Shipper qua đời sau 18 tiếng làm việc: Nước mắt đàn ông “chảy ngược”
“Đọc tin một shipper ở Trung Quốc qua đời sau 18 tiếng làm việc, tôi chợt thấy rùng mình. Tôi tự hỏi, liệu một ngày nào đó mình cũng rơi vào cảnh tương tự?”, một shipper thở dài, ngao ngán.
Làm hơn 10 tiếng/ngày mới mong đủ sống
Trở về nhà sau một ngày mưu sinh vất vả, tài xế xe công nghệ Lê Tân (42 tuổi, ngụ tại tỉnh Long An) nằm gục xuống giường, cơ thể như không còn chút sức lực.
Dạo gần đây, thu nhập giảm 50% so với trước. Vậy nên thay vì chỉ làm việc hơn 10 tiếng, anh Tân “tăng tốc”, chạy bất kể ngày đêm.
Để có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, lo cho gia đình, tài xế hầu như phải làm việc trên 10 giờ/ngày (Ảnh: Nguyễn Vy).
Mở điện thoại để xem tin tức trước khi đi ngủ, anh Tân bất chợt lặng người, khi đọc được câu chuyện về “một tài xế giao hàng (shipper) tại Trung Quốc qua đời vì làm việc hơn 18 tiếng/ngày”.
Ngẫm lại bản thân cũng làm việc ngần ấy thời gian mỗi ngày, anh Tân vừa lo, vừa không biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Ngó thấy vợ con đã ngủ say, nam tài xế chợt thở dài, tạm gác lại nỗi lo ấy để đi ngủ dưỡng sức, sáng mai lại tiếp tục hành trình mưu sinh.
Giấc ngủ chưa kéo dài được bao lâu, anh Tân chợt tỉnh giấc khi chuông báo thức reo khi đồng hồ đã điểm 4h sáng. Cứ thế, 6 năm qua, một tài xế xe ôm công nghệ như anh hầu như ngày nào cũng về nhà khi vợ con đã ngủ và rời đi khi gia đình chưa thức giấc.
Sống ở Long An nên ngày nào tài xế Tân cũng phải chạy hàng chục km đến TPHCM mưu sinh. Anh Tân ăn “bụi”, ngủ “bờ” nên dần dà sức khỏe cũng bị hao mòn theo thời gian.
Thỉnh thoảng, anh cũng dành một vài ngày nghỉ ở bên gia đình. Nhưng mỗi ngày nghỉ là từng ngày lo, bởi xem như ngày đó anh không kiếm được ra tiền.
Đối với anh Tân, anh sợ nhất là hôm nào xe hư hay bản thân bị ốm nặng. Bởi ngày đó xem như chẳng kiếm được tiền mà còn “lỗ vốn”.
“Mỗi ngày, mở mắt ra là tốn mấy trăm nghìn đồng. Nào là tiền trọ, điện, nước, tiền học cho con, ăn uống,… sừng sững trước mắt. Bản thân phải tự nhủ làm sao kiếm được đủ số tiền ấy thì mới được về nhà. Nói thật, cực kỳ áp lực!”, anh Tân nói.
Không thể bỏ nghề
Video đang HOT
Chỉ mới đăng ký làm tài xế công nghệ hơn nửa năm, nhưng Minh Thông (21 tuổi, ngụ tại TPHCM) đã cảm nhận được sức khỏe bị ảnh hưởng rõ rệt. Trước đó, Thông từng là nhân công tại một vựa trái cây ở quê nhà. Thời gian không ổn định, công việc thường bắt đầu từ 14h đến 3h ngày hôm sau, thậm chí là 8h, nên Thông quyết định bỏ nghề, lên TPHCM làm tài xế xe công nghệ.
Để kiếm được 400.000 đồng/ngày (chưa trừ các chi phí ăn uống, đi lại), nam tài xế phải làm việc từ 9h đến 14h, nghỉ ngơi một lát rồi tiếp tục chạy từ 17h đến 22h mới về nhà. Thời gian ngồi và lái xe lâu khiến Thông thường xuyên bị đau lưng. Thỉnh thoảng, sau những trận mưa lớn rồi lại nắng bất chợt, nam tài xế cảm thấy đau đầu dữ dội vì thời tiết thất thường.
Nhiều tài xế xe công nghệ khẳng định khó có thể chuyển sang làm nghề khác (Ảnh: Nguyễn Vy).
“Công việc này tự do, không gò bó thời gian nên phù hợp với những người thích tự do. Những người đã làm lâu trong nghề thì rất khó chuyển sang việc khác, bởi đã quen rồi, bỏ thì không biết làm gì tiếp theo. Tôi cũng nghĩ đến chuyện sẽ giảm thời gian làm việc để bảo toàn sức khỏe, nhưng nếu không làm hơn 10 tiếng/ngày thì khó đạt được thu nhập mong muốn”, Thông chia sẻ.
