“Siết” hàng ăn vỉa hè: Dân nghèo ăn đâu?
Hôm nay (20/1) thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện “chặt” thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.
Đã gọi là hàng rong…
Hiện nhiều người dân cho rằng thông tư 30 sẽ gây ra khó khăn lớn với những người buôn bán hàng rong trên phố dù không có điều nào “cấm” họ hoạt động.
Khi đề cập vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư 30, chị Xuân bán cháo sườn rong khu vực KTX Học viện Báo chí tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Thông tư đưa ra không sai, thế nhưng những người quang gánh rong ruổi đường phố như chúng tôi thì khó mà thực hiện được vì chúng tôi không ngồi một chỗ để buôn bán mà thường di chuyển nay đây mai đó. Làm cái nghề này lời lãi được bao nhiêu đâu, bây giờ mà sắm sửa đồ dùng thì rất tốn kém và còn lỉnh kỉnh. Ngoài ra, nhiều quán ăn sang trọng cũng chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh hơn hàng vỉa hè”.
Gánh cháo sườn của chị Xuân chỉ bán vào chiều tối
Chị Mười (quê Nam Định) vừa mở gánh hàng bánh khoai tỏ ra lo lắng vì là người ngoại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống, vốn liếng của chị chỉ đủ sắm một gánh hàng bán đủ ăn qua ngày, gánh hàng của chị thường ngày vốn cũng khá đông khách. Tuy nhiên nếu như Bộ Y tế làm nghiêm ngặt thì chị cũng xác định không duy trì được gánh hàng vì không có tiền mua các vật dụng cần thiết. Chị Mười nhận định: “Yêu cầu đưa ra không phải dễ dàng thực hiện, mà vô tình nó còn triệt đường làm ăn của người dân như chúng tôi”.
Dân nghèo ăn đâu?
Từ lâu hàng ăn vỉa hè đã trở thành một phần trong đời sống người bình dân. Học sinh, sinh viên và những người ít có thời gian nấu nướng vẫn là khách quen của những quầy hàng rong.
Một hàng cháo trai gần bến xe Kim Mã vừa “chạy phường” rồi trở lại bán hàng như cũ
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Giang (quê Hải Dương), sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội, là một thực khách quen thuộc của hàng ăn vỉa hè chia sẻ: “Những gánh hàng rong rất khó đảm bảo được những yêu cầu của Thông tư 30, bởi vì phần lớn họ là dân ngoại tỉnh lên đây kiếm sống, không có tiền để đầu tư mở quán ăn. Những hàng quán kiểu này sẽ phù hợp hơn với sinh viên và những người lao động nghèo. Có thể vấn đề an toàn thực phẩm chưa thật tốt nhưng tôi nghĩ vẫn ổn, những người đến ăn ở đây không dám đòi hỏi thêm vì họ đâu có tiền”.
Hàng ăn vỉa hè nhếch nhác nhưng lại thu hút đông các bạn học sinh, sinh viên
Bác sỹ – Thượng tá Trịnh Văn Oánh, Phòng hậu cần, Cục quân khí, Tổng cục kỹ thuật Bộ quốc phòng nhận định: “Theo tôi thông tư này không có gì vô lý, tuy nhiên chắc chỉ đạt được phần nào ý nghĩa tuyên truyền thôi, không thể thực hiện được bởi 3 lý do chính: Thứ nhất, do tập quán của đại bộ phận người VN là thích ăn vỉa hè. Thứ hai, ăn như vậy hợp với túi tiền, bởi lẽ nếu một suất ăn cùng chất lượng thì ăn ở hè phố chắc chắn rẻ hơn rất nhiều trong quán sang trọng. Thứ ba, có rất nhiều yếu tố tạo nên tính an toàn thực phẩm chứ không riêng gì ăn ở hè phố hay trong nhà hàng, ví dụ như: nguồn gốc, quy trình vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phụ gia thực phẩm… Và thông tư quy định như vậy, nhưng chế tài nào xử phạt, ai kiểm tra và xử phạt, đó mới là vấn đề đáng nói”.
Theo 24h
Rùng mình với... 'đặc sản' trong đồ ăn dành cho học sinh
Một trong những thói quen khi ăn món phá lấu tại cổng trường là... thò tay vào bát nhặt ra vài sợi lông heo. Vậy nên chuyện múc nước dùng bằng chiếc xô cáu bẩn, tráng bát đĩa trong chiếc chậu váng mỡ, rau... cũng là đương nhiên.
Vừa ăn phá lấu vừa nhặt... lông heo
Món phá lấu lòng heo là một trong những "đặc sản" của HS trường THCS An Nhơn (Gò Vấp).
Có lẽ không học trò nào của Trường THCS An Nhơn (Q. Gò Vấp, TPHCM) lại không biết đến món "đặc sản" phá lấu lòng heo được bán ngay trước cổng trường. Món này có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với HS vì vị thơm, giòn và bùi từ ruột già và tiết heo đã được xử lý mùi. Giá bán lại rất rẻ, chỉ 3.000 đồng/chén nhỏ và 5.000 đồng/tô lớn nên giờ ra chơi hay nghỉ trưa, quán lúc nào cũng đông nghịt HS chen nhau thưởng thức.
Nhiều học sinh không chỉ thuộc cả quy trình chế biến món này vì... gần như mọi công đoạn như bóp gia vị, nấu đều diễn ra ở ngay mặt tiền quán mà cũng quen mắt với tình trạng mất vệ sinh ngang nhiên tại đây.
