Siết chặt biên chế 2015: Trường hợp nào được tuyển dụng thêm công chức?
Năm 2015, các đơn vị nhà nước chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế nghỉ hưu và tinh giản, 50% còn lại trừ vào chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2015.
Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2014.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm chủ trương của Chính phủ không tăng thêm biên chế công chức, viên chức năm 2015, kể cả thành lập thêm tổ chức mới hoặc giao bổ sung nhiệm vụ mới (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền lập thêm trường học, bệnh viện, mà không tự cân đối được biên chế, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét); chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế nghỉ hưu và tinh giản, 50% còn lại trừ vào chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2015
Xếp hàng nộp đơn thi tuyển công chức tại Hà Nội
Các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng các giải pháp chủ yếu điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của các cấp, các ngành và địa phương mình; hoàn thiện báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020; triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.
Video đang HOT
Các Bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân và doanh nghiệp; đồng thời chấn chỉnh khâu tổ chức thực hiện, xử lý nghiêm khắc tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng vị trí công việc gây phiên hà, sách nhiễu đối với nhân dân và doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm, hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; chống lãng phí, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn; khẩn trương đề xuất danh mục các dữ liệu cơ bản liên quan đến người dân trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan mình và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp về dân số của Chính phủ.
Theo NTD
Buôn lậu ngày đêm xuyên biên giới: Cố gắng giữ được như... bây giờ!
Sau 4 bài viết liên tiếp phản ánh tình trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, PV Báo Lao Động tiếp xúc được với lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chịu trách nhiệm phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của địa phương.
Những thông tin mà các cơ quan chức năng Lạng Sơn cung cấp cho thấy một thực tế, thực trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh này còn rất lâu mới có được một bức tranh sáng sủa và trong lúc ấy, hàng lậu, hàng giả vẫn cứ ồ ạt vượt biên vào nội địa.
Có hay không sự bao che?
Khi nói về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - ông Nguyễn Văn Bình - cho biết: "Tỉnh cũng sốt ruột lắm rồi, nhưng cũng chỉ làm biện pháp cho anh em biên phòng, hải quan ngăn chặn". Bởi theo ông Bình, đây là công tác thường xuyên của cấp ủy chính quyền chứ không phải của riêng một ngành nào. Phải triển khai thường xuyên và có trọng điểm, những tụ điểm nào bức xúc nhất sẽ tổ chức theo các chuyên án. Vị này cho rằng, với 231km đường biên, ngoài các cửa khẩu chính, Lạng Sơn còn có 9 cửa khẩu phụ và rất nhiều đường mòn, nên lực lượng chống buôn lậu còn rất khiêm tốn và với đặc điểm như thế, ngăn chặn 100% là khó.
Trên biên giới thường xuyên duy trì 17 trạm chốt, đây chỉ là biện pháp ngăn chặn. "Tại các đường biên, hàng hóa nằm sát biên giới, lực lượng biên phòng ở đấy "thi gan" với đội quân cửu vạn, mình ở nhiều thì họ phân tán đi các điểm khác nên khó giám sát. Mấy năm gần đây mình rào dây thép gai và xây tường đá để bịt các tuyến đường mòn, nhưng việc này không khả thi".
Cũng theo ông Bình, trên địa bàn không có các tụ điểm, đường dây lớn và trách nhiệm của giám đốc công an tỉnh là "chăm lo" việc đó chặt chẽ, có là phải triệt phá, không dung túng, bao che cho cán bộ địa phương. "Tôi không bao che cho anh em, anh em không ai dám làm sai trái, trái quy định. Đến nay, chưa có vụ việc gì (về) các lực lượng tiếp tay bảo kê đồng lõa cho giới buôn lậu" - ông Bình khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Bình (trái, ảnh) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại tỉnh Lạng Sơn - nói: Cho tới nay, tình hình trên địa bàn không có các tụ điểm, đường dây lớn!
