“Siết” hàng ăn vỉa hè: Làm sao xử phạt?
“Áp đặt và không khả thi” là đánh giá của TS Nguyễn Hữu Nguyên – Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam – về thông tư 30 của Bộ Y tế quy định điều kiện với cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó có cả thức ăn đường phố.
TS Nguyễn Hữu Nguyên nói: “Phải từ từ chuyển đổi, đâu thể ra quy định một cái là phạt ngay. Quy định lại quá chi tiết, yêu cầu người bán thực phẩm ai cũng phải khám sức khỏe, có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và có giấy chứng nhận đã được tập huấn phải có đủ nước sạch, có bàn cao, khu chế biến đồ ăn sống và chín riêng, có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu…
Chưa nói đến việc người bán hàng rong không đủ điều kiện để thực hiện mà ngay cơ quan chức năng cũng khó đủ nhân lực để kiểm tra, xử phạt. Rồi quy trình khám sức khỏe, quy trình xem xét, đo lường chất lượng thực phẩm sẽ phải được thực hiện ra sao? Đối tượng bán hàng rong rất phân tán, không có khu vực hoạt động cố định thì làm sao quản lý, xử phạt được triệt để?”.
TS Nguyễn Hữu Nguyên – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất được quan tâm, theo TS phải làm thế nào mới hợp lý?
Hợp lý nhất là phải làm từ gốc, quản lý thị trường, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện hết trách nhiệm, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Nếu làm triệt để, thực phẩm bẩn không tuồn ra được thị trường thì người bán hàng rong sẽ luôn mua được thực phẩm chất lượng để chế biến. Phải kiểm tra cái gốc, Nhà nước không thể đưa nhân lực đi kiểm tra từng cái được.
Video đang HOT
Một số nước phát triển như Pháp, Singapore… cũng có hàng rong. TS có nghĩ với Việt Nam, đây là một điều đương nhiên, không thể xóa bỏ được?
Năm 2009 tôi làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Xây dựng ý thức thị dân ở TP.HCM trong tiến trình phát triển đô thị văn minh, hiện đại”, trong phần ý thức về môi trường có đề cập đến người bán hàng rong. Chúng tôi đã đề xuất không nên dẹp bỏ hàng rong mà dần dần đưa hàng rong vào hoạt động quy củ. Người bán hàng rong nào đã đạt quy chuẩn thì cơ quan quản lý sẽ cấp cho họ một cái biển công nhận để khách hàng chọn lựa.
Một nhà Hà Nội học từng nói nếu không có hàng rong thì cũng không còn Hà Nội. Hàng rong là một loại hình buôn bán rất thích hợp với những đô thị nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, thích hợp với kiểu ăn uống, mua bán ở ngoài trời. Đó là một nhu cầu phù hợp với đời sống người dân và điều kiện tự nhiên ở nước ta. Ở các nước ôn đới, mùa đông trời lạnh, lúc đó không cần quy định cũng không ai bán hàng rong. Chúng ta không thể tước quyền lựa chọn này của người tiêu dùng bằng những quy định mà khó có người bán hàng rong nào đáp ứng đủ.
Không ai chịu trách nhiệm
Nói về công tác xây dựng pháp luật của nước ta, trong nhiều cái không như “không kịp thời”, “không hợp lý”, “không thực tế”… thì bức bối nhất vẫn là “không khả thi”. Bởi lẽ các cơ quan quản lý nhà nước đã xác định được hành vi nào nguy hiểm cho xã hội, có nguy cơ gây ra những hậu quả xấu nên mới ban hành văn bản điều chỉnh. Cần thiết, đúng đắn vậy nên các quy định này luôn được dư luận ủng hộ. Chỉ tiếc là những người có thẩm quyền đã không thể, không dự liệu sẵn mọi tình huống để đảm bảo những quy định họ đề ra sẽ được thực thi hiệu quả nhất. Các biện pháp chế tài để qua đó tạo ra những chuẩn mực pháp lý cứ đua nhau ra đời nhưng chẳng có tổ chức, cá nhân nào giám sát, xử lý vi phạm khiến các quy định có cũng như không.
Về những quy định cần thiết, đúng đắn nhưng không khả thi, có thể kể ngay một số điển hình như: nghị định 45/2005 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, phạt hành vi hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng nghị định 52/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy xử phạt hành vi sử dụng điện thoại ở cây xăng quyết định 2891 của Bộ NN&PTNT giao UBND các cấp có nhiệm vụ lập đội bắt giữ chó, mèo chạy rông và mắc bệnh dại…
Thực tế nhiều năm cho thấy lý ra phải khảo sát, tính toán kỹ lưỡng phương án, nhân sự thực hiện (nhất là đối với các quy định đã có từ lâu) thì các cơ quan cứ ban hành để rồi thực hiện được chăng hay chớ. Hậu quả là trật tự xã hội không được gìn giữ, bảo vệ, người dân có tâm lý coi thường pháp luật. Xem ra những người có liên quan đến việc cho ra đời những văn bản này “có tội” nhiều hơn có công!
