“Siết” lao động nước ngoài từ… trước khi tuyển
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) vừa ban hành Thông tư hướng dẫn một số quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, với những quy định chặt chẽ từ khi dự kiến tuyển người cho đến khi chấm dứt lao động…
Giải trình vị trí và số lượng trước khi tuyển
Theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH, trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến tuyển người lao động nước ngoài phải báo cáo giải trình theo quy định về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc tối đa không quá 2 năm và nộp trực tiếp tới Sở LĐ, TB&XH tỉnh, thành phố nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Người sử dụng lao động đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình bổ sung trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người lao động nước ngoài với Sở LĐ, TB&XH nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Sở LĐ, TB&XH thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài với từng người sử dụng lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.
Đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP thì trước ít nhất 2 tháng đối với đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và trước ít nhất 1 tháng đối với đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam, nhà thầu có trách nhiệm gửi đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu (có xác nhận của chủ đầu tư về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài).
Trường hợp nhà thầu có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung số lao động nước ngoài đã xác định trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì chủ đầu tư phải xác nhận về việc chấp thuận phương án điều chỉnh, bổ sung nhu cầu lao động nước ngoài cần sử dụng của nhà thầu theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này và trước khi tuyển người lao động nước ngoài theo phương án điều chỉnh, bổ sung thì nhà thầu phải thực hiện việc đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Ảnh minh họa
Xác định rõ nhân thân
Thông tư của Bộ LĐ, TB&XH quy định, trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Video đang HOT
Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành; Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.
Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong hai loại giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh là người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam; Văn bản xác nhận là chuyên gia do cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thẩm quyền tại nước ngoài công nhận.
Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thì phải có các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật với thời gian ít nhất 1 năm; Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 3 năm làm việc trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.
Phải báo cáo định kỳ
Theo Thông tư, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trước ngày 5 của tháng đầu tiên hằng quý về Sở LĐ, TB&XH nơi thực hiện dự án về tình hình tuyển và quản lý người lao động nước ngoài làm việc cho các nhà thầu của quý liền trước đó
Người sử dụng lao động thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng, trước ngày 5 tháng 7 và hằng năm, trước ngày 15 tháng 1 kế tiếp về Sở LĐ, TB&XH nơi người sử dụng lao động đóng trụ sở chính, thực hiện dự án, thực hiện gói thầu về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài và báo cáo tình hình biến động số lượng người lao động nước ngoài. Đồng thời thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở LĐ, TB&XH về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Sau khi nhận định Tòa đã xử lố Dương Tự Trọng 6 năm tù ở hành vi "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép", chuyên gia luật Trịnh Minh Tân lại đặt vấn đề: Phải chăng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm của TP Hà Nội đã bỏ lọt hành vi che giấu tội phạm của bị cáo này?
Việc trốn đi nước ngoài của Dương Chí Dũng là nhằm mục đích trốn tránh việc xử lý của pháp luật về hành vi phạm tội trước đó của ông ta. Nội dung này đã được thể hiện rõ trong cáo trạng, trong quá trình xét xử vụ án và nội dung trong bản án của Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Bị cáo Dượng Tự Trọng và các đồng phạm đều biết mục đích này. Nhưng còn tội che giấu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng lại "quên" mất?.
Điều 21 Bộ luật Hình sự đã đưa ra khái niệm "che giấu tội phạm" như sau: "Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định".
Điều 313 về tội "che giấu tội phạm" có hai khoản, Khoản 1 quy định: "Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: ... Điều 278, các Khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);... Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ);...".
Đây cũng là yếu tố cấu thành cơ bản của tội danh "che giấu tội phạm".
Căn cứ vào khái niệm che giấu tội phạm quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự thì nội dung của các yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313 thể hiện qua:
Khách quan
Hành vi che giấu tội phạm nói chung thường được thực hiện đa dạng. Trong vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm cũng có dấu hiệu chung là tuy không có hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết Dương Chí Dũng bị cơ quan điều tra khởi tố, Dương Tự Trọng và các đồng phạm đã tiến hành một loạt các hoạt động để Dương Chí Dũng thực hiện hành trình đi trốn (sang Campuchia, Singapore) và nơi ẩn náu cuối cùng (Mỹ) để khỏi bị bắt.
