Show diễn ở Đại lộ Danh vọng của Gucci
Bộ sưu tập lần này của nhà mốt Italy tái hiện vẻ hào nhoáng Hollywood với những bộ cánh lộng lẫy, cho thấy nét gợi cảm cổ điển.
Mối liên kết giữa Gucci và điện ảnh
10h ngày 3/11 (giờ Hà Nội), show Gucci Love Parade được diễn ra tại Đại lộ Danh vọng Hollywood ở Los Angeles (Mỹ) trong khuôn khổ dự án kỷ niệm sinh nhật 100 năm tuổi của nhà mốt. Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele gọi sàn diễn lần này là “ngôi đền của các vị thần”. Vogue nhận định: “Tất nhiên, tên tuổi của Gucci đã gắn liền với Hollywood từ lâu. Mối liên hệ của nó với các bộ phim hiện diện khắp nơi khi bạn xem bộ sưu tập Xuân 2022 này”. Trên sàn catwalk, những người nổi tiếng được gọi là “bạn của Gucci” như Macaulay Culkin, Miranda July, Jodie Turner-Smith và Jared Leto cũng xuất hiện. Bên cạnh đó, Michele cho biết bộ sưu tập này cũng như món quà dành cho mẹ mình – người yêu thích điện ảnh và trợ lý trong một công ty sản xuất. Mẹ là người đã khiến anh có sự gắn kết với Hollywood. Anh tái hiện sự hào nhoáng bằng những bộ váy hoa, chiếc mũ cao bồi. Sự kết hợp giữa áo khoác dạ rộng rãi mang phong cách thể thao mặc với quần legging dệt kim sáng màu và giày thể thao trông như được nâng tầm từ đời thực. Những màu sơn bóng được Michele gọi là sự thoải mái nổi tiếng của California.
Video đang HOT
Show ý nghĩa nhất trong 7 năm nhiệm kỳ
Hơn hết, bộ sưu tập này cũng cho thấy hình ảnh Los Angeles đương đại. Nhà thiết kế đã đến thăm nơi này lần đầu vào năm 27 tuổi và anh dành nhiều tình cảm cho nó. “Los Angeles không phải là một thành phố thời trang, nhưng nó rất thời trang. Đôi khi, thứ không phù hợp lại trông rất chính xác. Có lẽ nó thuộc về cách nhìn thời trang của tôi”, anh nói ở hậu trường trước buổi biểu diễn. Suốt 7 năm trong nhiệm kỳ Gucci, anh đã có show ở New York (Mỹ), Paris (Pháp), Rome (Italy) và thường xuyên nhất là Milan (Italy). Tuy nhiên, bộ sưu tập của Michele được đánh giá chưa bao giờ có ý nghĩa hơn lần này, khi mọi thứ diễn ra trên Đại lộ Hollywood với ánh đèn neon.
Xây dựng thương hiệu thời trang từ chai nhựa, lon Coca-Cola
"Thời điểm tôi khởi nghiệp, mọi người vẫn chưa tiếp nhận ý tưởng 'tái sinh' rác thải thành quần áo", nhà thiết kế trẻ gốc Á nói.
Lớn lên ở Vũ Hán (thủ đô tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc), nơi bao phủ bởi đồi núi, Huang Ningning luôn mơ ước được nhìn thấy biển. Và lần đầu trải nghiệm lặn biển tại Philippines đã khiến cô bị "mê hoặc".
"Thế giới bên ngoài luôn ồn ào, nhưng biển cả cho tôi cảm giác bình yên hoàn toàn". Huang, 32 tuổi, chia sẻ. Tình yêu biển trong cô lớn dần, đến mức khi tình cờ trông thấy những bức ảnh cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước của nghệ sĩ người Canada Benjamin Von Wong - mô tả viễn cảnh đại dương ngập tràn chai nhựa - Huang dần nảy sinh thôi thúc nghiêm túc về bảo vệ môi trường.
Nghe đến tiềm năng sản xuất hàng may mặc từ chai nhựa tái chế, nhà thiết kế trẻ không chỉ nhận ra một giải pháp thiết thực cho vấn nạn ô nhiễm, mà còn nhìn thấy cả cơ hội kinh doanh. "Công nghệ tái chế đã tiến bộ vượt trội", Huang nói, "Nhưng thời điểm tôi khởi nghiệp, mọi người xung quanh tôi vẫn chưa tiếp nhận ý tưởng 'tái sinh' rác thải thành quần áo. Điều tôi muốn làm là thay đổi tư duy này".
Áo, áo khoác và túi với phong cách thể thao trẻ trung của HowBottle làm hoàn toàn từ vật liệu nhựa tái chế. (Ảnh: TwGreatDaily)
Huang thuộc thế hệ những nhà thiết kể đương đại có chung định hướng tạo lập tương lai "bền vững hóa" của ngành thời trang - vốn thuộc nhóm ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu thế giới, sản sinh lượng khổng lồ chất thải nhựa, khí carbon dioxide và hóa chất độc hại mỗi năm.
Tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, nhưng Huang lại "bén duyên" với địa hạt kinh doanh. Cô có 5 năm làm việc cho Taobao - ứng dụng bán hàng trực tuyến nổi tiếng của Trung Quốc.
Muốn tìm hướng phát triển mới, Huang từ chức, dành 6 tháng du lịch trải nghiệm đến Nam Mỹ. Trở về quê nhà, cô đăng ký tham gia BottleDream - một chiến dịch cộng đồng độc đáo, kêu gọi người trẻ đưa ra ý tưởng phá cách để đổi mới xã hội. Đây chính là động lực khiến Huang thành lập HowBottle , thương hiệu thời trang với vật liệu may mặc chính làm từ chai nhựa tái chế.
Thiết kế túi không gian HowBottle hợp tác thực hiện cùng Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc. (Ảnh: HowBottle)
Công nghệ biến phế liệu nhựa thành sợi vải tổng hợp đã có từ lâu, tuy nhiên với Huang, cô theo đuổi phong cách "bền vững hóa" song hành cùng lối tạo mẫu hiện đại, chứa đựng thông điệp xã hội ý nghĩa.
Bộ sưu tập áo khoác trẻ trung có tên I care (Tôi quan tâm) được làm bằng lượng vải tái chế từ 13 chai nhựa cũ. Một mẫu túi xách tiện ích, là dự án hợp tác cùng hãng Coca-Cola, sử dụng vật liệu gồm khoảng 24 vỏ chai nhựa và vải lều bị bỏ lại sau những chương trình cứu hộ động đất trong khu vực. Một thiết kế túi tái chế đa năng khác, làm từ gần 30 vỏ chai nhựa, túi ni lông và những mảnh vụn của một tên lửa cũ, do HowBottle cộng tác sản xuất cùng Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc.
(Ảnh: Taobao)
(Ảnh: Sohu)
Dẫu vậy, vẫn tồn tại một số ý kiến chỉ trích chiến lược trên, khi không ít câu hỏi quan trọng về môi trường còn bị bỏ ngỏ: guồn cung phế liệu liệu có thể được dùng triệt để? Làm cách nào để giặt giũ an toàn quần áo tái chế từ nhựa, tránh thải ra môi trường hạt vi nhựa (gây hại cho nguồn nước lẫn sức khỏe con người) bám trong chúng? Trong tương lai, quần áo tái chế được tiêu hủy ra sao?
"Về tổng thể, những dự án thời trang tái chế nên được nhìn nhận như 'phương tiện' giúp xây dựng ý thức cộng đồng tốt hơn trước vấn nạn rác thải nhựa ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể xem đây là bước tiến hoàn chỉnh trên tiến trình bảo vệ môi trường", đại diện tổ chức Hòa Bình Xanh nhận định trong báo cáo điều tra "Fashion at the Crossroads" - khảo sát thực trạng ô nhiễm toàn cầu gây nên bởi ngành công nghiệp thời trang.
Huang cho biết, kế hoạch sắp tới của HowBottle là ra mắt chuỗi đại lý bán lẻ chính thức, mở rộng thêm mặt hàng thời trang gồm giày dép và dù làm từ vật liệu tái chế. (Ảnh: BrandStar)
Huang thừa nhận, nguồn cung vật liệu nhựa tái chế cho HowBottle vẫn tiềm ẩn nguy cơ kéo theo một lượng rác thải tàn dư. Thế nhưng nhà thiết kế trẻ tin rằng, nỗ lực dẫu chưa hoàn thiện, vẫn hơn là không làm gì cả.
Theo số liệu ghi nhận từ HowBottle, 10.000 chiếc áo và túi hãng bán ra trong vòng 2,5 năm trở lại đây được làm từ khoảng 750.000 vỏ chai và đa dạng loại phế liệu nhựa khác. Nếu sử dụng nguyên vật liệu dệt may thông thường, lượng sản phẩm nói trên có thể tiêu tốn gần 300.000 tấn dầu hỏa, thải ra môi trường lượng khí CO2 khổng lồ.
"Trong quá khứ, vỏ chai nhựa chứa nước thường nhanh chóng bị vứt đi chỉ sau một lần sử dụng, nhưng nếu được tái chế thành quần áo, chúng có thể được tận dụng thêm ít nhất 5 năm nữa", Huang chia sẻ. "Dẫu đây chưa phải giải pháp hoàn hảo, nhưng ít nhất nó là giải pháp thiết thực lúc này".
Onitsuka Tiger ra mắt BST Tinh giản 'Hoa Darjeeling' Thương hiệu thời trang Nhật Bản Onitsuka Tiger tiếp tục trình làng BST đương đại, đem đến sự kết hợp giữa thời trang và thể thao, giữa di sản và sự đổi mới. BST Onitsuka Tiger Thu Đông 2021 lấy cảm hứng từ thiên nhiên mùa đông hùng vĩ của dãy Himalaya, cùng sự bùng nổ của phong trào trekking và leo núi...