Show truyền hình lâu đời và kỳ lạ nhất Nhật Bản
Đã hoạt động trong 15 năm qua, Zenryokuzaka của TV Asahi là một trong những chương trình truyền hình lâu đời và kỳ lạ nhất của Nhật Bản.
Mỗi đêm vào lúc 1:20 sáng, từ thứ Hai đến thứ Năm, hàng nghìn người đã theo dõi TV Asahi để xem tập mới nhất của Zenryokuzaka, một chương trình kỳ lạ chỉ có cảnh phụ nữ chạy trên những con đường dốc.
Mỗi tập phim kéo dài không quá 6 phút, bao gồm phần mở đầu và kết thúc và chỉ tập trung vào việc theo chân nhân vật chính khi cô ấy chạy trên phố.
Zenryokuzaka là chương trình có nội dung kỳ lạ được chiếu vào khung giờ kén người xem nhưng lại trở thành một trong trong những show có tuổi đời lâu nhất ở Nhật Bản trong 15 năm qua.
Zenryokuzaka mỗi lần đều có một nhân vật chính khác nhau, thường là một nữ diễn viên trẻ, nhân vật truyền thông hoặc một nghệ sĩ giải trí nào đó và được quay ở một địa điểm khác ở Tokyo hoặc các thành phố lân cận.
Ngoài việc thay đổi nhân vật, Zenryokuzaka có nội dung không mấy khác biệt qua từng tập. Khi người tham gia bắt đầu chạy, MC Mitsuru Fukikoshi của chương trình luôn nói câu quen thuộc: “Đây chắc chắn là ngọn đồi khiến bạn muốn chạy lên đó”.
Tôi đã xem một vài tập phim chỉ vì tò mò, tôi không thể nói rằng tôi quá yêu thích chương trình này nhưng có lẽ đó là một thứ đặc biệt của Nhật Bản. Có thể nhìn những cô gái trẻ chạy lên những con dốc, hoặc chỉ nhìn thấy họ đổ mồ hôi và nghe họ thở hổn hển khi lên đến đỉnh dốc là tôi thỏa mãn một cách kỳ lạ theo cách mà tôi không thể hiểu được. Nói tóm lại, đó là Zenryokuzaka.
Tôi có thể đã hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của Zenryokuzaka nếu không có một bài báo gần đây của tạp chí Nhật Bản SoraNews24, thông báo rằng TV Asahi đang thực hiện một sự thay đổi lớn đối với chương trình lần đầu tiên sau 15 năm.
Video đang HOT
Chương trình đã ghi lại tập đầu tiên có nhân vật nam chính, nam diễn viên Ryosuke Miura, được biết đến với vai Ankh/Shingo Izumi trong loạt phim Kamen Rider OOO.
Trong suốt 15 năm qua, nhân vật trải nghiệm của chương trình luôn là nữ, tuy nhiên cuối tháng 6 vừa qua, đơn vị sản xuất tuyên bố từ tháng 7 chương trình sẽ đổi mới với sự tham gia của người chơi nam, thông báo gần đó đã gây ra khá nhiều chấn động ở Nhật Bản nhưng nhà sản xuất vẫn đang thăm dò xem phản ứng của công chúng như thế nào.
Nhật Bản có một khu rừng khiến la bàn, GPS bị nhiễu loạn: Hàng trăm người thiệt mạng tại đây, vì sao?
La bàn, GPS và điện thoại di động không thể hoạt động tại khu rừng này. Vì sao?
Bí mật của "rừng tự sát"
Tọa lạc ở phía Tây Bắc của núi Phú Sĩ hùng vĩ là sắc màu rực rỡ 13,5 dặm vuông của Aokigahara, một khu rừng dày đặc tán lá, được mệnh danh là Biển của cây. Điều gì đã khiến Aokigahara biến thành "Rừng tự sát" đáng sợ, gây nên nỗi ám ảnh của nhiều người?
1. Ước tính, mỗi năm có khoảng 100 vụ tự tử thành công được thực hiện tại rừng Aokigahara. Con số này có thể tăng hơn vì đặc điểm dễ thấy nhất của rừng Aokigahara là lá dày đặc nên có nhiều xác chết không được tìm thấy.
Hồ sơ của cảnh sát cho thấy, riêng năm 2010, có 247 người đã cố gắng tự sát trong rừng Aokigahara - 54 người trong số họ đã thành công. Các quan chức địa phương và người dân tin rằng con số đó có thể cao hơn đáng kể.
Photo: FLICKR / WAYNE HSIEH.
2. Tự tử là một câu chuyện có tính lịch sử ở Nhật Bản? Yoshinori Cho nói, Giám đốc khoa tâm thần học tại Đại học Teikyo ở Kawasaki, tỉnh Kanagawa cho biết:
"Trong suốt lịch sử Nhật Bản, tự tử chưa bao giờ bị cấm vì lý do tôn giáo hoặc đạo đức. Tự tử là điều khá dễ chấp nhận trong xã hội Nhật Bản. Truyền thống tự sát trong danh dự có từ nhiều thế kỷ trước thời kỳ phong kiến của Nhật Bản, khi các chiến binh samurai sẽ thực hiện Seppuku (nghi lễ tự mổ bụng) như một cách để bảo vệ danh dự của họ thay vì rơi vào tay kẻ thù. Tự tử, nếu nhìn theo cách đó, là một cách thể hiện sự chịu trách nhiệm".
