Sierra Leone đóng cửa quốc gia vì Ebola
Sierra Leone ngày 19/9 đã bắt đầu chiến dịch đóng cửa cả nước trong 3 ngày trong nỗ lực nhằm ngăn chặn đại dịch Ebola.
Theo chiến dịch này, người dân Sierra Leone sẽ phải ở trong nhà trong vòng 3 ngày, nhân viên cảnh sát sẽ tăng cường tuần tra trên các con phố đông đúc tại các thành phố lớn. Khoảng 30.000 tình nguyện viên sẽ đến từng hộ gia đình trên cả nước để cảnh báo cũng như nâng cao tầm hiểu biết của người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh Ebola.
Một con phố tại Thủ đô Freetown, Sierra Leone trong sáng ngày 19/9
Những con phố tại Thủ đô Freetown của Sierra Leone hằng ngày vốn vẫn tấp nập, nhưng trong buổi sáng của ngày đầu tiên thực hiện lệnh giới nghiêm, các cửa hiệu ở đây đã được đóng cửa, tại các con phố chính hầu như không có bóng dáng người đi lại. Trong khi đó, loa đài phát thanh vang lên những đoạn nhạc cảnh báo về Ebola và khuyến khích người dân nên ở trong nhà.
Trước đó trong một thông điệp phát đi vào tối ngày 18/9, Tổng thống Sierra Leone Ernest Bai Koroma khẳng định việc ban hành lệnh đóng cửa 3 ngày được đưa ra vì quốc gia đang phải trải qua một cuộc chiến cam go giữa sự sống và cái chết.
Tổng thống Ernest Bai Koroma nói: “Hôm nay, cuộc sống của chúng ta đang bị đe đọa. Những điều nhà nước yêu cầu các bạn làm thật sự rất khó khăn, nhưng nó sẽ làm cuộc sống của chúng ta tốt hơn. Đây là quãng thời gian đặc biệt và nó đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp đặc biệt.”
Các tình nguyện viên đang chuẩn bị chiến dịch gõ cửa từng nhà để cảnh báo người dân về dịch bệnh Ebola
Tuy nhiên có vẻ như chiến dịch này chưa được chuẩn bị một cách kỹ càng. Theo phản ánh của các tình nguyện viên tại Trung tâm y tế Murray tại Freetown, tính đến sáng ngày 19/9 họ vẫn chưa nhận được đầy đủ bộ dụng cụ bao gồm xà phòng, giấy dán tường và tờ rơi để đi tuyên truyền. Một tình nguyện viên cho biết: “Điều này có nghĩa là trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ không thể đạt được mục tiêu như đã đề ra.”
Một số người đặt câu hỏi, liệu chiến dịch đóng cửa cả nước trong 3 ngày ở Sierra Leone có mang lại hiệu quả? Trong khi đó việc người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ trong 3 ngày đã khiến tình trạng giá lương thực bị đẩy lên cao.
“Giá lương thực đã tăng 30%. Nhiều gia đình không đủ khả năng để mua đang rơi vào tình trạng không có gì để ăn. Trong sáng nay, rất nhiều gia đình đã kêu khóc trên đài phát thanh vì thiếu thực phẩm.” – Ahmed Nanoh, Phòng Nông nghiệp Sierra Leone cho biết.
Video đang HOT
Một khu ổ chuột đông đúc tại Kroo Bay, ở Freetown
Trong tuần qua tại Sierra Leone đã có thêm 200 ca nhiễm Ebola mới với hơn 560 trường hợp tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chiếm 1/5 tổng số người thiệt mạng vì Ebola trong khu vực.
Theo các chuyên gia, chiến dịch đóng cửa này đã phản ánh sự tuyệt vọng của các chính phủ tại Tây Phi, đặc biệt tại 3 quốc gia đang bị Ebola hoành hành nặng nhất là Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi mà các cơ quan y tế cảnh báo không có dấu hiệu chậm lại của dịch bệnh.
Hiện đã có hơn 5.000 người bị nhiễm virus Ebola tại Tây Phi kể từ khi dịch bệnh bùng phát từ hồi đầu năm, làm 2.630 người thiệt mạng, khiến Ebola trở thành một trong những đại dịch tồi tệ nhất trên thế giới.
Theo Khampha
Đắm tàu: Từng người buông tay, chìm vào biển cả
Sau gần 40 giờ vật lộn với tử thần giữa biển cả mênh mông, đói, rét và sợ hãi bao vây, anh Vũ Văn Hà và Hồ Vĩnh Lai đã sống sót kỳ diệu nhờ bấu víu vào tấm xốp và 2 chiếc áo phao.
Gần 40 giờ vật lộn với tử thần
Khoảng 17h chiều 30/11, chiếc tàu của ông Nguyễn Văn Kính chở hai ngư dân sống sót sau vụ đắm tàu làm 10 thuyền viên mất tích đã cập cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Hai ngư dân sống sót trong vụ chìm thuyền trên là anh Hồ Vĩnh Lai (SN 1979, trú tại xóm Tân An, xã An Hòa) và anh Vũ Văn Hà (SN 1982, trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long) cùng huyện Quỳnh Lưu.
Anh Lai may mắn trở về với vợ và 2 con
Bao trùm ngôi nhà anh Hồ Vĩnh Lai (một trong hai người đã trở về) là không khí vui mừng lẫn buồn tủi. Vui mừng bởi trong giây phút đối mặt với tử thần, anh Lai may mắn sống sót trở về. Buồn bởi, cùng lúc đó, người em trai Hồ Vĩnh Thế mãi mãi sẽ không trở về nữa. Gia đình đã làm lễ phát tang cho anh Thế.
Trên khuôn mặt chưa hết bàng hoàng, anh Hồ Vĩnh Lai kể lại: Khoảng 4h sáng ngày 28/11, sau 10 ngày ra khơi, tàu NA-90249 với 10 anh em trên tàu đang đánh bắt ở vùng biển Hà Tĩnh, cách đất liền khoảng 88 hải lý thì trời đổ mưa phùn, gió giật mạnh. Lúc này, bất ngờ sào lưới (có 4 sào lưới) trước trên nóc tàu bị gió đánh gãy khiến tàu bị nghiêng một bên và nước tràn vào. Mấy anh em bắt đầu thay nhau múc nước ra và sửa lại. Nhưng gió giật mạnh và nước vào rất nhanh nên tàu mỗi lúc lại chìm nhanh. Đồng thời lúc này, một người dùng điện đàm phát tín hiệu kêu cứu liên tục.
Cầm cự được 1 giờ đồng hồ thì tàu bắt đầu chìm. 10 người trên tàu hoảng loạn và bíu được vào một tấm xốp rộng khoảng 2m2, dày 1m (làm nắp hầm trữ cá đánh bắt được). Khi tàu chìm, chỉ còn 2 chiếc áo phao nên mọi người vừa bíu vào tấm xốp, vừa thay nhau mặc áo phao mỗi người một lúc cho đỡ lạnh. Tất cả cùng dìu nhau, động viên an ủi để chống chọi với sóng biển, mưa dầm và lạnh. Tất cả cùng cầu nguyện điều may mắn sẽ đến, sẽ gặp được tàu đi qua cứu vớt.
Sau hơn 4 giờ trôi nổi vật lộn với gió, mưa dầm và lạnh thấu xương giữa biển cả mênh mông, anh Nguyễn Văn Khiêm (17 tuổi) đuối sức hẳn, anh em đã cho lên tấm xốp nằm và ủ ấm nhưng lúc này người đã cứng gặp sóng đánh mạnh văng ra rồi bị chìm.
Đến khoảng giữa trưa, em trai anh Lai là anh Hồ Vĩnh Thế (32 tuổi) cũng kiệt sức và không chịu được cái lạnh tê người, anh lịm dần rồi ra đi. 8 người còn lại tiếp tục ngâm mình trong nước biển lạnh cóng, gió, mưa dầm và sợ hãi. Đến chiều ngày 28/11, những người còn lại bắt đầu kiệt sức, tê cứng người và buông tay khỏi tấm xốp, chìm sâu vào biển cả.
Khoảng 19h, trời tối mịt, lúc này chỉ còn lại 3 người. Tuy nhiên ông Phạm Thanh Ngoan (SN 1963, xã Quỳnh Nghĩa) không còn chống chọi nổi.
Anh Hồ Vĩnh Lai kể lại quãng thời gian vật lộn với "tử thần"
Anh Lai bên bàn thờ em trai Hồ Vĩnh Thế đã mãi ra đi không trở về
"Đêm đó, chỉ còn lại 2 người là tôi với anh Hà. Hai anh em động viên nhau và dìu nhau qua đêm. Với kinh nghiệm đi biển lâu năm, tôi đã bảo anh Hà ăn xốp, ăn rong biển, thậm chí là con cua biển bám vào đều bắt ăn sống để đỡ đói và đỡ tê cứng miệng. Bây giờ trong bụng tôi toàn rong biển và xốp", anh Lai kể lại giây phút chiến đấu với tử thần.
