Siết chặt quản lý lòng đường, vỉa hè
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông quản lý lòng đường, vỉa hè.
Quản lý lòng đường, vỉa hè nhằm đảm bảo trật tự, văn minh đô thị
Thành ủy yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông quản lý lòng đường, vỉa hè, bán hàng rong. Cùng với đó, phải tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn gắn với chỉnh trang, nâng cấp và quản lý lòng đường, vỉa hè, bán hàng rong, bảo đảm trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị.
Thành ủy nhấn mạnh việc “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, nhất là phường, xã, thị trấn”. Chỉ thị nêu rõ: “Cấp ủy đảng, Chủ tịch UBND, Trưởng công an các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép, làm nơi kinh doanh buôn bán, bán hàng rong và để các loại phương tiện không đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị, ùn tắc giao thông tại địa phận mình quản lý.
Theo ANTD
Hà Nội làm tốt công tác phòng chống tội phạm
"Tiếp tục nhân rộng và phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện các Kế hoạch 141, 142 và mô hình Tổ tự quản giữ gìn ANTT tại các phường, xã, thị trấn, nhằm đảm bảo ANCT - TTATXH trên địa bàn" - Đó là một trong những yêu cầu của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chương trình phòng, chống tội phạm (BCĐ138;/CP) trong buổi làm việc với các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội vào sáng qua (16-12), về triển khai Chỉ thị 48/CT-TƯ của Bộ Chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
141 là "khắc tinh" của tội phạm, cần được nhân rộng mô hình ra các địa phương
Nhiều cách làm hay
Báo cáo đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc những kết quả sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 48/CT-TƯ của Bộ Chính trị, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội điểm lại tình hình tội phạm và nhấn mạnh hiệu quả của việc thực hiện các chuyên đề kế hoạch 141, 142, mô hình các tổ tự quản ở cấp cơ sở, đã góp phần kiềm chế hoạt động tội phạm, làm giảm số vụ phạm pháp hình sự, nâng tỷ lệ điều tra khám phá án, đặc biệt là các vụ án nghiêm trọng. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND thành phố, Công an và các ban, ngành - đoàn thể thành phố Hà Nội đã phối hợp thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân. "Một số cơ quan truyền thông của Hà Nội như các báo Hà Nội Mới, An ninh Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô... đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm và những phương thức, thủ đoạn phòng ngừa hoạt động của các loại tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân" - Đại tá Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Nêu lên những phức tạp tiềm ẩn về hoạt động của các loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ma túy thông qua đường hàng không tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, đồng chí Giám đốc đồng thời cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch đề xuất lãnh đạo thành phố quyết định thực hiện những biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới.
Đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị (TTATGT-ĐT), Công an thành phố Hà Nội kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm về TTĐT như lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lập các điểm trông giữ xe sai quy định và kinh doanh ăn uống sau 24h đêm. Tăng cường lực lượng đảm bảo trật tự công cộng tại các bến xe, nhà ga, công viên, vườn hoa, trung tâm thương mại, nơi diễn ra lễ hội khu du lịch, danh lam thắng cảnh. Phòng chống đua xe trái phép và gây rối trật tự công cộng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT. Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, Đại tá Nguyễn Đức Chung đề xuất các cấp lãnh đạo nghiên cứu, ban hành chính sách đặc thù cho lực lượng Công an xã, tăng cường trang bị phương tiện cho lực lượng này và nâng biên chế cho Công an Hà Nội đồng thời kiến nghị Quốc hội xây dựng, ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng, người tố giác tội phạm.
Nhân rộng mô hình "141"
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và một số cơ quan, ban, ngành của Trung ương, Chính phủ đều đánh giá cao các mô hình phòng chống tội phạm của Hà Nội, đặc biệt là việc triển khai các tổ công tác "141" đã đem lại sự bình yên cho nhân dân.
Nhận xét việc thực hiện Chỉ thị 48/CT-TƯ của thành phố Hà Nội, Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá, Công an Hà Nội đã làm tốt công tác tham mưu cũng như các mặt công tác đảm bảo ANTT. Điều đó thể hiện ở việc làm giảm 2,6% tỷ lệ phạm pháp hình sự và nâng tỷ lệ điều tra khám phá đạt tới 74% trong năm 2012. Nhằm giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn Thủ đô, Công an Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các loại vũ khí, vật liệu nổ và một số công tác phòng chống tội phạm khác. Tập trung phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong công tác đảm bảo ANTT.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao việc thực hiện Chỉ thị 48/CT-TƯ của thành phố Hà Nội và nhấn mạnh: "Thành phố Hà Nội đã làm tốt nhiệm vụ trọng tâm là đưa hệ thống chính trị vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm một cách đồng bộ, hiệu quả và quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để địa bàn có những hoạt động phức tạp của tội phạm". Khen ngợi Công an Hà Nội thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng và một số loại tội phạm truyền thống khác như cướp, cướp giật tài sản, tệ nạn xã hội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc thực hiện các chuyên đề công tác 141, 142 và những mô hình tổ tự quản tại các cấp cơ sở. Yêu cầu Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề này, đặc biệt là Kế hoạch 141, coi đây là "khắc tinh" của các loại tội phạm và các địa phương cần học tập, nhân rộng. Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cần tiếp tục tăng cường lực lượng phòng chống tội phạm, truy quét tận gốc những ổ nhóm tội phạm trộm, cướp, cướp giật tài sản và xử lý nghiêm các đối tượng chống người thi hành công vụ. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quản lý cư trú, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý người nước ngoài... nhằm triệt tiêu những mầm mống phát sinh tội phạm.
Tiếp thu những ý kiến của đồng chí Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao, nhiệt tình và trách nhiệm của Ban chỉ đạo 138/CP đối với thành phố Hà Nội. Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố hứa sẽ cụ thể hóa những ý kiến đánh giá và chỉ đạo của đoàn kiểm tra, cũng như cá nhân đồng chí Phó Thủ tướng, để lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành chức năng của thành phố giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn.
Theo ANTD
Phòng ngừa tốt, đánh án nhanh "Muốn nắm vững tình hình địa bàn và nhất là để người dân kịp thời thông báo những vấn đề "nóng" thì không có cách gì khác, từ CSKV, CSHS đến bộ phận quản lý nhân hộ khẩu, phải gắn bó, trở thành những người bạn của dân" - Trung tá Mạc Đình Thắng, Trưởng CAP Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội...