‘Siết’ cấp phép dự án bất động sản mới để trách dư thừa tồn kho
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho.
Trong báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề gửi tới Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản năm 2019 và các tháng đầu năm 2020 xuất hiện tình trạng thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc trung, cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới dự án bất động sản… để trách dư thừa tồn kho.
“Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đ/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% – 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Trong khi đó, nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đ/m2) chiếm đến 70% – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu”, Bộ Xây dựng dẫn chứng.
Video đang HOT
Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 4.438 dự án khu đô thị và dự án nhà ở, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 triệu tỷ đồng, trong đó giá trị tồn kho bất động sản khoảng 104.000 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho bất động sản chủ yếu là căn hộ cao cấp, Condotel (căn hộ du lịch)…
Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ kiểm tra, giám sát các địa phương trọng điểm trong việc triển khai các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị, dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định của pháp luật.
Đình Phong
Sam Holdings (SAM): Năm 2020 đặt mục tiêu lãi 124 tỷ đồng giảm 8%
Trong bối cảnh thị giá chứng khoán giảm, Sam Holdings (SAM) có thể mua được số lượng lớn với giá hợp lý với các cổ phiếu như VNM, MSN, GAS, FPT, DXG, HPG...
CTCP Sam Holdings (mã chứng khoán SAM) đã công bố báo cáo thường niên năm 2019.
Kết thúc năm 2019 Sam Holdings đạt 3.032 tỷ đồng doanh thu tăng trưởng 7% chủ yếu đến từ mảng sản xuất, kinh doanh dây và cáp viễn thông; bất động sản. Lợi nhuận trước thuế của SAM đạt 135,5 tỷ đồng giảm 18% so với 2018. Cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều không hoàn thành mục tiêu kinh doanh của năm 2019.
Sang năm 2020, SAM Holdings sẽ tiến hành cần tái cấu trúc hoạt động, cơ cấu lại tài sản, danh mục đầu tư hiện hữu và các hoạt động đầu tư mở rộng mới.
Trong ngắn hạn SAM sẽ nghiên cứu đầu tư vào doanh nghiệp có hoạt động SXKD ổn định, ngành nghề thiết yếu và tiềm năng tăng trưởng tốt. Đặc biệt việc thị trường CK bị ảnh hưởng và thị giá chứng khoán đã giảm mạnh so với cuối năm 2019 là 1 cơ hội rất tốt đế SAM có thể mua được số lượng lớn với giá hợp lý. Một số DN được quan tâm hiện nay như: VNM, MSN, GAS, FPT, DXG, HPG...
Bên cạnh việc đầu tư tài chính trên TTCK, thì SAM Holdings sẽ tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh hơn nữa mảng kinh doanh thương mại các sản phẩm liên quan đến Nhựa, đồng, than...mà hiện nay SDC đang có lợi thế nhằm mang lại doanh thu và dòng tiền lớn, lợi nhuận ổn định.
Về dài hạn, SAM sẽ đầu tư phát triển hệ thống khu công nghiệp, kho, cảng. Theo nhận định của Ban điều hành thì đây là mảng kinh doanh triển vọng, trong bối cảnh Việt Nam là đất nước có dân số độ tuổi lao động cao, chi phí lao động rẻ, nhiều vùng nguyên liệu... và đặc biệt là diễn biến căng thẳng của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ xem xét di chuyển nhà máy sang nước khác ngoài Trung Quốc.
Để có dòng tiền đầu tư vào các mảng kinh doanh chiến lược này, SAM Holdings sẽ thực hiện thoái vốn tại các khoản đầu tư không tạo được lợi nhuận và không nằm trong định hướng chiến lược, đồng thời phát hành thêm cổ phiếu huy động nguồn lực thực hiện dự án, cụ thể tiến hành mua lại toàn bộ cổ phần của Capella Quảng Nam và tăng vốn cho Capella Quảng Nam để đầu tư dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2. Tăng vốn cho Địa ốc Sacom để tài trợ cho dự án Bất động sản Nhơn Trạch.
Với kế hoạch thúc đẩy hoạt động SXKD và tái cấu trúc ở một số mảng kinh doanh như kể trên, SAM Holdings đặt mục tiêu kinh doanh (hợp nhất) cơ bản cho năm 2020 như sau:
Thanh Tú
Cuộc đua của hàng loạt cao ốc 'đu bám' dọc tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên Dọc tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên (TPHCM), hiện đang là cuộc đua của hàng loạt dự án bất động sản từ cao cấp đến bình dân, thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Đi cùng với việc thông toàn tuyến Metro này, giá căn hộ ở dọc tuyến cũng được đẩy lên cao ngất. Tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên dài 19,7km. Bắt...