‘Shock’ trước loạt ứng dụng Android chứa mã độc hàng triệu lượt tải về
Một loạt ứng dụng Android chứa mã độc vừa được phát hiện trên Google Play Store.
Công ty bảo mật McAfee vừa phát hiện danh sách 16 ứng dụng độc hại trên cửa hàng ứng dụng Google Play Store. Trong số các ứng dụng này hiện có lượt tải về lên đến hàng chục triệu, có thể sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Cụ thể hơn, mã độc bên trong các ứng dụng này có tên là Clicker, có thể điều khiển thiết bị của bạn, tự truy cập vào các trang web mà bạn không biết. Các ứng dụng này có thể xuất hiện bên trong thiết bị của bạn và chạy nền như một ứng dụng thông thường, chẳng hạn Lịch, camera, ghi chú, tiền tệ, từ điển, đèn flash. Mã độc Clicker khi được kích hoạt sẽ tự động truy cập vào các trang web, bằng một cách nào đó có thể lấy tiền được của người dùng. Dưới đây là danh sách 16 ứng dụng mà bạn nên tránh. Nếu bất ngờ có xuất hiện bên trong thiết bị của bạn thì hãy nhanh chóng xóa đi, hoặc tốt nhất là nên cài đặt mới hoàn toàn ( Factory Reset) thiết bị của bạn trước khi quá muộn.
High-Speed Camera – Hơn 10.000.000 lượt tải.
Smart Task Manager – Hơn 5.000.000 lượt tải.
Flashlight – Hơn 1.000.000 lượt tải.
Video đang HOT
Memo Calendar – Hơn 1.000.000 lượt tải.
K-Dictionary – Hơn 1.000.000 lượt tải.
BusanBus – Hơn 1.000.000 lượt tải.
Flashlight – Hơn 500.000 lượt tải.
Quick Note – Hơn 500.000 lượt tải.
Currency Converter – Hơn 500.000 lượt tải.
Joycode – Hơn 100.000 lượt tải.
EzDica – Hơn 100.000 lượt tải.
Instagram Profile Downloader – Hơn 100.000 lượt tải.
Ez Notes – Hơn 100.000 lượt tải.
Flash Lite – Hơn 1.000 lượt tải.
Calcul – Hơn 100 lượt tải.
Flashlight – Hơn 100 lượt tải.
Lời khuyên dành cho những người dùng Android, để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng các ứng dụng trên nền tảng này, bạn nên tải những phần mềm đã được qua kiểm định hoặc có đánh giá của cộng đồng mạng. Nếu cảm thấy ứng dụng nào đang chạy ngầm một cách bất thường, hay ứng dụng lạ bất ngờ có trong thiết bị, hãy nhanh chóng xóa chúng đi trước khi quá muộn.
16 ứng dụng Android độc hại cần xóa ngay khỏi điện thoại của bạn
Android là hệ điều hành điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi nhất trên hành tinh.
Tuy nhiên, sự phổ biến tuyệt đối của điện thoại thông minh Android đã khiến chúng trở thành mục tiêu của nhiều loại virus và phần mềm độc hại.
Trong nỗ lực hạn chế mối đe dọa này, Google đã giới thiệu một tính năng được gọi là Google Play Protect - một tính năng bảo mật phân tích định kỳ các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh của người dùng để tìm các phần mềm độc hại.
Google tuyên bố rằng chương trình Play Protect của họ cung cấp một lớp bảo mật bổ sung cho người dùng và cao hơn quá trình kiểm tra bảo mật nghiêm ngặt mà mọi ứng dụng trên Cửa hàng Play được cho là phải trải qua. Tuy nhiên, do có hơn 3,5 triệu ứng dụng Android có sẵn để tải xuống trên Cửa hàng Google Play, nên đã có nhiều ứng dụng độc hại đã được người dùng tải xuống qua các lỗ hổng bảo mật.
Mới đây nhất, các chuyên gia bảo mật tại McAfee đã phát hiện ra 16 ứng dụng độc hại trên CH Play có chứa mã độc phát tán quảng cáo. Điều thú vị là tất cả các ứng dụng bị ảnh hưởng đều thực hiện các chức năng thực dụng chính hãng. Đáng báo động là các ứng dụng này có tổng số lượt cài đặt hơn 20 triệu.
Công cụ bảo vệ người dùng của Google chưa thực hiện hiệu quả khi liên tục để lọt ứng dụng độc hại (Ảnh: Slashgear).
Như đã nêu trước đó, tất cả các ứng dụng bị ảnh hưởng đều ẩn dưới các phần mềm hợp pháp như: Bật đèn pin, đọc mã QR và thậm chí giúp người dùng chuyển đổi các phép đo lường, đơn vị. Tuy nhiên, trong khi các ứng dụng này hoạt động bình thường, một điểm chung là chúng đã âm thầm tải xuống mã bổ sung mà không có sự cho phép của người dùng. Mã độc này đã giúp các nhà phát triển của các ứng dụng thực hiện hành vi gian lận quảng cáo.
Sau khi mã độc được tải xuống, các ứng dụng này sẽ liên tục mở các trang web cụ thể trong nền và tự động nhấp vào liên kết quảng cáo. Tất cả sẽ diễn ra mà không có bất kỳ sự can thiệp hay cho phép nào từ phía người dùng.
Mã cũng cho phép các ứng dụng này bắt chước hành vi của một người dùng điện thoại thông minh thông thường. Ngoài ra, mã độc cũng được thiết kế để thực hiện tất cả những điều này một cách riêng lẻ mà người dùng điện thoại thông minh không cần chạm vào điện thoại của mình.
Dưới đây là danh sách chi tiết 16 ứng dụng độc hại vừa được phát hiện bao gồm: Cozy Camera, Smart Task Manager, Flash Plus, Memo Calendar, WordBook, BusanBus, Candle Protest, QuickNote, Smart Currency Converter, Barcode, Ezdica, Instapp, Tingboard, Flashlite, Calcul, ImageVault
Những mã độc này giúp cho tin tặc có thể kiếm tiền một cách bất hợp pháp. Đồng thời, chúng cũng khiến cho thiết bị của người dùng bị tác động xấu khi làm tăng lưu lượng internet và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng pin. Nếu đã lỡ cài đặt các phần mềm độc hại trên, người dùng cần gỡ bỏ cài đặt chúng ngay lập tức./.
16 ứng dụng có thể gây hỏng điện thoại mà bạn nên gỡ ngay lập tức Những ứng dụng lừa đảo này có thể gây tốn lưu lượng và tiêu thụ nhiều điện năng, khiến điện thoại của nạn nhân chạy chậm và bị nóng máy. Trong báo cáo mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại McAfee đã công bố danh sách 16 ứng dụng Android độc hại được thiết kế để lừa đảo người dùng. Các...