Theo khảo sát do Grab phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng thực hiện, thu nhập bình quân (đã trừ phí, xăng,…) của tài xế mô tô đang ở mức 318.000 đồng/ngày và 7 triệu đồng/tháng; tài xế xe ô tô là 564.000 đồng/ngày và 12 triệu đồng/tháng.
Về lâu dài, công việc này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các tài xế (Ảnh: Nguyễn Vy).
Nhiều nghiên cứu cho thấy các tài xế toàn thời gian phải làm việc 8-13 tiếng/ngày; tài xế bán thời gian là 5-6 tiếng/ngày. Thời gian làm việc linh hoạt nhiều giờ trong ngày đã vượt quá quy định về số giờ làm việc trong tháng theo Bộ luật Lao động năm 2019 (tối đa 12 tiếng/ngày).
Họ còn bị kiểm soát về thu nhập, lịch trình làm việc. Tỷ lệ chiết khấu của các hãng công nghệ khá cao. Trung bình, tài xế, shipper chỉ nhận được khoảng 75% giá trị đơn hàng, nhưng trong đó, họ đã phải tự trả thêm 30% cho chi phí phương tiện, khấu hao,…
*Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu.
"Đêm qua, bạn tôi qua đời ở tuổi 27": Tâm sự gây ám ảnh vì lý do mất tất cả chỉ trong một chớp mắt!
Khi còn trẻ, chúng ta xem nhẹ sức khỏe, hy sinh nó đổi lấy tiền bạc và cơ hội tương lai để rồi sau đó lại phải chi tiền để phục hồi sức khỏe.
Ước mơ mua xe, đổi nhà cho gia đình còn dang dở
Cách đây vài ngày, một người đồng nghiệp của tôi đi làm với gương mặt buồn bã. Hoá ra người bạn thân từ thời thơ ấu của anh ấy mới bị đột quỵ và qua đời.
"Chúng tôi cùng quê, là những người bạn từ thuở cởi trần tắm mưa. Từ khi mẫu giáo đến lúc đại học, chúng tôi đều học chung trường, gắn bó chẳng khác nào anh em ruột thịt. Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng tôi cùng ở lại thành phố lập nghiệp và kết hôn với người mình yêu.
Trong hơn 20 năm qua, chúng tôi đã làm rất nhiều việc, tâm sự với nhau rất nhiều chuyện. Có lần ngồi trên sân thượng một tòa nhà cũ, phóng tầm mắt ra thành phố, chúng tôi hứa với nhau khi nghỉ hưu sẽ đưa 2 gia đình về quê sống. Ở đó chúng tôi sẽ xây 2 ngôi nhà nhỏ cạnh nhau, ngày ngày cùng nhau chơi cờ và uống trà ngắm hoàng hôn, sống cuộc sống của những ông lão thảnh thơi.
Bạn biết không? Anh ấy mới 27 tuổi, đi làm chưa đầy 5 năm, kết hôn cách đây hơn 1 năm và sắp lên chức cha. Vợ chồng anh ấy còn mới vay ngân hàng một khoản tiền lớn để mua căn hộ khoảng 50m2 để chuẩn bị đón đứa con đầu lòng. Nhưng đêm qua bạn tôi đã không còn trên đời nữa rồi. Anh ấy mất do làm việc quá sức.
Người bạn thân hơn 20 năm của tôi, người chồng đã tiết kiệm hết cỡ để mua xe cho gia đình, người cha đang dự định sẽ mua một căn nhà rộng hơn trong 4 năm tới không còn trên đời nữa. Anh ấy rời đi mà không báo trước, để lại người vợ sắp sinh và đứa con còn chưa chào đời, để lại bố mẹ tuổi cao sức yếu.
Cuộc sống của chúng ta quá khó khăn, còn thực tế thì tàn khốc. Bao nhiêu giấc mơ còn chưa kịp thực hiện, bao nhiêu người còn muốn chăm sóc,... tất cả đều đã chấm dứt" - người đồng nghiệp kể lại câu chuyện, ánh mắt thăm thẳm nỗi buồn.
Theo đuổi giấc mơ không đồng nghĩa với bỏ bê sức khỏe
Có một sự thật mà nhiều người đang quên mất, nỗ lực thực hiện ước mơ là điều quan trọng nhưng ước mơ sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn không có sức khoẻ. Và người bảo vệ sức khoẻ của bạn tốt nhất chỉ có thể là chính bạn.
Từng có một đoạn clip quảng cáo với tựa đề "Khỏe mạnh, lẽ ra phải thế này" khiến người trẻ xem xong cảm thấy rất đau lòng. Đoạn clip kể lại câu chuyện về thói quen của người trẻ hiện đại. Họ sống trong tình trạng dưới mức lành mạnh, họ theo đuổi ước mơ và phớt lờ sức khỏe.
