Siết cho vay tiền mặt, dừng đòi nợ “khủng bố” tại công ty tài chính
Tỉ lệ cho vay giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt tại các công ty tài chính sẽ giảm mạnh từ 70% hiện nay xuống chỉ còn 30%, theo lộ trình yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 18 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành, sửa bổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo đó, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng (cho vay tiền mặt) đối với khách hàng không có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng tra cứu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tại thời điểm gần nhất so với thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty đó phải tuân thủ tỉ lệ tối đa theo lộ trình. Cụ thể, tỉ lệ cho vay tiền mặt trên tổng dư nợ tín dụng tại một công ty tài chính từ ngày 1-1-2021 là 70%, giảm dần qua các năm và sẽ về mức 30% từ đầu năm 2024. Như vậy, các công ty tài chính có lộ trình trong 5 năm để giảm cho vay tiền mặt.
Cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt sẽ giảm dần theo lộ trình. Ảnh: L.Anh
Trước đó, Ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước giải thích, việc tách bạch rõ hoạt động cho vay tiêu dùng giải ngân thông qua bên thụ hưởng (thường là các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hoá, bán hàng trả góp…) và cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay nhằm tạo cơ sở kiểm soát việc cho vay tiêu dùng. Bởi thực trạng cho vay tiêu dùng của công ty tài chính khi giải ngân trực tiếp cho khách vay thường có rủi ro cao và khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay. Quy định mới nhằm bảo đảm cho vay tiêu dùng phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả.
Video đang HOT
Cũng tại Thông tư 18, Ngân hàng Nhà nước quy định rõ các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Trong đó, yêu cầu công ty tài chính thực hiện số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7-21 giờ. Đồng thời, không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…
Với quy định này, khách hàng sẽ không bị nhắc nợ, đòi nợ “kiểu khủng bố” như thời gian qua, nhất là với những người thân, bạn bè của người vay. Tuy nhiên, đại diện một số công ty tài chính cũng lo ngại, việc thu hồi nợ trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn.
Thái Phương
Theo Nld.com.vn
Nhà băng cũng "đau đầu" khi "bóc ngắn, cắn dài"
Trong khi chủ đầu tư các dự án BOT đang "đau đầu" với bài toán vốn, thì các nhà băng cùng đứng ngồi không yên khi dự kiến thời điểm áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng cho vay trung, dài hạn về mức 30% đang tới rất gần.
TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: "Tư duy cứ làm BOT lại nghĩ đến dòng vốn ngân hàng là lệch lạc"
Phải đảm bảo an toàn vốn
Thay vì tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn 60% theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 nói trên đã giảm tỷ lệ giới hạn này xuống 45% từ 1/1/2018 và 40% từ ngày 1/1/2019.
Trong tương lai, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống khi Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo 2 phương án: Phương án 1, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn đến hết 30/6/2020 là 40%; từ 1/7/2020 đến 30/6/2021 là 35% và từ sau ngày 1/7/2021 là 30%; Phương án 2, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ở mức 40% đến hết 30/6/2020, giảm còn 37% từ ngày 1/7/2020 đến 30/6/2021, từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022 hạ xuống mức 34%, từ 1/7/2022 xuống 30%.
ADVERTISEMENT
Trên thực tế, việc phải "bóc ngắn, cắn dài" khiến không ít ngân hàng phải quay cuồng với "bài toán" an toàn vốn khi vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Nhiều ngân hàng phải chạy đua huy động lãi suất cao ở kỳ hạn dài lên đến 8-8,7%/năm, thậm chí phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài 2 - 3 năm, với lãi suất lên 9%/năm để đảm bảo tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không quá 40%. Việc NHNN tiếp tục khống chể tỷ lệ này xuống 30% đồng nghĩa ngân hàng hoặc phải cân nhắc dự án cho vay hoặc tiếp tục với cuộc đua huy động vốn dài hạn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho rằng, với lộ trình gồm 3 giai đoạn đến năm 2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn xuống 30%, NHNN sẽ kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hệ thống.
Cách nào giải "bài toán" tín dụng BOT?
Liên quan đến vấn đề này, theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á, để duy trì mức tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam cần tăng thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoảng 11-12% GDP. Theo đó, nhu cầu vốn tín dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm duy trì nhịp độ phát triển cao trong 5-10 năm tới ước tính khoảng 100 tỷ USD. Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 952.731 tỷ đồng (đã bao gồm vốn ODA, vốn ngân sách và huy động ngoài ngân sách).
Trong khi không ít chủ đầu tư bí bách cho rằng, ngân hàng đang "quay lưng" lại với các nhà đầu tư BOT, thì các các tổ chức tín dụng cũng "đau đầu" với bài toán hiệu quả và những ràng buộc về tỷ lệ an toàn theo quy định như đã nêu.
Một số ngân hàng cho biết, giới ngân hàng nói "không" với các dự án BOT từ mấy năm nay. Lý do là vốn cho các dự án này thường rất lớn, một ngân hàng khó "gánh", chưa kể thời gian thu hồi vốn rất lâu, trong khi các nhu cầu cho vay khác, nhất là vay tiêu dùng khả thi hơn...
Đại diện một ngân hàng có tên tuổi từng đi đầu cho vay dự án BOT cũng chia sẻ rằng, đơn vị này chưa tính tới việc cho vay dự án mới. "Trước mắt, ngân hàng sẽ tập trung thu hồi các khoản nợ đến hạn và cơ cấu lại các khoản tín dụng để tiếp tục giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo lộ trình", đại diện ngân hàng này nói.
Trả lời PLVN về vấn đề các các nhà đầu tư đang quan tâm, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú nói , việc cho vay hay không cho vay - phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với chủ đầu tư trên cơ sở tính toán hiệu quả sử dụng vốn cũng như bảo đảm các quy định về an toàn vốn.
Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS.Cấn Văn Lực thì lưu ý: "Nên nhớ, ngoài kênh ngân hàng, doanh nghiệp còn nhiều sự lựa chọn khác". Theo vị này, tư duy cứ làm dự án BOT lại nghĩ đến vốn ngân hàng là "lệch lạc" vì bản chất ngân hàng huy động vốn ngắn hạn, cho vay ngắn hạn. "Việc cung ứng vốn cho các dự án dài hạn như BOT phải dựa vào thị trường vốn", lời TS.Lực.
Thanh Thanh
Theo baophapluat.vn
Các ngân hàng đã xử lý nợ xấu đến đâu? Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 64.970 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tại không ít ngân hàng, nợ xấu mới phát sinh và các con số nợ xấu...