Có điều cần lưu ý là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh, xử lý người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật. Ở đây toàn là những văn bản đúng pháp luật nên không thể ràng buộc trách nhiệm gì đối với người ban hành. Còn đối với phía những người có nhiệm vụ thi hành những quy định này, do có quá nhiều người được giao việc nên khi cần quy trách nhiệm thì không biết “níu áo” ai, hoặc người được giao việc có nhiều lý do khách quan về nhân sự, điều kiện… để viện dẫn thì làm sao chế tài họ được? Một lỗ hổng pháp lý lớn liên quan đến việc tổ chức và hoạt động hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính đã được nhìn thấy nhưng cách nào khắc phục xem ra vẫn còn là câu hỏi.
Theo 24h
"Siết" hàng ăn vỉa hè: Dân nghèo ăn đâu?
Hôm nay (20/1) thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.
Đã gọi là hàng rong...
Hiện nhiều người dân cho rằng thông tư 30 sẽ gây ra khó khăn lớn với những người buôn bán hàng rong trên phố dù không có điều nào "cấm" họ hoạt động.
Khi đề cập vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư 30, chị Xuân bán cháo sườn rong khu vực KTX Học viện Báo chí tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: "Thông tư đưa ra không sai, thế nhưng những người quang gánh rong ruổi đường phố như chúng tôi thì khó mà thực hiện được vì chúng tôi không ngồi một chỗ để buôn bán mà thường di chuyển nay đây mai đó. Làm cái nghề này lời lãi được bao nhiêu đâu, bây giờ mà sắm sửa đồ dùng thì rất tốn kém và còn lỉnh kỉnh. Ngoài ra, nhiều quán ăn sang trọng cũng chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh hơn hàng vỉa hè".
Gánh cháo sườn của chị Xuân chỉ bán vào chiều tối
Chị Mười (quê Nam Định) vừa mở gánh hàng bánh khoai tỏ ra lo lắng vì là người ngoại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống, vốn liếng của chị chỉ đủ sắm một gánh hàng bán đủ ăn qua ngày, gánh hàng của chị thường ngày vốn cũng khá đông khách. Tuy nhiên nếu như Bộ Y tế làm nghiêm ngặt thì chị cũng xác định không duy trì được gánh hàng vì không có tiền mua các vật dụng cần thiết. Chị Mười nhận định: "Yêu cầu đưa ra không phải dễ dàng thực hiện, mà vô tình nó còn triệt đường làm ăn của người dân như chúng tôi".
Dân nghèo ăn đâu?
Từ lâu hàng ăn vỉa hè đã trở thành một phần trong đời sống người bình dân. Học sinh, sinh viên và những người ít có thời gian nấu nướng vẫn là khách quen của những quầy hàng rong.
Một hàng cháo trai gần bến xe Kim Mã vừa "chạy phường" rồi trở lại bán hàng như cũ
Chị Nguyễn Thị Giang (quê Hải Dương), sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội, là một thực khách quen thuộc của hàng ăn vỉa hè chia sẻ: "Những gánh hàng rong rất khó đảm bảo được những yêu cầu của Thông tư 30, bởi vì phần lớn họ là dân ngoại tỉnh lên đây kiếm sống, không có tiền để đầu tư mở quán ăn. Những hàng quán kiểu này sẽ phù hợp hơn với sinh viên và những người lao động nghèo. Có thể vấn đề an toàn thực phẩm chưa thật tốt nhưng tôi nghĩ vẫn ổn, những người đến ăn ở đây không dám đòi hỏi thêm vì họ đâu có tiền".
Hàng ăn vỉa hè nhếch nhác nhưng lại thu hút đông các bạn học sinh, sinh viên
Bác sỹ - Thượng tá Trịnh Văn Oánh, Phòng hậu cần, Cục quân khí, Tổng cục kỹ thuật Bộ quốc phòng nhận định: "Theo tôi thông tư này không có gì vô lý, tuy nhiên chắc chỉ đạt được phần nào ý nghĩa tuyên truyền thôi, không thể thực hiện được bởi 3 lý do chính: Thứ nhất, do tập quán của đại bộ phận người VN là thích ăn vỉa hè. Thứ hai, ăn như vậy hợp với túi tiền, bởi lẽ nếu một suất ăn cùng chất lượng thì ăn ở hè phố chắc chắn rẻ hơn rất nhiều trong quán sang trọng. Thứ ba, có rất nhiều yếu tố tạo nên tính an toàn thực phẩm chứ không riêng gì ăn ở hè phố hay trong nhà hàng, ví dụ như: nguồn gốc, quy trình vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phụ gia thực phẩm... Và thông tư quy định như vậy, nhưng chế tài nào xử phạt, ai kiểm tra và xử phạt, đó mới là vấn đề đáng nói".
Theo 24h
"Siết" hàng rong từ 20/1/2013: Dân nghèo ăn ở đâu? Hôm nay (20/1) thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp. Gánh cháo sườn của chị Xuân chỉ bán vào chiều tối Đã gọi là hàng rong... Hiện nhiều người dân cho rằng thông tư 30 sẽ gây ra khó...