Siết hoạt động thanh toán “khống” thẻ tín dụng: Ngân hàng phải đánh giá, phân loại rủi ro
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải đánh giá, phân loại rủi ro lần đầu và định kỳ với đơn vị chấp nhận thẻ phù hợp với đặc điểm ngành, nghề kinh doanh như: sàng lọc, xác minh danh tính của đơn vị chấp nhận thẻ; kiểm tra thông tin về ngành, nghề kinh doanh và chủ sở hữu của đơn vị chấp nhận thẻ…
Ngân hàng Nhà nước đang trình Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Trong đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung nhiều quy định theo hướng siết chặt hơn hoạt động của thẻ ATM và thẻ tín dụng.
Trong đó, đáng lưu ý, đối với các hành vi bị cấm, Dự thảo sửa đổi, bổ sung các hành vi, bao gồm: cấm sử dụng thẻ để thanh toán ra nước ngoài cho các giao dịch kinh doanh, mua bán ngoại tệ, chứng khoán trên sàn thương mại điện tử nước ngoài; cấm sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Cấm thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ.
Riêng đối với thẻ tín dụng, Dự thảo quy định thẻ tín dụng chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ.
Không được sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ trả trước, ngoại trừ trường hợp chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ trả trước của đơn vị chấp nhận thẻ với mục đích thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.
Video đang HOT
Hoạt động thanh toán “khống” thẻ tín dụng đang khá phổ biến
Với thẻ trả trước vô danh, chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ ở Việt Nam và không được sử dụng để giao dịch trên Internet, thiết bị di động. Đồng thời, chủ thẻ trả trước vô danh cũng không được rút tiền mặt.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức thanh toán thẻ đối với đơn vị chấp nhận thẻ, nhằm quản lý, giám sát chặt chẽ hơn đơn vị chấp nhận thẻ.
Cụ thể, các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải đánh giá, phân loại rủi ro lần đầu và định kỳ với đơn vị chấp nhận thẻ phù hợp với đặc điểm ngành, nghề kinh doanh.
Các bước đánh giá tối thiểu bao gồm: Sàng lọc đơn vị chấp nhận thẻ; xác minh danh tính của đơn vị chấp nhận thẻ; kiểm tra thông tin về ngành, nghề kinh doanh và chủ sở hữu của đơn vị chấp nhận thẻ; phân tích mô hình và hoạt động kinh doanh của đơn vị chấp nhận thẻ; phân tích nội dung trang điện tử của đơn vị chấp nhận thẻ (nếu có); kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu bảo mật đối với hệ thống thẻ của đơn vị chấp nhận thẻ; đánh giá rủi ro tín dụng.
Dự thảo thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước được xây dựng trong bối cảnh hoạt động thanh toán “khống” qua thẻ tín dụng diễn ra phổ biến, công khai. Nhiều đơn vị chấp nhận thẻ không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn quẹt thẻ để khách hàng rút tiền mặt, đồng thời hưởng phí dịch vụ.
Đầu tháng 8/2019, Ngân hàng Nhà nước đã phải ban hành văn bản tới các đơn vị liên quan, yêu cầu tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Theo anninhthudo.vn
TPBank đạt 2.404 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 50%
TPBank vừa nâng cấp và hoàn thiện thành công phương thức xác thực sinh trắc học tại LiveBank, cho phép sử dụng vân tay thay thế hoàn toàn chứng minh nhân dân, thẻ ATM, mật khẩu... cho các giao dịch.
Giao dịch tại TPBank. (Ảnh: CTV)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.404 tỷ đồng, tăng gần 50% (tương đương 790 tỷ đồng) so với cùng kỳ và hoàn thành trên 75% kế hoạch năm.
Hoạt động tài chính của ngân hàng được đánh giá là an toàn, lành mạnh và tăng trưởng bền vững. Hiện tại, tổng tài sản ngân hàng đạt trên 154.000 tỷ đồng, hoàn thành tới 98,76% kế hoạch đã đề ra tại đại hội cổ đông hồi tháng Tư năm nay. Tổng huy động đạt trên 138.000 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 97,3% kế hoạch mục tiêu; nợ xấu ở mức 1,48%.
Đầu tháng Chín, TPBank thông báo đã trích lập đủ dự phòng và mua lại toàn bộ 756,6 tỷ đồng danh mục trái phiếu Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trước thời hạn. Động thái này giúp TPBank đưa toàn bộ nợ xấu về chỉ còn nợ nội bảng, tăng tính minh bạch cho ngân hàng.
Ngân hàng cũng vừa nâng cấp và hoàn thiện thành công phương thức xác thực sinh trắc học tại LiveBank, cho phép sử dụng vân tay thay thế hoàn toàn chứng minh nhân dân, thẻ ATM, mật khẩu... cho các giao dịch như nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền liên ngân hàng, gửi tiết kiệm. Với việc hoàn thiện tính năng này, khách hàng hoàn toàn yên tâm về việc bảo mật và tiết kiệm thời gian giao dịch hơn trước rất nhiều.
Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu chi tiêu qua thẻ của khách hàng, TPBank cũng liên kết với hơn 1.000 thương hiệu khác nhau ở các lĩnh vực như ẩm thực, mua sắm, làm đẹp, du lịch... để đưa ra mức ưu đãi lên tới 50% cho chủ thẻ tín dụng./.
Theo Thúy Hà (Vietnam )
Thông tư 22 tác động như thế nào đến Vietinbank? Thông tư 22 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng NIM của Vietinbank trong bối cảnh tỷ lệ LDR hiện tại của ngân hàng này là 89%... Vietinbank trước Thông tư 22. Ảnh: SHBS. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22 quy định về mức trần tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) là 85%...