Siết chặt phòng dịch trên các công trình giao thông
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, khiến công tác huy động nguồn nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công tại hiện trường các dự án giao thông gặp không ít khó khăn.
Thực tế này đang dẫn tới nguy cơ chậm tiến độ của các công trình nếu có công nhân, người lao động lây nhiễm virus và đặt ra yêu cầu siết chặt phòng dịch.
Lao đao vì dịch
Ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (BQLDA 7-Bộ GTVT) cho biết, tỉnh Bình Thuận đang triển khai thi công dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết thì dịch COVID-19 bùng phát với những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Điều này gây xáo trộn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình triển khai thi công dự án. Tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg, trong đó có không ít người lao động, công nhân của dự án phải thực hiện cách ly.
Công trường thi công cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận.
Trong tháng 7/2021, dự án đã có 2 hai cán bộ của Công ty CP Đạt Phương thuộc liên danh nhà thầu thi công gói thầu XL01 của dự án đi công tác từ TP Hồ Chí Minh, mặc dù đã chủ động xét nghiệm cho kết quả “âm tính” và khai báo y tế khi trở lại hiện trường, nhưng do chủ quan, không thực hiện đúng chỉ dẫn tự cách ly, dẫn đến hệ quả có hai ca F0, nhiều ca F1, F2 phải cách ly tập trung và cách ly tại chỗ… Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác thi công tại gói thầu…
Để khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trên công trường dự án, BQLDA 7 đã yêu cầu các nhà thầu, đơn vị vừa thi công vừa tăng cường kiểm tra, giám sát việc các quy định phòng chống dịch, tiến độ và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Ban cũng đã yêu cầu các nhà thầu chủ động giao ban, giải quyết công việc trực tuyến, tổng hợp báo cáo hồ sơ tài liệu và trả kết quả thực hiện qua mạng, thư điện tử… để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Tương tự, tại dự án thành phần cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây qua 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai cũng đang gặp khó khăn trong triển khai thi công do dự án phát hiện các ca F0 trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trường.
Theo ông Nguyễn Văn Huấn, Phó giám đốc BQLDA Thăng Long, tỉnh Đồng Nai cũng đang thực hiện giãn cách xã hội, mặc dù đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, tổ chức xét nghiệm cho người lao động, nhưng trong quá trình tập kết vật liệu, nhân lực thi công tại gói thầu XL03 mới đây đã phát hiện một công nhân thuộc Công ty xây dựng Trung Chính bị lây nhiễm COVID-19, khiến 29 công nhân diện F1, F2 liên quan và vẫn đang phải cách lý tại chỗ theo dõi sức khỏe… Để đảm bảo tiến độ, các nhà thầu tại dự án đang bố trí thi công ngày đêm và yêu cầu kỹ sư, công nhân tuân thủ nghiêm quy định “3 tại chỗ” để đảm bảo nhu cầu về nhân lực.
Về vấn đề này, ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) khẳng định, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các địa phương đang khiến công tác huy động nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công tại hiện trường hầu hết các dự án của các nhà thầu gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các dự án cao tốc Bắc Nam ở các tỉnh phía Nam. Vì vậy, các dự án cần sớm có phương án ứng phó, đề xuất với Bộ tháo gỡ để đảm bảo tiến độ các công trình theo mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Không lơ là phòng chống dịch, sẵn sàng phương án dự phòng
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi và yêu cầu các BQLDA, chủ đầu tư, sở GTVT và các doanh nghiệp dự án thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình thi công xây dựng các công trình của ngành GTVT.
Cụ thể, để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông do Bộ GTVT quản lý, đáp ứng tiến độ, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ về mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các quy định, quy chế phòng chống dịch của Bộ Y tế và chính quyền địa phương nơi dự án đi qua.
BQLDA 7 yêu cầu các nhà thầu vừa thi công vừa tăng cường giám sát dịch.
Văn bản nêu rõ, các chủ đầu tư, BQLDA, sở GTVT, doanh nghiệp dự án tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định, chỉ đạo về phòng chống dịch trên công trường.
Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị báo cáo việc huy động nhân lực, thiết bị, vận chuyển vật liệu, tổ chức công trường, công tác phòng chống dịch COVID-19, tiêm chủng, các ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến quá trình triển khai dự án; đồng thời, đề xuất các giải pháp ứng phó để đáp ứng chất lượng, tiến độ; báo cáo gửi về Bộ GTVT để chỉ đạo, điều hành hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Triển khai chỉ đạo của Bộ GTVT, đại diện Công ty Cổ phần BOT Trung Lương-Mỹ Thuận, doanh nghiệp đang triển khai dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận cho hay, công ty đã sẵn sàng nhiều phương án dự phòng sau khi dự án phát hiện 2 ca dương tính với SAR-CoV-2 là nhân viên làm việc tại phòng điều hành dự án. Dự án có 76 người được đưa đi cách ly tập trung và 163 người cách ly tại chỗ. Vì vậy, công ty đã điều phối một tổ cán bộ, công nhân, người lao động từ các vùng dự án không bị ảnh hưởng bởi dịch ngay lập tức trám vào các vị trí đang phải cách ly, để tiếp tục điều hành dự án, đảm bảo mọi hoạt động không bị ngưng trệ; đồng thời, chỉ đạo các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát khoanh vùng dịch, bố trí nhân sự phù hợp, tăng cường máy móc thiết bị thi công đủ 3 ca/ngày.
