Shop acc, cày thuê và những vấn nạn muôn thuở mà game thủ Việt thường xuyên phải đối mặt
Đây có lẽ đã trở thành những vấn nạn muôn đời không có hồi kết của các game thủ.
Các game thủ Việt luôn nổi tiếng bởi sự tinh tế cũng như khả năng tận dụng tối đa tài nguyên trong game của mình. Thậm chí, văn hóa “háo thắng”, thích thành tích còn càng ăn sâu vào gốc rễ của nhiều game thủ. Hiểu theo một nghĩa tích cực, đây cũng là yếu tố khiến cho việc làng game Việt, từ các tựa game MMORPG cho tới MOBA, eSports luôn mang đậm tính cạnh tranh rất cao. Thế nhưng, đôi khi khát khao chiến thắng này cũng đôi khi mang tới những hệ lụy, vấn nạn thậm chí đã trở thành muôn thuở của làng game Việt.
Shop acc, cày thuê
Điều này có lẽ không còn lạ đối với các game thủ đam mê dòng game MOBA ở Việt Nam nữa. Thậm chí, nó còn có dấu hiệu ngay từ thời mà DOTA 1 – custom map nổi tiếng trong Warcraft 3 vẫn còn thịnh hành ở thị trường game Việt. Ở thời điểm ấy, gần như chẳng có một động lực cày cuốc gì, thế nhưng không ít game thủ vẫn muốn tăng level cho nick Garena của mình – thứ được quyết định dựa trên thời gian chơi game. Lúc đó, dịch vụ “hack level” nick Garena cũng từng nở rộ dù nó chẳng thể hiện điều gì ngoài việc bạn có thời gian chơi game nhiều.
Và rồi, khi LMHT cũng như DOTA 2 và sau này là LQMB dần dần phát triển, hiện tượng shop acc, cày thuê cũng xuất hiện ngày một nhiều. Thực tế, điều này cũng xuất phát từ việc nhu cầu thể hiện bản thân, sở hữu những tài khoản rank cao từ phía người chơi Việt xuất hiện ngày một nhiều dẫu cho họ không có quá nhiều thời gian cũng như năng lực để làm được điều đó. Dần dần, cày thuê và shop acc còn trở thành một ngành kinh doanh có rất nhiều khách hàng.
Video đang HOT
Tìm mọi cách để cheat để thắng
Cũng chỉ vì muốn thắng mà trong mọi tựa game, hack cheat dường như đã trở thành một phần không thể thiếu. Thậm chí, thật khó để có thể tìm ra một tựa game không hề tồn tại hack cheat trong lịch sử làng game Việt. Còn ở chiều ngược lại, những siêu phẩm bị tàn phá bởi vấn nạn này thì dường như kể mãi không hết tên như Audition, Đột Kích, Gunbound…
Từ thời điểm mà game online mới ra mắt ở Việt Nam, ngay cả những cái tên tưởng như “miễn dịch” với vấn nạn này như VLTK, MU Online cũng đã tiềm tàng hiểm họa bởi sự tinh ranh của các game thủ. Với MU Online, việc “đúp đồ” có lẽ đã là thuật ngữ quá quen thuộc trong khi ở VLTK, các góc lag, bug game cũng thường xuyên được nhiều game thủ sử dụng để săn boss.
Ngay cả với những tựa game bây giờ như LMHT, LQMB, nạn tool hack, hack map cũng vẫn luôn âm ỉ và chẳng thể nào bài trừ hết 100%. Điều này chắc chắn gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho trải nghiệm của các game thủ Việt.
Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online và những tượng đài gần như không thể làm lại, tái hiện như thời hoàng kim
Mặc dù có rất nhiều phiên bản khác nhau, thế nhưng cái "chất" của Võ Lâm Truyền Kỳ và MU Online như giai đoạn 2005-2007 gần như không bao giờ có thể tái hiện lại.