Tội phạm đã hoàn thành khi Dương Tự Trọng và các đồng phạm thực hiện các hành vi nêu trên. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội che giấu tội phạm. Do đó dù kết quả có che giấu được hay không thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (ngoài các quy định của pháp luật về việc miễn trách nhiệm hình sự).
Nếu chỉ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn trong nước (như che giấu trong nhà, đưa đi trốn ngoài đảo, trên rừng...) thì các bị cáo chỉ phạm một tội là tội che giấu tội phạm. Nếu đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài thì ngoài việc phạm tội che giấu tội phạm, các bị cáo phạm thêm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Khách thể của tội phạm: tội che giấu tội phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường và đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm.
Dương Tự Trọng
Chủ quan
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Trong vụ Dương Tự Trọng và các đồng phạm đưa Dương Chí Dũng đi trốn, các bị cáo biết tội phạm đã được thực hiện, đồng thời hiểu được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho người phạm tội (Dương Chí Dũng) trốn tránh, gây cản trở cho việc điều tra, khám phá và xử lý tội phạm.
Có một điểm lưu ý là người che giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, nhưng không nhất thiết phải biết chi tiết, tường tận, cụ thể và các diễn biến của tội phạm mới cấu thành tội che giấu tội phạm. Trong trường hợp này, người phạm tội che dấu tội phạm chỉ cần biết Dương Chí Dũng đã thực hiện tội phạm là đã có dấu hiệu phạm tội che giấu tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 313.
Trong tội che giấu tội phạm, động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo về hành vi "che giấu tội phạm" là để lọt tội phạm.
Trong trường hợp bị cáo Dương Tự Trọng và các đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm thì cũng chỉ bị áp dụng theo Khoản 1 Điều 313: "Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: ...Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản);... Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ)".
Tại sao chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 mà không là Khoản 2 Điều 313?
Khoản 2 Điều 313 quy định: "Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm".
Mặc dù bị cáo Trọng và các bị cáo khác đều có chức vụ, quyền hạn trong phạm vi ngành nghề của mình, nhưng họ không lợi dụng dụng chức vụ quyền hạn vào việc đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài trái phép nhằm giúp Dũng trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, mà hành vi phạm tội của họ hoàn toàn độc lập với chức vụ quyền hạn của mà họ có.
Án sơ thẩm đã tuyên, các bị cáo có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội lập cáo trạng truy tố, nhưng để lọt tội thì khả năng viện kiểm sát này kháng nghị là không có. Nhưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án để kháng nghị theo hướng theo hướng hủy bản án sơ thẩm để đều tra lại với lý do để lọt tội.
Do bị truy tố xét xử theo Khoản 3 Điều 275 nên Dương Tự Trọng và các bị cáo bị tuyên mức hình phạt tù khá cao. Nếu vụ án được điều tra, truy tố, xét xử lại thì mức hình phạt sẽ giảm, dù có bị truy tố, xét xử về hai tội danh: Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Khoản 2 Điều 275 và tội che giấu tội phạm theo Khoản 1 Điều 313.
Mức hình phạt tù của cả hai tội công lại cũng sẽ vẫn nhẹ hơn bị xét xử theo Khoản 3 Điều 275, nhưng sẽ "tâm phục, khẩu phục", vì mục đích của các bị cáo là che giấu tội phạm. Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài cũng nhằm mục đích này.
Thạc sĩ luật Trịnh Minh Tân (nguyên Trưởng phòng Kiểm sát xét xử án hình sự, VKSND TPHCM)
Theo Một thế giới
Nữ cửu vạn Sài Gòn vác bao tải nặng hơn 50kg mưu sinh Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc phụ nữ không được làm chinh thưc co hiệu lực từ 15/12. Thế nhưng, tại Sài Gòn, nhiều phụ nữ hàng ngày vẫn vác những bao tải phân bón trên 50kg để mưu sinh. Thông tư số 26/2013 của Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc phụ nữ không được làm chinh...