Một trong những "dị vật" các em thường gặp khi ăn món này là... lông heo.
Một trong những "dị vật" HS thường gặp là những sợi lông heo còn bám lại ở ruột heo. Các em gắp ra rồi lại thản nhiên ăn tiếp như chẳng có chuyện gì. Nếu em nào có thắc mắc, bà chủ quán lởi xởi: "Yên tâm, cô làm ruột sạch lắm, rửa hàng chục lần, đến lông heo sót lại cũng chẳng còn chất bẩn". Thế là đám HS cười làm hòa.
Đặc trưng của món ăn này là rất... hao tô chén. Người ăn ít cũng hết 3 - 5 chén phá lấu, chưa kể nhóm học trò cùng nhau ra quán lai rai thì mỗi người ăn cả chục chén là chuyện thường. Hao đến mức để kịp đáp ứng cho khách, chén và thìa đã dùng được tráng nhanh trong chậu nước nhỏ luôn lênh láng mỡ, rau răm dư thừa rồi đem múc phá lẩu cho người khác ngay. Rửa bát siêu tốc là vậy nhưng học sinh vẫn liên tục giục chủ quán làm sao càng nhanh càng tốt.
Mỗi ngày trung bình quán bán 3 nồi phá lẩu lớn, tính sơ sơ cả ngàn lượt chén được rửa qua
chiếc chậu nhỏ này.
Học trò thản nhiên, người bán ngang nhiên
Một trong những điểm "hàng rong vây trường học"... có tiếng là trước cổng trường THCS Hồng Bàng (Q.5, TPHCM) khi không ít lần, Sở Y tế phát hiện dịch tả xuất phát từ đây. Mặc dù có sự kết hợp với các lực lược chức năng, nhà trường cũng thường xuyên truyên truyền nhưng, không ít học sinh vẫn phớt lờ cảnh báo không nên ăn tại các quán hàng rong, chủ quan với sức khỏe của chính mình.
Từ sáng đến chiều, hàng chục quán hàng rong "giăng mắc" trước cổng trường với đủ loại thực phẩm, từ hoa quả, nước uống cho đến hủ tiếu, súp cua, há cảo, chá viên chiên, bánh tráng trộn... và trở nên sôi động nhất là khi học sinh tan học.
Các món ăn bày lộ thiên, người bán thản nhiên dùng tay trần vừa cầm tiền xong là bốc đồ ăn luôn. Còn người mua chẳng chút e ngại, chen nhau mua cho được những phần bánh tráng trộn, cá chiên viên, súp cua... rồi đánh chén ngon lành tại chỗ.
Hàng rong bốc, nhồi... thức ăn bằng tay trần cho HS có mặt khắp các trường học.
Không chỉ trước cổng trường trường phổ thông mà ngay tại nhiều trường ĐH cũng bị các quán hàng rong "phong tỏa". Ở trường ĐH Sư phạm TPHCM (Q.5), trường ĐH Công nghiệp TPHCM (Q. Gò Vấp)... nhan nhản các quán ăn "bẩn" đắt hàng.
Tại quán hủ tiếu mỳ nằm ở vỉa hè trước cổng trường ĐH Sư phạm TPHCM (đường An Dương Vương), các bàn ăn gần như lúc nào cũng kín chỗ mặc dưới nền đất luôn tràn thức ăn dư thừa, giấy lau.
Để kịp cho khách ăn, chén bát bị nhúng qua loa trong một xô nước, lau lại bằng chiếc khăn nhớp nhúa rồi trao ngay cho người đứng bếp làm đồ ăn mới cho khách. Chưa kể, lâu lâu, người phục vụ lại dùng chiếc xô nhỏ lem nhem đặt giữa nền đất, thò vào chiếc nồi lớn đựng nước dùng đặt cạnh đó để tiếp nước cho chiếc nồi đang bắc trên bếp.
Cũng có sinh viên lắc đầu ngán ngẩm với cảnh nhếch nhác ở đây nhưng dường như đã quen với điều này nên vẫn ăn uống như thường.
Người phục vụ tại quán hủ tiếu trước cổng trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp nước dùng bằng một chiếc xô cáu bẩn. Đống chén bát cũng được rửa qua loa và lau lại bằng chiếc khăn lem nhem treo cạnh.
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, phụ trách y tế Sở GD - ĐT TPHCM cho hay: Không chỉ ngành giáo dục mà cả thành phố đều rất quan tâm và có chủ trương huy động tổng lực các ngành cùng hợp sức trong việc giải quyết cũng như đẩy mảnh kiểm tra điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng rong nhưng "Một trong những khó khăn là trường học không có quyền hạn đối với phạm vi ngoài nhà trường nên việc giải quyết vần đề này phải phụ thuộc nhiều vào các đội trật tự, lực lượng chức năng của phường", ông Dũng bày tỏ.
Theo Tiin
Giật mình... thịt hổ khô bán trước cổng trường Thời gian gần đây, tại các hàng quán bán quà vặt trước cổng một số trường học trên địa bàn Hà Nội rộ lên một thứ quà lạ có nhãn mác bắt mắt, được giới thiệu là "thịt hổ khô" giá chỉ khoảng 3.000 đồng/gói. Qua điều tra tìm hiểu, PV báo Sức khỏe & Đời sống đã trực tiếp nhìn thấy gói...