Còn tại dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang vào guồng tiến độ, sau khi phát hiện người nhiễm COVID-19 tại dự án, chủ đầu tư đã yêu cầu các gói thầu cách ly các F2 tại nhà, còn trên công trường vẫn thi công các gói thầu bình thường nhưng được tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt. Các công nhân, cán bộ kỹ thuật chỉ làm việc bên trong, không được ra ngoài. Các đơn vị cung cấp vật liệu đến công trường phải khai báo y tế, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ từ nguồn…
Giao thông ĐBSCL ra sao sau 3 năm triển khai Nghị quyết 120?
Giai đoạn từ 2016-2021, Bộ GTVT đã triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án, công trình giao thông với tổng mức đầu tư hơn 88.900 tỷ.
Quang cảnh hội nghị
Ngày 13/3, Cần Thơ diễn ra Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đột phá
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, việc ban hành Nghị quyết số 120 đã đánh dấu bước đột phá lớn trong tư duy, định hình chiến lược phát triển vì tương lai thịnh vượng, bền vững của ĐBSCL theo hướng tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường kết nối phát triển giữa các địa phương trong vùng, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm thông qua cơ chế điều phối thống nhất.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương có báo cáo đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 với nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến hạ tầng GTVT.
Theo Bộ GTVT, trong những năm qua, được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, nhiều công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL đã hoàn thành.
Giai đoạn từ 2016-2021, Bộ đã triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án, công trình giao thông với tổng mức đầu tư hơn 88.900 tỷ.
Trong đó, 14 dự án đã hoàn thành như tuyến N2 nối Cao Lãnh-Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án cầu Cổ Chiên, Cao Lãnh, Vàm Cống, Hòa Trung, Mỹ Lợi..., nâng cấp QL50, QL60, QL53, 57, 30...; nâng cấp 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối TP.HCM và Đông Nam Bộ với vùng ĐBSCL đạt chuẩn tắc luồng, hoàn chỉnh Luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu và tuyến Kênh Chợ Gạo với tổng mức đầu tư là 40.494 tỷ,...
Tuyến Lộ Tẻ-Rạch Sỏi
14 dự án đang triển khai thực hiện như cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi,... và 3 dự án đang chuẩn bị triển khai với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ.
Bộ GTVT đánh giá, các dự án được đầu tư và đưa vào khai thác đã thực sự phát huy hiệu quả, đều là những dự án động lực, quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; các giải pháp đầu tư đã chú trọng đến thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo ổn định bền vững.
Để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giao thông vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ phân bổ khoảng 388 nghìn tỷ đồng cho vùng, hoàn thành một số công trình trọng điểm như: thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến QL.
Liên kết, cùng phát triển
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu kiến nghị ĐBSCL đã kiến nghị cần phải xây dựng, thực hiện các dự án lớn, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, thích ứng với biến đổi khí hậu để tạo ra chuyển đổi quy mô lớn, có tính chất liên vùng, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư tỉnh Kiên Giang cho biết, qua 3 năm thực hiện, địa phương đã đạt được những kết quả bước đầu đặc biệt là nông, lâm nghiệp, thủy sản; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải. Tuy nhiên, địa phương này nhận thấy vẫn còn một số khó khăn, thách thức, hạ tầng giao thông vẫn là "điểm nghẽn" trong phát triển của vùng.
Từ thực tiễn địa phương, ông Đỗ Thanh Bình xin đề xuất, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi và dịch vụ logistics, đáp ứng yêu cầu phát triển cho vùng.
Tương tự, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đánh giá, qua 3 năm triển khai Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các giải pháp triển khai đúng hướng "thuận thiên". Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, những kết quả đạt được đó vẫn còn ở khá xa so với những mục tiêu tầm cỡ mà Nghị quyết đã đề ra.
Đại diện lãnh đạo tỉnh này đề xuất, 13 tỉnh thành ĐBSCL cần nhìn về một hướng, bỏ qua các vấn đề "xung đột lợi ích", chủ động trong hợp tác, liên kết với nhau với phương châm "muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau".
"Nhiều dự án giao thông trọng điểm của Khu vực đang được Chính phủ dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025, đây chắc chắn là cú hích quan trọng giúp phát triển kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, kiến nghị Chính phủ tính toán các phương án đầu tư, phương án hướng tuyến các cao tốc để đảm bảo hiệu quả khai thác và hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong khu vực. Đồng thời, Bộ GTVT đưa ra lộ trình đầu tư, cam kết tiến độ dự án cụ thể, làm cơ sở các địa phương tính toán đầu tư hệ thống giao thông kết nối, nhằm khai thác tối đa hiệu quả các tuyến cao tốc đi qua địa bàn", Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kiến nghị.
'Đầu tàu' giải ngân vốn đầu tư công Bảy tháng đầu năm, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã giải ngân được 19.093 tỷ đồng, đạt 44,6% kế hoạch năm và đạt 44,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Kết quả này cao hơn so với mức bình quân chung cả nước theo ước tính của Bộ Tài chính (tỷ lệ giải ngân bình quân chung khối các bộ, ngành...