Siết cho vay bất động sản
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có một số chính sách siết chặt tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Một dự án bất động sản đang được xây dựng tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom. Ảnh:H.Quân
Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất cho vay đối với lĩnh vực này được một số ngân hàng điều chỉnh tăng đã tác động tới thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
* Lãi suất vay bất động sản tăng
Theo ghi nhận của phóng viên, lãi suất các khoản cho vay tiêu dùng và vay bất động sản tại nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn Đồng Nai đã tăng từ 0,5-1% so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, hiện phổ biến vào khoảng 10-13%/năm.
Phần lớn khoản vay vốn liên quan đến đầu tư bất động sản thường là những khoản vay trung và dài hạn. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có lộ trình, kế hoạch phù hợp trong việc sửa đổi, thay thế một số nội dung có liên quan tới Thông tư 36/2014 để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự ổn định của thị trường.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) chi nhánh Đồng Nai cho biết, mức lãi suất cho vay đối với lĩnh vực bất động sản tại ngân hàng này vào khoảng 12-13%/năm, tăng từ 0,5-1%/năm so với thời điểm cuối năm 2018, trong đó mức lãi suất tăng chủ yếu ở các khoản vay trung và dài hạn để đầu tư bất động sản.
Tương tự, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh Đồng Nai, hiện nay mức cho vay trung và dài hạn liên quan đến bất động sản đang ở mức 11-11,5%/năm, tăng 0,5-1%/năm so với thời điểm cuối năm ngoái.
Video đang HOT
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến tháng 7-2019, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 33,4 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với thời điểm đầu năm 2019. Trong đó, hiện nay các khoản vay trung, dài hạn trong lĩnh vực này chiếm gần 32 ngàn tỷ đồng.
Khi phân theo mục đích sử dụng vốn vay, nhu cầu vay vốn về nhà ở vào khoảng gần 20,5 ngàn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay về nhà ở thương mại khoảng 4,2 ngàn tỷ đồng, nhà ở xã hội hơn 900 tỷ đồng, các loại nhà ở khác (không bao gồm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội) vào khoảng 15,3 ngàn tỷ đồng…
* Thị trường bất động sản hạ nhiệt
Theo nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh, bât đông san la linh vưc han chê cho vay nên cac hô sơ vay vôn đươc xet rât ky, khach hang phai co tai san thê châp va kha năng thanh toan nơ tôt mơi cho vay. Đây la linh vưc không ưu tiên nên lai suât cho vay cũng cao hơn môt sô linh vưc khac.
Khách hàng giao dịch tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đồng Nai. Ảnh:H.Quân
Bà Chu Thị Lành, Trưởng phòng Kinh doanh bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Đồng Nai cho hay, tổng dư nợ cho vay về bất động sản của ngân hàng trong 8 tháng của năm 2019 tăng nhẹ khoảng 8% so với thời điểm cuối năm 2018. Hiện nay, ngân hàng vẫn đang hạn chế các khoản cho vay đầu tư dự án bất động sản, đầu cơ nhà đất…
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN).
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai cho hay, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua kém sôi động hơn so với năm ngoái, nhu cầu đầu tư về bất động sản, đặc biệt là đầu tư vào các dự án giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2018.
Các chính sách về tín dụng bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn, từ đó tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản và khiến lượng giao dịch bất động sản giảm trong những tháng đầu năm nay.
Ông Phạm Quốc Bảo, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho biết, đối với lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng kiểm soát chặt chẽ, thận trọng xem xét quyết định cho vay các công trình xây dựng đa năng có kết hợp chức năng để ở theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính pháp lý, thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn, nhất là đối với các dự án bất động sản có quy mô lớn, phân khúc bất động sản cao cấp, biệt thự…
Theo đó, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40% như hiện nay dự kiến sẽ được hạ xuống còn 30% theo lộ trình phù hợp. Đồng thời, dự thảo thông tư này cũng sẽ tăng hệ số rủi ro từ 50% lên 150% đối với các khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên. Tỷ lệ này nếu được áp dụng dự kiến sẽ gây tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản thời gian tới.
Hải Quân
Theo Baodongnai.vn
SHB năm thứ Tư liên tiếp lọt TOP 50 thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) năm thứ Tư liên tiếp lọt TOP 50 thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam 2019 theo danh sách do Brand Finance công bố.
Theo đó, Brand Finance, công ty tư vấn định giá và chiến lược độc lập hàng đầu thế giới vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp có thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2019. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SHB được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín này và duy trì vị thế nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất ngành ngân hàng.
SHB là một trong số ít các ngân hàng TMCP duy trì vị thế ổn định trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam trong 4 năm liên tiếp.
