Shop thời trang Việt liên tục bị khách nước ngoài đánh giá 1 sao
Nhiều người ngoại quốc đã vào fanpage thương hiệu thời trang ở Việt Nam đánh giá 1 sao. Họ tố nhãn hàng này lừa đảo, không chuyển đồ dù đã nhận đủ tiền.
Đánh giá tiêu cực công khai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Vì thế, không thương hiệu nào mong muốn nhận hàng loạt 1 sao trên fanpage cũng như Google Review.
Gần đây, một thương hiệu thời trang tên K. khá nổi tiếng (có địa chỉ tại TP.HCM) bất ngờ bị hàng loạt khách hàng chấm 1 sao, kéo đánh giá của cửa hàng xuống 1,4/5.
Phần lớn bình luận được viết bằng tiếng Anh, có thể do khách là người nước ngoài. Họ đều than vãn nội dung khá giống nhau như đã chuyển tiền mà không nhận được hàng, không liên lạc được với shop…
Nhiều khách hàng (có thể là người ngoại quốc) vào fanpage của một thương hiệu Việt tố cáo lừa đảo, quịt tiền. Ảnh chụp màn hình.
Tài khoản Izzy Bee (đến từ Canada) bức xúc: “Tôi chẳng hề nhận được hàng. Cửa hàng cũng không thèm trả lời mail của tôi. Tôi nghĩ mình cần báo cáo cho Paypal”.
Nandine (đến từ Canada) phản ánh: “8 tuần sau tôi mới nhận được hàng và hàng thì chẳng ra làm sao cả”.
Khách hàng khác cũng đồng tình: “Họ không bao giờ giao hàng đâu và cũng không bao giờ trả lời lại thắc mắc của khách. Đừng mua bất cứ thứ gì từ cửa hàng này”.
Khi một dân mạng Việt Nam gặng hỏi về vụ việc, người này khẳng định chắc chắn và cho hay đã báo cáo sai phạm cho Facebook.
Dù liên tục bị “tấn công” trên phần đánh giá, thương hiệu K. vẫn không hề có phản hồi hay bài đăng đính chính thông tin nào.
Chưa hết, vài ngày trước, bà Leslie Nechie (đến từ Mỹ) cũng từng đăng bài đánh giá 1 sao cho thương hiệu thời trang K. của Việt Nam. Bà cho rằng K. không những chẳng giao hàng, mà còn có thủ đoạn đánh cắp thẻ ngân hàng khiến bà buộc phải đóng băng thẻ.
Thế nhưng, cửa hàng bà Leslie nhắc đến trong bài đánh giá lại bán mặt dây chuyền và đồ lưu niệm. Trong khi đó, nhãn hàng K. bị tố cáo kinh doanh quần áo. Do vậy, cộng đồng mạng nhận định đây là chi tiết chứng minh thương hiệu K. (Việt Nam) vô tội.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, vì trùng tên với một trang web bán đồ lưu niệm ở nước ngoài, cửa hàng thời trang K. (đến từ Việt Nam) bỗng dưng “gặp hoạ”, phải nhận nhiều đánh giá tiêu cực oan uổng cả trên Facebook và Google.
Shop thời trang K. có tên giống y hệt một trang web bán đồ lưu niệm bị nghi lừa đảo, địa chỉ ở tận thành phố Detroit, Mỹ. Ảnh chụp màn hình.
Theo news.zing.vn
Local Brand Việt Nam: Sự thành công đi cùng loạt 'góc khuất'
Không thể phủ nhận sự phát triển chóng mặt của làng thời trang Việt Nam trong 2 năm trở lại đây, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt khuất mà không phải ai cũng biết.
Ngày nay, với việc các nhãn hàng thời trang thế giới đang du nhập, cùng chuyện nhập hàng, bán sản phẩm từ các shop online quá dễ dàng và thuận tiện, các thương hiệu thời trang trong nước - local brand cũng đang từ đấy tìm kiếm lối đi để phát triển bản thân.
Không phủ nhận việc các local brand đang chuyển mình nhanh chóng, vượt bậc nhưng chính việc phát triển mọi thứ quá nhanh, vô hình chung tạo nên động thái phát triển song song: giữa tích cực và tiêu cực, giữa việc làm nghề chân chính, cập nhật nhanh nhạy xu hướng thế giới cùng câu chuyện kiếm cách chèn đầy túi.
Local Brand cùng câu chuyện cập nhật xu hướng
Không thể phủ nhận, bên cạnh các NTK lớn, làng thời trang Việt còn là "mảnh đất" của những thương hiệu thời trang, cửa hàng nội địa. Dạo quanh những "zone" - khu vực mua sắm của những shop thời trang Việt theo cách gọi của các bạn trẻ có thể thấy cơ man nào là thương hiệu cập nhật thường xuyên những xu hướng, outfit mới trên thế giới.
Số lượng giới hạn, không đại trà, bắt trend nhanh, cập nhật tốt kiểu dáng và được thiết kế phù hợp với vóc dáng người Việt, mức giá ổn là những mặt tích cực đưa các sản phẩm này đến gần với công chúng.
Một outfit mang đậm phong cách Á Đông và được làm tay tỉ mỉ đến từ một thương hiệu nhỏ tại Việt Nam.
Không chỉ trang phục, trong những bức ảnh, màu sắc, góc chụp chẳng hề kém cạnh campaign của một nhãn hàng lớn nào trên thế giới.
Không còn chỉ quanh quẩn những gì cơ bản, "cơn lốc xu hướng" thật sự đã tiến đến làng thời trang Việt Nam. Các bạn trẻ ngày nay không chỉ có nhu cầu xem thời trang, ngắm nghía chúng trên các website hay bài báo nước ngoài mà còn là mua-mặc-xuống phố, đón đầu xu hướng theo cách cấp tiến.
Nhưng đi cùng những điều tích cực còn là vô số hệ lụy của một bộ phận "thiết kế" chỉ muốn nhanh chóng làm đầy túi bằng nhiều cách không hề đúng đắn.
Ăn cắp ý tưởng, thiết kế
Khi mà giới trẻ Việt Nam đang bị cuốn theo trào lưu print on print, các local brand thiên về streetwear đã không ngần ngại "tìm kiếm" những bản thiết kế đẹp mắt để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng mình, không không quan tâm đến bản quyền cũng như tìm hiểu nguồn gốc tác phẩm, cứ thế mà in lên sản phẩm và tung ra thị trường.
Được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt vì những thiết kế đẹp mắt, Japan style đang lên ngôi và cứ thế in cứ thế bán với giá cao ngất ngưởng, nhưng khi bị mọi người tung những hình ảnh tố cáo việc sử dụng tác phẩm không được sự cho phép của tác giả, thì những shop này viện đủ những lí do để chối cãi. (bên phải là thiết kế của một sáng tạo nước ngoài, bên trái là sản phẩm của một thương hiệu trong nước lấy in lại).
Khi được hỏi, anh đã trả lời rằng, mình không hề bán hay nhận được sự xin phép nào về việc được sử dụng tác phẩm thiết kế, tất cả đều là do các thương hiệu Việt ăn cắp.
Đơn giản là chỉ cần "siêng năng" một chút, "cần cù" một chút, tìm những hình ảnh đẹp, đem ra xưởng, và đợi tiền vào túi.
Chỉnh một chút, sửa một chút là đã có ngay một mẫu thiết kế mới toanh sẵn sàng tung ra những thứ hoành tráng cho khách hàng mà các hãng gọi là "bộ sưu tập" hay là "sản phẩm mới".
"Parody" sản phẩm của những thương hiệu lớn trên thế giới
Chắc hẳn ngày nay, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những bộ phim hài hước, giễu nhại lại một tác phẩm kinh điển trên mạng internet. Không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh, trào lưu "parody" còn đang dần nhen nhóm trong thị trường thời trang Việt Nam qua việc các thương hiệu trong nước sử dụng nó như một cách "ăn theo" trang phục của các thương hiệu lớn.
Tuy nhiên, Một sản phẩm chỉ được đánh giá là parody khi sản phẩm đó sử dụng những yếu tố cơ bản của tác phẩm gốc như: font chữ, biểu tượng, lối thiết kế hay phong cách... dưới góc nhìn hài hước, châm biếm,... Tuy nhiên, lằn ranh giữa parody và đạo nhái (bootleg), ăn cắp ý tưởng luôn rất mong manh. Song, mọi hành vi sử dụng tên thương hiệu, logo nguyên bản hay "sao chép" y nguyên thiết kế đều có thể bị xem là hành động đạo nhái.
Vì vậy, việc lợi dụng mác "Parody" để kinh doanh những sản phẩm ăn theo hiện nay vẫn là một hiện trạng nhức nhối trong cộng đồng thời trang.
Một logo của bộ phim kinh điển được "tái chế" lại và núp bóng bằng cái mác parody.
Đây là một sản phẩm của Gucci được rất nhiều sao Việt ưa chuộng...
Và bạn có thấy quen quen...?
Dù ngành công nghiệp thời trang ở Việt Nam đang có những bước tiến thực sự rõ rệt nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt tối mà không ai mong muốn thấy được. Và con đường phát triển có trong sạch hay không đều là ở cái tâm làm nghề của những người đứng đầu, hy vọng những vấn đề tiêu cực chỉ nhằm vào lợi nhuận sẽ được giảm bớt đáng kể trong thời gian tới.
Quang Bình - Mic Nguyễn
Theo saostar.vn
Tuần lễ Thời trang trẻ em thành một sàn diễn thời trang chuẩn quốc tế 10 thương hiệu - Nhà thiết kế tham gia đồng hành cùng Tuần lễ thời trang trẻ em lần 9 và Tuần lễ thời trang cho người mẫu chuyên nghiệp lần đầu tiên. Tuần lễ thời trang trẻ em Việt Nam là nơi để mẫu nhí phát triển tài năng Trong buổi họp báo diễn ra tối 14-8 tại TP HCM, siêu mẫu...