Siết hậu kiểm thực phẩm doanh nghiệp tự công bố
Ba Bộ cùng UBND các tỉnh hậu kiểm sản phẩm doanh nghiệp tự công bố, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra.
Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trong năm nay. Theo đó các Bộ Y tế, Nông nghiệp, Công thương và UBND tỉnh các cấp chịu trách nhiệm hậu kiểm từng nhóm mặt hàng cụ thể, theo nguyên tắc tránh chồng chéo.
Cụ thể, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý 6 nhóm ngành hàng gồm thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đá thực phẩm; các vi chất bổ sung vào thực phẩm; bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và nhóm các mặt hàng 2 Bộ chưa quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý 19 nhóm hàng. Bộ Công thương 8 nhóm.
Với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm, nguyên liêu; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm… Ảnh: T.C.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết, công tác hậu kiểm sẽ tập trung vào các sản phẩm tự công bố, sản phẩm nhập khẩu thuộc diễn miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm… Trong đó vừa hậu kiểm hồ sơ, vừa lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Đây là lần đầu tiên triển khai giám sát thực phẩm theo hướng này. Mục tiêu 100% sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra, giám sát một lần trong năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn.
Tại Trung ương, công tác hậu kiểm tập trung tại các địa bàn Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Vĩnh Long… Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm vừa ban hành đã thay đổi phương thức quản lý thực phẩm tại Việt Nam. Hiện nay, trừ 4 nhóm thực phẩm có yêu cầu đặc biệt, đa số thực phẩm thông thường doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng, cơ quan chức năng chịu trách nhiệm hậu kiểm. Điều đó đồng nghĩa giảm bớt tiền kiểm, tập trung vào hậu kiểm.
“Thông thoáng đầu vào nhưng quản lý chặt đầu ra. Doanh nghiệp tự công bố chất lượng, cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm; khi phát hiện ngoài xử phạt toàn bộ sản phẩm bị thu hồi”, ông Phong nhấn mạnh.
Hiện nay, để kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, Việt Nam thực hiện cả hình thức tiền kiểm và hậu kiểm. Theo đó, trước khi sản phẩm lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bao gồm phiếu kiểm nghiệm, ghi nhãn… để cơ quan nhà nước kiểm tra giấy tờ, đối chiếu các chỉ tiêu an toàn doanh nghiệp tự công bố đã phù hợp chưa…, tức tiền kiểm. Trong quá trình kinh doanh, cơ quan chức năng tiếp tục định kỳ hoặc đột xuất lấy mẫu xét nghiệm (hậu kiểm) để giám sát chất lượng.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Khởi tố, tạm giam 2 đối tượng làm giả 2 tấn mì chính
Ham lợi nhuận khổng lồ từ việc làm mì chính giả, Dậu và Tuấn đã mua mì chính giá rẻ của Trung Quốc, loại 25kg/bao về sang chiết, đóng gói làm giả mì chính nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto rồi bán cho người tiêu dùng.
Thông tin từ công an tỉnh Nam Định cho biết, mới đây, công an huyện Giao Thủy, đã bắt giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 2 đối tượng là Bùi Thị Dậu và Lưu Quang Tuấn về tội "Buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm".
Hai đối tượng Tuấn và Dậu mua mì chính giá rẻ của Trung Quốc rồi làm giả mì chính nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto rồi bán cho người tiêu dùng (ảnh: CAND)
Cụ thể, qua quá trình khám xét tại cơ sở của Dậu và Tuấn, cơ quan Công an đã thu giữ 1 máy ép nhiệt, 222 gói mì chính giả nhãn hiệu Miwon, 196 gói mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto, 70 gói hạt nêm Knorr, 76 bao mì chính Trung Quốc loại 25kg/bao. Tổng trọng lượng mì chính thu giữ của 2 cơ sở là 2,2 tấn. Qua giám định, 222 gói mì chính nhãn hiệu Miwon, 196 gói mì chính nhãn hiệu Ajinomoto đều là hàng giả.
Tang vật vụ án cơ quan Công an thu giữ (ảnh: CAND)
Tại cơ quan công an, Bùi Thị Dậu và Lưu Quang Tuấn khai nhận, để kiếm lời, Dậu và Tuấn đã mua mì chính giá rẻ của Trung Quốc loại 25kg/bao về sang chiết, đóng gói làm giả mì chính nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto rồi bán cho người tiêu dùng.
Đức Văn
Theo Dantri
Vụ TS - sao chỉ một, hai "đại sứ" từ showbiz xin lỗi? Rất nhiều người bị lừa dùng sản phẩm của TS Việt Nam vì tin vào lời "quảng cáo" của những nghệ sỹ nổi tiếng là "đại sứ" thương hiệu. Nhưng tại sao, thời điểm này, mới có một, hai nghệ sỹ lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng? Liên quan tới vụ việc 14.000 sản phẩm trị giá 11 tỉ đồng của Công...