"Sau hơn 2 ngày đêm lênh đênh trên biển, đến khoảng 15h chiều ngày 29/11, hai anh em phát hiện được một tàu đánh cá cách khoảng 500m, chúng tôi đã buông tấm xốp để cố bơi tới kêu cứu. Khi bơi gần đến nơi thì họ phát hiện ra chúng tôi và đưa lên tàu, sưởi ấm. Lúc này, anh em hầu như đã kiệt sức. Lúc tỉnh lại, được họ cho ăn uống, chúng tôi biết mình đã sống sót", anh Lai kể.
Nước mắt ngày trùng phùng
Từ khoảng 13h chiều ngày 30/11, hàng trăm người dân đã có mặt tại cảng Lạch Quèn, mắt luôn dõi ra biển để mong sớm được gặp 2 ngư dân may mắn trở về. Đến 17h chiều, tàu cá ông Nguyễn Văn Kính cập bến Lạch Quèn. Tuy nhiên, do lúc này nước cạn nên tàu không thể cập bến, một thuyền nhỏ đã phải ra chuyển 2 ngư dân này ven theo bờ biển để lên bờ.
Biển Quỳnh, cuối tháng 11, trời lạnh căm căm, từng cơn gió thốc buốt cả da thịt. Lẫn trong tiếng cười vui ít ỏi là tiếng khóc than não nề của những người vợ, người mẹ...
Hai đứa con của anh Hồ Vĩnh Thế bên bàn thờ cha
Bà Hồ Thị Lài đau đớn bên bàn thờ con trai Hồ Vĩnh Thế
Bà Hồ Thị Lài (74 tuổi, mẹ của 2 anh em Lai và Thế) ngồi thẫn thờ. Con bà, một người trở về, một người mãi nằm vào lòng biển. Vô vọng chứng kiến người em Hồ Vĩnh Thế buông tay, không còn hy vọng sống sót, gia đình đã làm lễ phát tang. Chị Nguyễn Thị Phương (vợ anh Thế) đau đớn tột cùng, ngất lịm bên bàn thờ chồng. Đứa con trai 4 tuổi, tay cầm gậy đứng thẫn thờ trước bàn thờ cha mà không hay rằng, cha đi biển lần này đã không về nữa. Trong khi đó, người con gái 11 tuổi biết cha đã ra đi không trở về, ôm lấy bà khóc nức nở gọi cha.
Tối 30/11, từng tiếng khóc vẫn não nề. Người anh trai trở về đội tang em, mái tóc trắng của mẹ đội tang cho người đầu xanh. Hai ngư dân may may sống sót trở về như điều kỳ diệu trước biển cả mênh mông. Thế nhưng, trong giây phút đoàn tụ ấy, nước mắt họ lại mặn đắng như bao đời bám biển của người dân nơi đây. Vì miếng cơm manh áo, họ đành phó thác số mệnh cho trời, có người may mắn trở về với những chuyến tàu tôm cá đầy khoang, nhưng cũng có người mãi mãi nằm lại giữa lòng biển cả.
Chiều 30/11, đại diện UBND huyện Quỳnh Lưu và xã An Hòa cũng đã có mặt kịp thời để động viên, thăm hỏi các gia đình có ngư dân gặp nạn. Phía UBND xã An Hòa cũng hỗ trợ cho mỗi gia đình có người mất tích 1 triệu đồng và 500 ngàn đồng cho mỗi gia đình có người sống sót trở về. "Phía UBND huyện sẽ hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân mỗi gia đình có người mất tích 4,5 triệu và 1 triệu đồng cho mỗi gia đình có người sống sót trở về", ông Đặng Ngọc Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết.
Theo Khampha
Bạn tù muốn viết tiểu thuyết về ông Chấn Đêm cuối cùng trước khi được trả tự do, chờ tái thẩm sau hơn 10 năm tù đày, ông Nguyễn Thanh Chấn và người bạn tù cùng phòng của ông là Đỗ Văn Toản (SN 1961) cùng nước mắt lăn dài. Nghẹn ngào mãi không thốt được thành lời, ông Toản mượn cây bút bi, một tờ giấy viết vội vài dòng chia...