Siết giám sát, chấn chỉnh trạm thu phí BOT “đặt nhầm chỗ”
Ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính xác nhận, kết quả kiểm toán một số dự án BOT cho thấy có những doanh nghiệp đầu tư tuyến đường chưa đạt yêu cầu nhưng đã tổ chức thu phí. Chính phủ sẽ có đánh giá, chấn chỉnh hoạt động phê duyệt đầu tư, vận hành, quản lý các dự án BOT.
Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra chiều tối 1/3, những câu hỏi liên quan đến các dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) được báo giới đặt ra với người phát ngôn Chính phủ, trong đó đề cập đến trách nhiệm trong việc thẩm định các dự án BOT để xác định thời gian thu phí hay vấn đề trạm thu phí dày đặc, nhiều trạm BOT “đặt nhầm chỗ” vẫn tồn tại gây bức xúc cho người dân mà kiểm toán nhà nước đã đề cập trước đó.
Trạm thu phí trên tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài đang “thu hộ” phí hoàn vốn cho tuyến tránh TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (ảnh: Chinhphu.vn)
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2017 các cơ quan giám sát của Quốc hội, các cơ quan Kiểm toán sẽ tiếp tục quan tâm đến vấn đề kiểm tra các dự án BOT.
Theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, quy định khoảng cách tối thiểu 70 km mới được đặt một trạm thu phí hay vấn đề đầu tư sao để bảo đảm các điều kiện để thu phí đúng như khi lập dự án được dư luận quan tâm.
Video đang HOT
Thời gian qua, thực tế, nhiều doanh nghiệp tham gia làm BOT đã thực hiện rất tốt, kiểm soát lượng phương tiện lưu thông qua trạm rất trung thực nhưng cũng có doanh nghiệp đầu tư tuyến đường chưa đạt yêu cầu nhưng đã tổ chức thu phí.
“Chủ trương của Chính phủ đánh giá toàn diện cả những cái được và chưa được của hoạt động thu hút vốn BOT thời gian qua, từ đó có sự chấn chỉnh, điều chỉnh trong công tác đầu tư, quản lý và phê duyệt các dự án theo hình thức đầu tư này. Còn bây giờ, đánh giá chung thế nào thì phải chờ các cơ quan kiểm toán, các cơ quan giám sát của Quốc hội thì sẽ có câu trả lời” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu 27 dự án BOT phải “cắt” cả trăm năm thu phí. Các dự án bị kiểm toán đều có vi phạm và phải xử lý. Một vấn đề nổi lên trong dư luận là mật độ trạm thu phí dày đặc trên quốc lộ, xen kẽ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và đầu tư theo hình thức BOT để đặt trạm thu phí có khoảng cách không đảm bảo 70km, gây bức xúc cho người dân. Trạm thu phí cho dự án nhưng lại đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án nên người dân không đi trên tuyến vẫn phải trả phí cho nhà đầu tư.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm về mức đầu tư và thời gian thu phí hoàn vốn của nhiều dự án BOT
Phản hồi sau kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, tất cả các hợp đồng BOT đều quy định, thời gian thu phí ban đầu chỉ là dự kiến và thời gian thu phí chính thức phải được xác định lại theo giá trị quyết toán công trình phù hợp với các kết luận thanh tra, kiểm toán. Đồng thời, thông tin thường xuyên được cập nhật khi có biến động về lãi suất, lưu lượng xe so với dự kiến ban đầu. Như vậy, thời gian thu phí không ảnh hưởng đến mức phí người dân phải trả mà phụ thuộc vào giá trị quyết toán và lưu lượng xe.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thẻ E-tag thu phí không dừng sẽ được áp dụng cho mọi tuyến đường
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa yêu cầu các chủ đầu tư BOT phải lắp đặt làn thu phí không dừng theo đúng lộ trình để có thể thống nhất thu phí không dừng trên một loại thẻ E-tag trên mọi tuyến đường.
Tại cuộc họp về thu phí không dừng chiều 8/12, đại diện Liên danh Viettel - FSV cho biết đang phối hợp với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam để thí điểm thu phí không dừng sử dụng công nghệ RFID tại trạm Đại Xuyên và Cao Bồ trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Theo đại diện Viettel, từ thẻ E-tag gắn trên kính xe, thiết bị đọc gắn tại trạm thu phí sẽ trừ tiền của chủ xe. Chủ xe có thể nạp tiền vào tài khoản bằng tiền mặt, qua điện thoại, thẻ cào, Internet banking... Thời gian xử lý giao dịch thu phí nhanh với tốc độ phương tiện qua trạm không barrier là 50 giây/giao dịch.
Thí điểm thu phí không dừng tại trạm thu phí Đại Xuyên. Ảnh: Đ.Loan
Để kết nối giữa các nhà thu phí BOT, liên danh Viettel - FSV đề xuất phương án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thu phí. Trung tâm có nhiệm vụ chuyển thông tin trên thẻ E-tag về các trung tâm dữ liệu của nhà thu phí BOT tuyến đường xe đang đi, kiểm soát luồng phí, bảng phí áp dụng tại các trạm và thực hiện đối soát, bù trừ thanh toán giữa các nhà thu phí BOT.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nêu quan điểm là làm sao mỗi xe chỉ cần dán một thẻ E-tag là có thể yên tâm chạy trên mọi tuyến đường của đất nước mà không cần quan tâm trạm này là của đơn vị nào thu phí.
Bộ trưởng yêu cầu Vụ Khoa học công nghệ sớm đưa ra yêu cầu lựa chọn công nghệ thu phí không dừng để các nhà cung cấp dịch vụ dựa vào đó đưa ra giải pháp. Đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ trước mắt cần đưa giải pháp tiếp cận như thanh toán phí điện thoại di động, có một mức tiền trong tài khoản khi đi qua đoạn nào sẽ trừ tiền luôn đoạn ấy.
Đối với các nhà đầu tư BOT, Bộ trưởng Nghĩa yêu cầu lắp đặt các làn thu phí không dừng theo đúng lộ trình. Bộ sẽ không can thiệp vào việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng của nhà đầu tư BOT. Đây là quyết định của chính các nhà BOT thông qua đàm phán, đấu thầu.
Đoàn Loan
Theo VNE
Phí BOT nhiều tuyến đường sẽ giảm đến 20% Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã thống nhất trình Thủ tướng phương án giảm 10-15% mức phí tại một số trạm BOT với xe tải và xe container. Bộ Tài chính vừa kiến nghị Chính phủ giảm 10-15% phí với nhóm 4 (xe tải có tải trọng 10-18 tấn, xe container 20 feet) , nhóm 5 (xe tải 18 tấn trở...