Siết chặt, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đê điều
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang Nguyễn Văn Dĩnh, thời gian tới tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn.
Một khu bãi chứa, tập kết vật liệu xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ đê. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Tỉnh triển khai nghiêm túc, hiệu quả công văn của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc yêu cầu các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai, thực hiện phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết bến bãi, kinh doanh khoáng sản và bảo vệ đê điều trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai, phát động các phong trào bảo vệ an toàn đê điều tới các tổ chức và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện nghiêm túc và tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết bến bãi, kinh doanh khoáng sản và bảo vệ đê điều.
Bắc Giang cũng nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép. Nếu địa phương, ngành, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép hoặc để tình trạng lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép và thành lập bến, bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi trái phép diễn biến nghiêm trọng, gây bức xúc thì kiên quyết kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Tỉnh kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên có hành vi bảo kê, tiếp tay, bao che, dung túng cho hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép.
Công an tỉnh nắm tình hình, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố kịp thời phát hiện, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ đê điều. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trường lập chuyên án đấu tranh xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, lập bến bãi tập kết cát sỏi, tập trung vào những địa bàn giáp ranh phức tạp, các dự án, công trình xây dựng sử dụng cát, sỏi với khối lượng lớn…
Video đang HOT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tập trung xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đê điều, bãi vật liệu trái phép không đảm bảo điều kiện để hoạt động theo yêu cầu trong thời gian tới. Cụ thể, UBND huyện Hiệp Hòa giải tỏa 6 bến bãi trên tuyến đê tả Cầu. UBND huyện Việt Yên giải tỏa 7 bến bãi trên tuyến đê tả Cầu; xử lý 2 trường hợp vi phạm đê điều tại K43 325 và tại K57 150 đê tả Cầu.
UBND huyện Tân Yên giải tỏa 4 bến bãi khu vực phía sông đê hữu Thương. UBND huyện Yên Dũng giải tỏa 3 bến bãi trên đê tả Thương và đê tả Cầu Ba Tổng; xử lý vi phạm tại K17 100 đê tả Thương có cá nhân san lấp lòng sông làm bãi chứa vật liệu. UBND thành phố Bắc Giang giải tỏa 2 bến bãi tại vị trí K42 300 đê hữu Thương và Chi nhánh Công ty cổ phần Cảng Hà Bắc vị trí K10 300 đê tả Thương; xử lý vi phạm đào phá kè mái đê K11 100 tả Thương…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, mặc dù đã nhiều năm nay, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo UBND các huyện, thành phố giải tỏa triệt để các vi phạm bãi vật liệu trái phép ven đê. Tuy nhiên, nhiều huyện, thành phố mới chỉ dừng ở tuyên truyền, tổ chức cho các chủ hộ viết cam kết (không chạy xe quá tải, chấp hành quy định phòng chống thiên tai …) nên kết quả đạt được rất hạn chế. Do đó, để thực hiện nghiêm pháp luật về bảo vệ công trình đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, xem xét kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo các địa phương xử lý không triệt để các bến bãi vật liệu không đảm bảo điều kiện hoạt động trên địa bàn…
Rà soát theo kế hoạch tỉnh Bắc Giang, tính đến hết tháng 10/2021 trên địa bàn tỉnh có tổng số vi phạm phải xử lý là 116 trường hợp; trong đó có 66 trường hợp vi phạm về đê điều và 50 trường hợp vi phạm về bến bãi.
Từ ngày 1/1 đến ngày 31/10/2021 trên địa bàn toàn tỉnh có 22 trường hợp vi phạm phát sinh về đê điều ở các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam và thành phố Bắc Giang.
Đến hết tháng 10/2021 toàn tỉnh đã xử lý được 79 trường hợp vi phạm; trong đó, 64 trường hợp vi phạm đê điều; 15 trường hợp vi phạm bến bãi vật liệu.
Đáng chú ý, UBND huyện Hiệp Hòa đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND các xã xây dựng kế hoạch giải tỏa, cưỡng chế theo quy định đối với 15 bến bãi không đủ điều kiện hoạt động phải giải tỏa; kết quả có 9/15 trường hợp bến bãi hoạt động trái phép hiện đã dừng hoạt động (6 trường hợp ở khu vực bến Vát, xã Hợp Thịnh giải tỏa triệt để)…
Trường hợp nào công an được kiểm tra điện thoại di động của công dân?
Bộ Công an mới đây đã giải đáp thắc mắc của công dân về những trường hợp cụ thể công an có quyền thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động.
Trong phần hỏi đáp trực tuyến giữa Bộ Công an và công dân, trước câu hỏi về việc công an có quyền thu giữ điện thoại và kiểm tra thông tin điện thoại của người dân hay không, Bộ Công an đã có giải đáp.
Cụ thể, theo Bộ Công an, cơ quan công an có quyền tạm giữ, thu giữ, kiểm tra điện thoại của công dân nếu điện thoại đó là tang vật của vụ việc vi phạm hành chính; là vật chứng của vụ án hình sự; liên quan đến việc vi phạm pháp luật (hành chính, hình sự). Việc tạm giữ, thu giữ điện thoại phải có căn cứ và tuân theo các quy định của pháp luật. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu việc tạm giữ, thu giữ điện thoại không đúng pháp luật.
Công an có quyền tạm giữ, thu giữ, kiểm tra điện thoại của công dân trong từng trường hợp cụ thể
Theo điều 87 và 99 Bộ luật Tố tụng hình sự, điện thoại di động được xác định là dữ liệu điện tử vì điện thoại là phương diện lưu trữ chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử là một trong bảy nguồn của chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Cơ quan công an có quyền thu giữ dữ liệu điện tử (điện thoại di động) theo các điều 88, 89, 90,107 và 196 Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội, thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, thu thập các tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo thi hành án, xử phạt.
Đáng chú ý, việc yêu cầu chủ thiết bị điện tử cung cấp mật khẩu dữ liệu điện tử là hoàn toàn hợp pháp nhằm khai thác, kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan đến vụ việc đang giải quyết. Việc yêu cầu cung cấp mật khẩu dữ liệu thiết bị điện tử căn cứ theo điều 196, Bộ luật Tố tụng hình sự, theo Bộ Công an.
Ngoài việc thu giữ, kiểm tra điện thoại di động theo Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan công an có thể thu giữ, kiểm tra điện thoại di động theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp ngăn chặn hành vi vi phạm, ngăn chặn việc tẩu tán, tiêu hủy tang vật; xác minh hành vi vi phạm hoặc bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Liên quan đến việc công an thu giữ điện thoại của công dân, hồi cuối tháng 5/2021, chị V.T.A.T (23 tuổi, trú quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị phát tán đoạn clip riêng tư được quay bằng điện thoại.
Theo chia sẻ của người trong cuộc, trước khi xảy ra vụ việc clip nhạy cảm bị phát tán, tối 25/5, chị T. cùng nhóm bạn tụ tập ăn uống tại một chung cư trên địa bàn phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) thì bị công an phường Trung Hòa tới kiểm tra, mời về trụ sở làm việc, do cả nhóm nói to, gây ồn ào. Tại đây, ngoài kiểm tra hành chính, công an phường Trung Hòa còn thu điện thoại và yêu cầu cung cấp mật khẩu.
Phát hiện hàng loạt sai phạm tại 23 dự án ở khu kinh tế Dung Quất Kết quả thanh tra 23 dự án đầu tư ngoài ngân sách tại KKT Dung Quất cho thấy nhiều sai phạm. Những sai phạm này liên quan đến trách nhiệm của Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp...