường trên cao, nút giao khác mức… nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng trong tương lai trên một số tuyến đường trục chính gồm: Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Văn Linh; Nguyễn Tri Phương – cầu Nguyễn Tri Phương; đường 2 Tháng 9 – Cách Mạng Tháng Tám…; so sánh, đánh giá tính hiệu quả giữa giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng với giải pháp phân luồng tổ chức lại giao thông theo các chỉ tiêu tác động về kinh tế, xã hội để lựa chọn phương án tối ưu cho TP; tiếp tục phối hợp các ngành, địa phương thường xuyên rà soát, đề xuất phương án quản lý đậu, đỗ xe (như cấm đỗ xe giờ cao điểm, cấm đỗ xe 24/24 giờ, thu phí đậu, đỗ…) trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông cao, có nguy cơ ùn tắc, tránh tình trạng đậu, đỗ xe tràn lan, thu hẹp lòng đường, giảm khả năng thông hành phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo đơn vị tư vấn kiểm tra, rà soát, cập nhật và tính toán đầy đủ diện tích bãi đỗ xe cho từng giai đoạn, đề xuất diện tích, quy mô bãi đỗ xe cần quy hoạch bổ sung cho từng khu vực để làm cơ sở nghiên cứu, chọn địa điểm quy hoạch trong thời gian đến, báo cáo UBND TP xem xét quyết định. Đặc biệt, UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng TP nghiên cứu đề xuất việc giảm xây dựng các nhà cao tầng tại khu vực trung tâm, ven biển, tránh quá tải hạ tầng kỹ thuật, xã hội.
Video đang HOT
Liên quan đến việc hạn chế xe khách loại lớn lưu thông vào khu vực TP, ngày 19-7, ông Bùi Thanh Thuận, Phó Giám đốc Sở GTVT TP cho biết: trước đó, ngày 5-7, UBND TP cũng đã ban hành Công văn số 4561/UBND-SDL về việc thống nhất theo đề xuất của Sở Du lịch TP về giải pháp đảm bảo TTATGT tại khu vực trung tâm TP. Cụ thể, đối với khách tham quan khu vực Nhà thờ Chính Tòa (nằm trên đường Trần Phú): cho phép bố trí khu vực dừng, đỗ phương tiện đón trả khách không quá 5 phút tại khu vực đường Bạch Đằng (khu vực nút giao với đường Trần Quốc Toản và khu vực trước khách sạn Brilliant). Hướng di chuyển cho khách tham quan khu vực này gồm: khu vực vỉa hè đường Bạch Đằng (phía trước khách sạn Brilliant) – vỉa hè đường Trần Quốc Toản – vỉa hè đường Yên Bái – Nhà thờ Chính Tòa và ngược lại. Đối với khách tham quan khu vực Trung Hưng Bửu Tòa (nằm trên đường Hải Phòng): đồng ý cho phép sử dụng tạm thời một phần diện tích trong khuôn viên sân vận động Chi Lăng để làm bãi dừng, đỗ xe ô-tô đón trả khách tham quan có thu phí (vị trí gần cổng số 5) và cho phép mở thêm 1 cổng phụ rộng 3m (vị trí cách cổng số 5 khoảng 10m về hướng đường Lê Duẩn) nhằm phục vụ nhu cầu đi bộ của du khách. Hướng di chuyển cho khách tham quan khu vực này gồm: khu vực bãi xe sân vận động Chi Lăng – đường Chi Lăng – Lê Duẩn – Ngô Gia Tự – Hải Phòng và ngược lại. Ngoài ra, cho phép lắp đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe trên 16 chỗ ngồi khu vực đường Ngô Gia Tự (đoạn từ Lê Duẩn đến Hải Phòng), đường Lê Duẩn (đoạn trước Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng). UBND TP yêu cầu thời gian hoàn thành các công việc lắp đặt trước ngày 20-7, thời gian thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn bắt đầu từ ngày 20-7 đến hết ngày 31-7. Thời gian bắt đầu xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông tại khu vực bắt đầu từ ngày 1-8.
Theo lãnh đạo Sở GTVT TP: Ngành du lịch của TP tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua là đã làm gia tăng đột biến các loại phương tiện, đặc biệt là xe khách du lịch từ 16 chỗ ngồi trở lên lưu thông vào khu vực trung tâm TP, gây ách tắc giao thông cục bộ tại một số nút giao thông, trục đường chính vào các khung giờ cao điểm. Thống kê của cơ quan chức năng cho biết tổng số xe khách du lịch biển số Đà Nẵng đang hoạt động là gần 4.000 xe, trong đó, có 751 xe trên 30 chỗ ngồi. Hệ thống camera giám sát giao thông công cộng của Đà Nẵng ghi nhận trung bình cứ 100 xe khách du lịch chạy vào nội thành thì có khoảng 21 xe biển số ngoại tỉnh…
PHÚ NAM
Theo CADN
Hướng tới mục tiêu nông dân giàu có, nông thôn văn minh
Đó là nội dung được đem ra thảo luận thực hiện tại Hội nghị sơ kết công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm được Hội Nông dân tỉnh tổ chức sáng 19/7.
6 tháng đầu năm, công tác hội và phong trào nông dân đạt nhiều kết quả tích cực, khá đều trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về pháp luật, phát triển kinh tế; có các giải pháp thu hút hội viên... trong 6 tháng cuối năm 2019.
Ông Trần Văn Hường - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Phú Hương
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/HNDTW về "Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới" đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, hành động và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ hội và hội viên nông dân toàn tỉnh đối với việc tuyên truyền về vai trò, vị trí và trách nhiệm trong tiến trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.
Chất lượng các phong trào hoạt động, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân được nâng cao, từ đó góp phần tăng hiệu quả tuyên truyền, vận động nông dân tham gia tổ chức hội; công tác tuyên truyền, vận động có nhiều đổi mới, qua nhiều kênh thông tin sinh động giúp hội viên nông dân tiếp cận hiệu quả nhất.
Các tập thể nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh. Ảnh: Phú Hương
Tại hội nghị, bên cạnh nêu ra các khó khăn, vướng mắc cũng như hạn chế qua 5 năm thực hiện, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả nghị quyết trong thời gian tới.
Đó là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến hội viên; nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, giúp nông dân nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc trang bị kiến thức, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của nông dân xã Giai Xuân, Tân Kỳ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: tư liệu
Đồng thời chủ động thực hiện tốt các chương trình phối hợp nhằm thu hút các nguồn lực để triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng và dư luận xã hội của hội viên để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Dịp này, ông Trần Văn Hường - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh là 1 trong 10 cá nhân của cả nước được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính; có 2 tập thể được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/HNDTW về "Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới"
Phú Hương
Theo Baonghean
Đồng thuận, đoàn kết tạo bước đột phá Sơn La là tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới 83,51%. Với xuất phát điểm thấp, dân trí chưa cao, nhưng nhờ đổi mới phương thức vận động, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều bước đột phá. Bà...