3. Người ta thường chọn cách treo mình (treo cổ) trên cây để tự tử. Các cách khác là họ cố gắng tự tử bằng cách hít khí độc trong ô tô của họ, từ ống xả hoặc lò đốt than mà họ mang theo.
4. Khu rừng biệt lập. Có một đặc điểm nổi bật nữa của khu rừng đó là, đất đai của khu rừng này rất giàu sắt từ tính, do đó, nó có thể vô hiệu hóa điện thoại di động, hệ thống GPS, thậm chí là la bàn. Đó là lý do vì sao, một số người theo thuyết thần học "đổ lỗi" cho đặc điểm này là bằng chứng của "ma quỷ xui khiến".
Nỗi lo thời cuộc
Nhật Bản có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến 2.645 vụ tự tử được ghi nhận vào tháng 1 năm 2009, tăng 15% so với năm 2008. Các con số đạt đỉnh vào tháng 3, cuối năm tài chính 2009 của Nhật Bản.
Một báo cáo mới nhất của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA) chỉ ra rằng, số vụ tử tử tại Nhật Bản chỉ riêng trong tháng 9/2020 là 1.805 vụ, tăng 143 hoặc 8,6% so với cùng tháng năm 2019.
Theo dữ liệu NPA, trong tổng số 1.805 trường hợp tự tử, có 1.166 là nam giới, tăng 0,4% so với tháng 9 năm 2019; tổng số nữ giới - 639 - tăng 27,5% so với tháng 9 năm 2019.
Trong đó, Tokyo đứng đầu danh sách với 194 vụ tự tử, tiếp theo là Saitama (110), Aichi (109 và Kanagawa (95).
NPA cho biết số vụ tự tử trên toàn nước Nhật đã tăng trong 3 tháng liên tiếp kể từ tháng 7/2020. Các quan chức Bộ Y tế nước này cho biết sự gia tăng đột biến số vụ tự tử có thể do ạnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra trầm cảm và lo lắng, vì nhiều người đã mất việc làm hoặc những người khác đã phải chịu đựng sự mệt mỏi do thường xuyên ở nhà và mất liên lạc trực tiếp với những người bạn và gia đình.
Những vật dụng mà người chết để lại. PHOTO: TOMASZ LAZAR/NATGEO.
Trên thực tế, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản là 25,8 trên 100.000 người - cao nhất trong các quốc gia phát triển và hơn gấp đôi so với Mỹ.
Nhìn rộng ra, Nhật Bản là quốc gia phải thường xuyên đối mặt với thiên tai, động đất, sóng thần.
"Nó có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn", Yoshinori Cho nói, Giám đốc khoa tâm thần học tại Đại học Teikyo ở Kawasaki, tỉnh Kanagawa, và là tác giả của cuốn sách có tựa đề "Hito wa naze Jisatsu Suru no ka" ("Tại sao mọi người lại tự sát?") nhận xét.
Những lo lắng trong cuộc sống có thể dẫn đến trầm cảm và do đó, trực tiếp hoặc gián tiếp, dẫn đến nhiều vụ tự tử hơn nữa, oong Yoshinori Cho nói thêm. "Đó không chỉ là trầm cảm thông thường mà còn là trầm cảm lâm sàng do căng thẳng gây ra bởi thực tế hoàn cảnh của họ. Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ rất lớn gây tự tử".
Yukio Saito, giám đốc điều hành của Inochi no Denwa (Lifeline), một dịch vụ tư vấn qua điện thoại tình nguyện năm 2009, cho biết: "Nhiều người trẻ Nhật gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định và thay vào đó mọi người bắt đầu làm công việc tạm bợ rồi rơi vào vòng xoáy lo lắng. Chúng tôi đã nhận được gần 70.000 cuộc gọi từ những người có ý định tự tử".
Yukio Saito nói: "Những người gọi điện thường xuyên viện dẫn các vấn đề về sức khỏe tâm thần và gia đình là lý do để tự tử. Nhưng đằng sau đó là những vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề tài chính hoặc mất việc".
Mặc dù những lo lắng về tài chính là động lực chính dẫn đến tình trạng tự tử thời hiện đại, nhưng các yếu tố văn hóa và lịch sử cũng đóng một vai trò quan trọng.
Ở một số quốc gia, tự tử là bất hợp pháp hoặc ít nhất là không được chấp nhận vì lý do tôn giáo hoặc đạo đức khác, nhưng ở Nhật Bản không có sự kỳ thị như vậy.
Nhật Bản làm khẩu trang dịch 8 thứ tiếng, bù đắp thiếu hụt lao động Khi đại dịch Covid-19 biến khẩu trang thành vật dụng thiết yếu hàng ngày, công ty khởi nghiệp Donut Robotics của Nhật Bản đã nhận ra một cơ hội. CEO của Donut Robtics Taisuke Ono đang trình diễn các tính năng của robot tại sân bay Haneda ở Tokyo năm 2017. Họ đã tạo ra một chiếc mặt nạ thông minh - một...