Việc có mặt 4 năm liên tiếp trong bảng xếp hạng 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã khẳng định thương hiệu của SHB luôn được đánh giá cao không chỉ dưới góc nhìn của công chúng mà của cả các chuyên gia trong lĩnh vực. Tổng giá trị thương hiệu của SHB theo Brand Finance đánh giá là 80 triệu USD - tương đương hơn 1.800 tỷ đồng - tăng gần 60% so với năm 2017 - khẳng định uy tín, năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của SHB.
Đánh giá về triển vọng phát triển của SHB, ông Samir Dixit - Tổng Giám đốc Brand Finance khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhận định : "Trong thời đại 4.0, khi tương tác trực tuyến mới là tương lai của ngành ngân hàng, thì uy tín thương hiệu chính là yếu tố giúp khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào. SHB đã xác lập được vị trí là một thương hiệu mạnh tại thị trường Việt nam với giá trị vô hình (của thương hiệu) năm 2018 chiếm hơn 20% trong tổng giá trị tài sản của Ngân hàng. Trong bối cảnh tỷ lệ này của nhiều doanh nghiệp Việt nam trong bảng xếp hạng chỉ đạt 10 - 15% và tỷ lệ trung bình năm 2018 của tất cả doanh nghiệp được định giá trên toàn cầu là 22%, tỷ lệ này của SHB đang ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung. Điều đó, chứng tỏ giá trị thương hiệu của SHB đang đóng góp 1 tỷ lệ tương đối cao trong tổng giá trị tài sản. Đây là lợi thế cạnh tranh mà SHB cần tiếp tục duy trì và phát huy trong thời gian sắp tới".
Trong khi đó, nói về tầm ảnh hưởng của giá trị thương hiệu các ngân hàng được đánh giá năm nay, ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc quốc gia Brand Finance tại Việt Nam cho biết: "Các ngân hàng trong bảng xếp hạng đã chứng minh được tính rõ ràng, minh bạch và nhất quán trong quản trị. Bảng xếp hạng Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong 5 năm qua cho thấy những ngân hàng trong Top 50 và giữ ổn định trong một thời gian dài không nhiều. SHB là một trong số ít các ngân hàng TMCP duy trì vị thế ổn định trong danh sách 4 năm liên tiếp. Đây là các nhân tố tích cực giúp thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng và sự ổn định của dòng chảy tài chính quốc gia".
Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được Brand Finance đánh giá dựa trên các yếu tố: Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI), Tỷ lệ phí bản quyền thương hiệu, Dự báo doanh thu. Đặc biệt, đây là 1 trong số rất ít bảng xếp hạng công khai trên thế giới về giá trị thương hiệu được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 10668 và được thực hiện dưới sự giám sát của các công ty kiểm toán lớn một cách chặt chẽ. Do đó, kết quả giá trị thương hiệu do Brand Finance thực hiện được công nhận bởi cơ quan thuế, kiểm toán, các cơ quan chính phủ trên toàn cầu... và được công bố chính thức trên các kênh truyền thông hàng đầu như BBC, CNN, CNBC, Bloomberg, The Economist, The Wallstreet Journal. Từ năm 2016, Brand Finance thực hiện đánh giá giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
"Bên cạnh kết quả kinh doanh và lợi nhuận, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là thước đo quan trọng để đối tác và khách hàng lựa chọn gửi gắm niềm tin khi hợp tác, sử dụng dịch vụ . Số liệu xếp hạng được cung cấp trong bảng xếp hạng này là thước đo khách quan, uy tín, độc lập , khẳng định nỗ lực của SHB trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Điều này không chỉ nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh doanh mà còn là sự đầu tư bền vững của SHB cho tương lai. Với lộ trình chuyển đổi số mà SHB đang thực hiện, chúng tôi sẽ không ngừng xây dựng hình ảnh một SHB là đối tác tin cậy, cung cấp các giải pháp tài chính tốt nhất đến với khách hàng", Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB chia sẻ.
Có thể thấy rằng, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi ngân hàng số toàn diện, hiệu quả đã và đang giúp SHB phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, hướng tới mục tiêu TOP 3 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam và đạt chuẩn quốc tế Basel II.
Lê Sáng
Theo Enternews.vn
Sacombank, VietinBank, SHB, BIDV đồng loạt rao bán đất vàng thu nợ Sacombank vừa rao bán, thanh lý khối bất động sản khủng trị giá gần 10.000 tỉ đồng của tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành. VietinBank, SHB, BIDV cũng rao bán nhiều tài sản, bất động sản để thu hồi nợ. Sacombank rao bán khối bất động sản trị giá gần 10.000 tỉ đồng Đáng chú ý, khối bất...