Không thể phủ nhận rằng khi nói tới các tựa game nhập vai cày cuốc ở Việt Nam, rất nhiều người hẳn sẽ hồi tưởng ngay tới những cái tên như Võ Lâm Truyền Kỳ hay MU Online - những tượng đài được cho là khai quốc công thần của làng game online Việt. Và trải qua nhiều năm phát triển, tới thời điểm hiện tại, không ít người lại bắt đầu hoài niệm về những tựa game cổ xưa, thậm chí mong chúng sẽ có cơ hội thêm một lần nữa tái hiện. Tuy nhiên, đây dường như là suy nghĩ có phần hơi hão huyền vì thật khó, hay nói cách khác là gần như không thể mang VLTK hay MU Online cái thời 2005-2007 trở lại.
Sự thay đổi từ chính các game thủ
Chưa vội bàn tới vai trò của NPH, một trong những lý do dễ thấy nhất là sự thay đổi tới từ chính các game thủ Việt. Giai đoạn 2005-2007 vốn được nhiều người đánh giá như thời kỳ hoàng kim của các dòng game cày cuốc với một cộng đồng cực kỳ phát triển, lượng người chơi đông đảo và trên hết là sự nhiệt huyết, cống hiến hết mình của từng game thủ khi sẵn sàng góp ý, hướng dẫn newbie tận tình trên nhiều diễn đàn.
Điều này suy cho cùng cũng bắt nguồn từ việc đây là những năm đầu tiên mà game online phổ cập vào thị trường Việt Nam, và trở thành món ăn tinh thần gần như duy nhất, đáng để trải nghiệm nhất ở thời điểm đấy. Đó cũng là lý do mà trong suốt giai đoạn ấy, làng game Việt chứng kiến vô số những giai thoại, thậm chí cả những đại gia sẵn sàng đập tiền tỷ vào game chỉ trong một đêm. Nhưng nếu so với thời nay, mọi thứ đã khác xa. Sự ra đời của Auto với vô số những tiện lợi cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề thời gian thiếu thốn, nhưng đồng thời cũng làm giảm đi rất mạnh mẽ tính cộng đồng, tương tác giữa người chơi. Game dần trở thành một công cụ giải trí đúng nghĩa, thay vì mang tính kết nối cao như thời gian trước.
Sự thay đổi từ thị hiếu người chơi
Làng game Việt đã thay đổi. Lứa game thủ của năm xưa đã già, có cuộc sống ổn định và thời gian chơi game tất nhiên cũng hạn chế hơn. Thật khó để có thể đòi hỏi họ ngồi cắm máy cả ngày như trước. Tất nhiên, việc một siêu phẩm như VLTK hay MU Online trở lại là điều ai cũng thích, nhưng thử hỏi, nếu như không có auto, vẫn giữ nguyên những tính năng cũ và "bắt" các game thủ phải cắm chuột bằng tăm như trước, liệu sẽ có bao nhiêu người còn hứng thú.
Tất nhiên, vẫn sẽ có một cộng đồng nhỏ những người trung thành với dòng game cổ ấy cảm thấy vui và sẵn sàng trải nghiệm. Nhưng nó là quá ít so với sự đòi hỏi của một NPH. Về cơ bản, các tựa game cũng như một sản phẩm trên thị trường vậy, và sinh ra để phục vụ đa số, thay vì chỉ một nhóm đối tượng nhỏ lẻ có yêu cầu đặc biệt. Đó cũng là lý do mà tại sao VLTK và MU Online gần như không thể "tái sinh" nguyên bản như trước, và cũng lý giải cho việc tại sao khá nhiều người cho rằng họ vẫn không tìm được "cái hồn" của các tượng đài này trong nhiều phiên bản remake sau này.
"Game ngày xưa cày chục năm không chán, game bây giờ 1-2 tháng đã muốn bỏ" Có lẽ rất nhiều game thủ thuộc thế hệ xưa cũng phải đồng tình với quan điểm này. Chắc chắn khi nhắc tới các tượng đài của làng game Việt, đa số đều sẽ nghĩ ngay tới những cái tên như MU Online, Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế hay thậm chí là cả Chinh Đồ. Và điểm chung của những tựa game,...