“Siết” hoạt động sao chép tranh, tượng
Chiều nay 14.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung dự thảo “Nghị định về hoạt động mỹ thuật”.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định này là ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, việc sử dụng tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ để sao chép và bản sao chép tranh, tượng danh nhân, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư cấp giấy phép (trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng sẽ được điều chỉnh bằng quy định khác – PV).
Theo đó, việc cấp phép phải thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Video đang HOT
Trong báo cáo thẩm tra, thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng hiện tượng sao chép tác phẩm mỹ thuật đang có những diễn biến phức tạp, vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm quản lý chặt chẽ. Do vậy, ban soạn thảo cần bổ sung nội dung này vào dự thảo nghị định cho đầy đủ, chặt chẽ hơn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, “việc sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật thực tế có những trường hợp rất lộn xộn, sau khi nghị định này ra đời sẽ xử lý đối với những tác phẩm đã sao chép rồi như thế nào, sẽ hủy đi, hay bắt đăng ký lại để cấp phép thì chưa thấy quy định trong dự thảo nghị định”.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng nhấn mạnh: Sao chép tranh giờ chả phải xin phép ai, vì vậy cần quan tâm thêm hoạt động quản lý sao chép cho đồng bộ với quy định về sở hữu trí tuệ. “Ví dụ mấy chục năm sau tác giả bức tranh mất đi thì muốn sao chép có phải xin phép ai không?”, bà Mai đặt tình huống.
Còn theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì những quy định của dự thảo nghị định mới chỉ tập trung vào phạm vi sao chép tranh, tượng lãnh tụ, trong khi thực tế nhiều cửa hàng trưng bày, bán các sản phẩm mỹ thuật hiện nay tuy đề là trưng bày đồ cổ nhưng nhiều trường hợp là đồ giả cổ.
Vì vậy, ông Ksor Phước đề nghị cần bổ sung vào dự thảo nghị định các quy định liên quan đến trưng bày, bán đồ giả cổ hiện nay để bảo đảm chủ cửa hàng cũng phải chịu trách nhiệm về hàng của mình.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bổ sung, hoàn thiện nghị định.
Theo TNO
Luật pháp bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Sáng 24-9, tại Hà Nội, Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã chính thức Giới thiệu Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn sửa đổi.
Tại hội nghị, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, Bộ luật Lao động sửa đổi (có hiệu lực từ 1-5-2013) và Luật Công đoàn sửa đổi (có hiệu lực từ 1-1-2013) đã kịp thời điều chỉnh để phù hợp với thực tế thị trường lao động và quan hệ lao động hiện nay.
Một trong những thay đổi chính ở 2 văn bản pháp luật quan trọng này là Chính phủ phải đóng vai trò chủ động trong việc hỗ trợ quá trình thương lượng tập thể giữa người sử dụng lao động và công đoàn, với tư cách là đại diện thật sự cho người lao động, góp phần làm giảm dần số cuộc đình công tự phát ở nước ta...
Theo ANTD
Quảng Ngãi: Tìm thấy 40.000 cổ vật trên con tàu đắm Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm ó giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển. Chồng chậu gồm 11 chiếc chậu gốm tráng men nâu kết dính thành khối cùng san hô và tiền đồng có dấu hiệu bị cháy Ngày 3/1, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho...