Shop villas The Arena Khu Phố mua sắm sầm uất tại Cam Ranh
Khu phố mua sắm sôi động sắp xuất hiện bên bờ biển Bãi Dài – Cam Ranh không chỉ là điểm đến lý tưởng để phục vụ du khách, mà còn mở ra cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư.
Con phố mua sắm đầu tiên tại Cam Ranh
Đươc coi la điêm đên du lich tiêm năng cua Khanh Hoa, Cam Ranh đươc ky vong se đong gop vao muc tiêu đon 7 triêu du khach như Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đặt kỳ vọng. Môt trong nhưng viêc cân lam đâu tiên chinh la tao ra nhưng san phâm du lich đăc sắc. Bên cạnh các condotel hay biệt thự biển độc đáo, đáp ứng nhu cầu lưu trú thì cần có khu phố mua sắm hiện đại để phục vụ sở thích mua sắm, tận hưởng dịch vụ chất lượng của du khách.
Một khu phố đi bộ kết hợp mua sắm sôi động tại Trung Quốc
Trong chiến lược phát triển du lịch, nhiều nước trên thế giới đã tập trung phát triển những khu phố mua sắm và trở thành điểm đến toàn cầu. Những khu phố này không chỉ giúp tăng doanh thu du lịch một cách vượt bậc mà còn đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các chủ sở hữu khi mỗi ngày thu hút hàng triệu lượt khách đến mua sắm. Điển hình phải kể đến các con phố thương hiệu toàn cầu như Bicester Village (London, Anh), Myeongdong ( Hàn Quốc) hay Asiatique The Riverfront (Thái Lan)…
Tại Khánh Hòa, Cam Ranh hiện được coi là trung tâm của các khu nghỉ dưỡng sang trọng và những khách hàng tới đây phần lớn có điều kiện kinh tế tốt, có nhu cầu chi tiêu lớn. Đây cũng là địa phương mà du khách có thời gian lưu trú trung bình cao. Tuy nhiên, khu vực này lại chưa có không gian mua sắm để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của du khách, tăng hiệu quả kinh tế của ngành du lịch… ShopVillas The Arena ra đơi để đáp ứng điều đó và hứa hẹn trở thành thiên đương mua sắm thu hút du khách ngay khi đặt chân đến sân bay Cam Ranh cũng như khi ra về.
Phối cảnh khu phố đi bộ, mua sắm tại khu vực Shop Villas The Arena.
Khu phố bao gồm 126 căn shopvillas với thiết kế dạng biệt thự song lâp co 2 măt sân thoang nên co thê khai thac tôi đa tâm nhin và gia tăng giá trị của sản phẩm. Với vị trí thuộc trục trung tâm sôi động của dự án, kết nối từ phía cổng chính đến quảng trường Arena, kéo dài ra phía bể bơi và biển Bãi Dài, nằm trên con phố đi bộ nhộn nhịp nên Shop Villas The Arena sẽ là địa điểm tập trung lượng lớn du khách lưu trú tại hàng nghìn căn hộ trong dự án, cho đến những du khách ở khu vực lân cận.
Video đang HOT
Khu phô nay thê hiên sư nhay ben của chủ đầu tư khi đon đâu xu hương du lịch mua sắm luôn thịnh hành, khu vực này chưa có điểm vui chơi, mua sắm nào, dẫn đến chưa khai thác tiềm năng chi tiêu của du khách.
Cam kết lợi nhuận 10% mỗi năm trong 10 năm
Hứa hẹn trở thành trung tâm mua sắm mới tại Khánh Hòa, Shop villas The Arena còn trở thành một kênh sinh lời thu hút nhà đầu tư. Với diện tích sàn 154.88m2, được thiết kế 3 tầng, ShopVillas The Arena có thể sử dụng để kinh doanh nhà hàng hải sản, các shop thời trang hàng hiệu, những món đặc sản địa phương nổi tiếng của Khánh Hòa như yến sào, trầm hương, các món ẩm thực đường phố, quầy bar, quán café… Vì là loại hình bất động sản mới mẻ, lần đầu xuất hiện tại Cam Ranh để khơi nguồn xu hướng du lịch mua sắm, với số lượng hạn chế nên shop Villas The Arena đã trở thành sản phẩm đầu tư hiệu quả với tiềm năng sinh lời ổn định, lâu dài, tính thanh khoản cao đối với nhà đầu tư.
Ngoài ra, dự án cũng sở hữu vị trí đặc địa gần sân bay quốc tế Cam Ranh. Mỗi du khách khi chạm đến cửa ngõ Khánh Hòa hoặc kết thúc mỗi chuyến du lịch đều có thể được trải nghiệm không gian mua sắm sôi động tại The Arena. Nơi đây hứa hẹn trở thành trở thành trung tâm mua sắm của Bãi Dài, mở ra cơ hội sinh lời ổn định cho các chủ sở hữu.
Chủ đầu tư vừa công bố chính sách bán hàng hấp dẫn khi ngân hàng cho vay đến 70% giá trị shop villas. Theo đó, chỉ cần khoảng 4 tỷ đồng, khách hàng đã có thể sở hữu một căn shop villas nằm trên trục kết nối giữa sân bay Cam Ranh và Khánh Hòa để đưa vào khai thác kinh doanh. Với những khách hàng ủy thác kinh doanh, chủ đầu tư cam kết lợi nhuận 10%/năm trong 10 năm nên đảm bảo sự an toàn và hiệu quả đối với khoản đầu tư này.
Được phát triển theo mô hình nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, The Arena là nơi hội tụ hàng loạt sự kiện, festival, đại nhạc hội… hòa quyện giữa bản sắc địa phương và yếu tố quốc tế nên dễ dàng thu hút khách du lịch quanh năm, chứ không chỉ giới hạn trong mùa cao điểm. Vi vây, khu phô hứa hẹn sẽ là trung tâm mua sắm, dịch vụ sôi động, đáp ứng mọi nhu cầu từ ẩm thực, làm đẹp, thời trang cho du khách The Arena và các khu nghỉ dưỡng lân cận.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Góc nhìn: Cổ phiếu ngân hàng bên lề "bữa tiệc chứng khoán"
Phiên giao dịch 5/3, lần đầu tiên sau khoảng 5 tháng chỉ số VN-Index mới thoáng tái lập mốc 1.000 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng góp động lực cho thoáng chốc chạm mốc tâm lý này.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện nay thiếu đi động lực vốn ngoại mới, sau khi đã đầy hoặc khóa "room" - Ảnh: Quang Phúc.
Theo cách nói dân dã của nhà đầu tư, cổ phiếu BID của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) "lĩnh ấn tiên phong", bứt phá mạnh mẽ cùng khối lượng bùng nổ trong phiên giao dịch này.
Khoảng một năm trở lại đây, BID là cổ phiếu ngân hàng duy nhất thường tạo được các quãng đột biến, tạo được hiệu ứng lan tỏa cho nhóm ngành tại nhiều thời điểm.
Lần này, phiên 5/3, tưởng như đà lan tỏa tạo thế bứt phá chung cho nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn, dù chỉ trong khuôn khổ của một phiên, nhưng một lần nữa, "cổ phiếu vua" một thời tạo hụt hẫng.
Nhìn lại một quá trình, hụt hẫng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung đã kéo dài cả năm qua, sau vùng đỉnh cao tháng 4/2018. Đó cũng là quãng thời gian nhóm này gần như lặng sóng, cùng mức sụt giảm 20-30% ở nhiều mã so với đỉnh của năm.
Và lần này, trong "bữa tiệc chứng khoán" mở ra ngay sau kỳ nghỉ Tết vừa qua, chưa đầy một tháng VN-Index từ chớm trên 900 điểm đã tiếp cận mốc 1.000 điểm, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chỉ bên lề. Thậm chí, nhiều mã trong nhóm thị giá còn thấp hơn cả mức đạt được trước Tết.
Ngoại trừ trường hợp VCB của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và BID, các mã còn lại hầu hết chật vật giữ giá.
Điển hình như MBB của Ngân hàng Quân đội (MBBank) với hơn chục phiên chặn trên chặn dưới tham chiếu hàng triệu đơn vị, nhưng giá gần như không thay đổi. VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trồi sụt không thoát khỏi vùng 21-21.500 đồng/cổ phiếu cũng trong chừng ấy thời gian. TCB của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) luôn thường trực lệnh bán ồ ạt khối lượng lớn mỗi khi giá chớm được trên 27.500 đồng...
Quá trình tích lũy cũng là một góc nhìn, sau khi nhóm này có nhiều mã cũng đã tăng được 7-10% so với đợt suy giảm trước Tết.
Nhưng trong "bữa tiệc chứng khoán" đang diễn ra sau kỳ nghỉ Tết, khi sức tăng mở rộng và lan tỏa ở nhiều nhóm ngành, diễn biến trì trệ bên lề của cổ phiếu ngân hàng trở nên đáng chú ý, ngoài đóng góp về thanh khoản.
Cuối năm 2018, trong các dòng chảy nhận định về triển vọng phát triển ngành ngân hàng, có một quan điểm xem xét lợi nhuận các ngân hàng đã ở "vùng đỉnh", tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại...
Có quan ngại cụ thể ở nhà đầu tư cá nhân, ngoại trừ những mã như BID của BIDV, VCB của Vietcombank, CTG của VietinBank do đặc thù sở hữu, thì hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều có lượng cổ phiếu trôi nổi quá lớn.
Quan ngại trên có thể tính toán từ thực tế giao dịch: để có được một phiên lên giá mạnh, mỗi mã như MBB, TCB, VPB... cần phải giải phóng cỡ 5-10 triệu đơn vị, thậm chí quanh 15 triệu đơn vị. Quy mô này đòi hỏi nguồn tiền cỡ 100 - 200 tỷ đồng/phiên cho mỗi mã, thâm dụng vốn rất lớn.
Thế nhưng, khía cạnh trên chỉ tương đối. Bởi lẽ, trong những đoạn nóng sốt trước đây, cổ phiếu ngân hàng tăng tốt gắn với quy mô giao dịch toàn thị trường cỡ 4.000 - 5.000 tỷ đồng/phiên. "Bữa tiệc" hiện có, thị trường đã xuất hiện nhiều phiên quy mô cỡ 5.000 - 6.000 tỷ đồng, nhưng cổ phiếu ngân hàng nhìn chung vẫn ỉu.
Ở một khía cạnh khác, đà tăng của thị trường nói chung từ ra Tết đến nay có động lực lớn từ hoạt động mua ròng của khối đầu tư nước ngoài, trong khi đó nhiều mã ngân hàng hiện đã kín "room" sở hữu hoặc đang tạm khóa.
Quả thực, tại một loạt mã như MBB, TCB, CTG, VPB..., diễn biến giá thiếu đi động lực từ nguồn vốn ngoại mới.
Tại hội nghị ngành chứng khoán vừa qua, một lần nữa đề nghị nới "room" sở hữu nước ngoài tại ngân hàng Việt được đưa ra. Tuy nhiên, gần như năm nào đề xuất này cũng vài lần rộ lên rồi lịm, và chưa rõ đến khi nào mới có thể hiện thực, ngay cả việc nới sở hữu không gắn quyền biểu quyết.
Xoay đi xoay lại, các yếu tố cơ bản liên quan đến cổ phiếu ngân hàng nói chung vẫn vậy, thậm chí cải thiện. Sau kết quả kinh doanh năm 2018, với diễn biến giá chùng xuống và qua điều chỉnh sâu năm qua, cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn theo các chỉ số cơ bản như P/E, P/B, EPS...
Thế nhưng, khi "bữa tiệc chứng khoán" đã và đang thể hiện, cổ phiếu ngân hàng nói chung vẫn lì đi và nằm bên lề, thì sự hấp dẫn đó có thể khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân băn khoăn.
Vì, trong một thị trường giá lên, cổ phiếu không tạo hoặc hạn chế trong tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư, thì nó trở nên kém hấp dẫn, thậm chí chôn vốn.
Có lẽ sức hấp dẫn ở cổ phiếu ngân hàng đang trở nên phù hợp hơn với những nhà đầu tư giá trị, với những kế hoạch và kỳ vọng trung dài hạn?
Minh Đức
Theo vneconomy.vn
Cổ phiếu DP3 hút khách, lượng đặt mua gấp hơn 2 lần lượng chào bán Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 (HNX:DP3) Năm 2018, DP3 bất ngờ đạt trên 101 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,1 lần cùng kỳ và vượt 150% so với kế hoạch đặt ra. Theo đó, số lượng cổ phần...