Về vấn đề chuyên chở hàng lậu ở ga Đồng Đăng, ông Bình cho biết: Trước kia có 2 chuyến/ngày, giờ còn 1 chuyến. Khi anh em tổ chức chuyên án thì chỉ làm theo thời khắc chứ không thể làm việc dừng tàu, cắt toa được. "Trước đây, Lạng Sơn đã làm, giao cho huyện Cao Lộc tổ chức chỉ huy các lực lượng phòng, chống. Nhưng thực trạng vẫn diễn ra như thế, cứ sát giờ tàu chạy hàng hóa lại ùn ùn kéo vào. Giờ cấm tàu thì cũng khó, ta có ga đường sắt mà cấm tàu thì còn gì là vận tải nữa" - ông Bình nhấn mạnh.
Chặn chỗ này, buôn lậu mở chỗ khác
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn - ông Trịnh Quốc Huy - cho biết, trên địa bàn tỉnh có nhiều đường mòn lối mở qua biên giới, lực lượng biên phòng trên địa bàn chặn thì các đối tượng buôn lậu lại mở đường mới nên rất khó kiểm soát và đến nay chỉ hạn chế được buôn lậu. "Bắt đầu từ nay đến cuối năm, buôn lậu sẽ tăng và phức tạp. Chúng tôi quan điểm phải đấu tranh quyết liệt, đấu tranh mạnh với tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn để làm sao giữ được tình hình như bây giờ và tốt hơn".
Còn theo ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn, các đối tượng lợi dụng vào chính sách của Nhà nước nên khi bắt giữ rất nhiều xe, kiểm tra các hàng hóa đều có hóa đơn, ngay cả đường sắt cũng có mặt hàng ghi hóa đơn, cũng có mặt hàng không có nhưng đến giờ xuất trình thì họ lại đưa lên. Mặc dù phát hiện ra nhiều bất cập trong hóa đơn nhưng chưa thể ngăn chặn triệt để được.
Nói về những khó khăn trong việc chống buôn lậu qua biên giới hiện nay, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Bình cho rằng: Cần xem xét lại Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới, vì hóa đơn phải đi theo hàng, theo người. "Ở đây, hàng giao cho lái xe chở đi, giấy tờ thì chủ hàng đi theo xe sau, người ta có chủ định chống đối với mình. Quyết định này còn nhiều kẽ hở để cư dân, chủ hàng lợi dụng, chúng tôi đã kiến nghị thường xuyên. Cơ chế chính sách chưa trang bị cho các lực lượng chức năng cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ".
Còn theo ông Nguyễn Đình Tươi - Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn, đối tượng buôn lậu đã biết lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách, nhưng việc điều hành chính sách để chống buôn lậu lại được xử lý chậm, việc xem hóa đơn là căn cứ để đấu tranh chống buôn lậu thực sự rất là khó.
Mỗi lô hàng lậu bị bắt thì phát hiện rất nhiều nhãn mác giả, nhiều sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc nhưng lại được gắn nhãn mác Việt Nam, nhưng khi kiểm tra xe lại có hóa đơn chứng từ. Cũng nhiều trường hợp các chủ hàng khai khống hóa đơn, kê khai giá trị sản phẩm không đúng với thực tế, do đó, hằng năm đơn vị bắt nhiều xe chở hàng, nhưng có nhiều xe không xử lý được. Đấu tranh theo hướng này thì mệt mỏi, khó đạt hiệu quả cao.
Lý do hạn chế hoạt động chống buôn lậu thì rất nhiều. Nhưng thực tế là hàng lậu, hàng giả từ bên kia biên giới vẫn đang ồ ạt qua Lạng Sơn vào nội địa là có thật.
Theo Lao Động
Xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ tiếp tay cho buôn lậu "Cần kiểm tra và xử lý nghiêm minh những cán bộ, chiến sỹ tiếp tay, dung túng, bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả" Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Gọi tắt là Ban chỉ đạo 389)...