- Bạn đã bán thẻ tập gym 1 năm của mình vì thang máy tòa nhà bị hỏng, phải sửa chữa vì nghĩ rằng leo thang bộ 1 tháng để thay cho việc đi tập 1 năm.
- Bạn vừa đắp chiếc mặt nạ đắt tiền được sản xuất ở nước ngoài vừa thức khuya làm việc.
- Bạn nghe nói bức xạ từ màn hình điện thoại và máy tính rất cao nên mua một cây xương rồng đặt bên cạnh.
- Lúc 3h sáng, bạn chia sẻ tin tức về cái chết đột ngột của ai đó, ở một thành phố xa lạ nào đó rồi đặt báo thức cho mình lúc 5h sáng.
- Bạn nghe tin người bạn cùng phòng thời đại học mắc bệnh ung thư do ăn uống và sinh hoạt không điều độ, dù rất buồn nhưng bạn cũng cảm thấy may mắn vì đó không phải mình.
Đây không phải là câu chuyện xa lạ, nó diễn ra ở chính chúng ta và xung quanh chúng ta. Gia đình, công việc, áp lực, sự nghiệp, ước mơ,... đều là trách nhiệm cuộc sống mà bạn phải gánh vác. Nhưng tất cả những điều này phải dựa trên một cuộc sống lành mạnh. Có lẽ vô số người đã nói rằng, bạn phải chạy đua điên cuồng vì ước mơ của mình khi còn trẻ, khi còn sức khoẻ mà ít ai nhắc nhở bạn rằng tiền đề của việc chạy đua là sức khoẻ!
Trong thực tế, dù là về tiền bạc và tình yêu, về công việc và sự thăng tiến hay về tương lai và những chuyến đi, đều có rất nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Khi còn trẻ, thứ duy nhất chúng ta có thể kiểm soát được là nhịp thở, cơ bắp dẻo dai và tinh thần sẵn sàng đối mặt.
Vì vậy, hãy cố gắng sống lành mạnh bằng cách ăn thực phẩm sạch, ngủ đủ giấc, sống một cuộc sống khoa học, thực sự là chính mình và yêu thương những người tử tế.
Hãy sống tốt, đừng sống sót
Trong quyển "Hồi ức của một người sống sót" của nhà văn Doris Lessing - chủ nhân Nobel Văn học 2007, có một đoạn như sau:
"Khi còn là trẻ con, ta cảm thấy buồn chán và khao khát được lớn lên. Khi đã, ta lại khao khát được trở lại tuổi thơ. Chúng ta lãng phí sức khỏe để kiếm nhiều tiền, sau đó lãng phí tiền để tái tạo sức khoẻ. Chúng ta lo lắng về tương lai mà quên mất cuộc sống hiện tại, cuối cùng đánh mất cả hiện tại lẫn tương lai. Chúng ta sống như thể sẽ không bao giờ chết và chết như thể chưa từng sống".
Một sự sống sót hoàn toàn vô vọng!
Nhưng trước những khó khăn và khắc nghiệt của cuộc sống, mỗi người đều có cơ hội trở thành một người khoẻ mạnh, không phải một sinh vật đang tồn tại. Vì vậy để sống tốt hơn, chúng ta cần nhận ra 3 sự thật sau:
Đầu tiên, khoa học và số liệu thống kê cho thấy trẻ em sinh ra ở gia đình bình thường có thể chất kém hơn. Sau khi bắt đầu đi làm, áp lực sinh tồn và áp lực đồng trang lứa càng lớn, khiến họ càng dễ mắc bệnh hiểm nghèo hơn. Vì vậy những đứa trẻ sinh ra từ gia đình không mấy khá giả, khi lớn lên, hãy nhớ đối xử tốt với bản thân. Bởi cuộc đời của bạn đã quá vất vả rồi, hãy sống cho tốt quãng đời còn lại.
Thứ hai, người thiếu tự tin và tự nhận thức thấp dễ rơi vào trạng thái lo lắng và bất an. Họ mong muốn chứng tỏ bản thân và được thế giới bên ngoài công nhận, dễ dàng rơi vào vòng luẩn quẩn của làm việc quá sức và kiệt sức. Nhiều khi người đầu tiên gục ngã là những nhân viên chăm chỉ nhất hoặc những người chỉ mới loanh quanh 30 tuổi. Họ khao khát chứng minh bản thân, bứt phá giới hạn bản thân nhưng cuối cùng lại để bản thân mắc bệnh. Những người biết hài lòng với hiện tại, biết chấp nhận chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho bản thân hơn, quản lý sức khoẻ và cảm xúc tốt hơn. Sự khôn ngoan thực sự của cuộc sống là làm những gì chúng ta có thể. Và ngược lại hãy nhớ rằng thật ngu ngốc khi hy sinh sức khỏe để đổi lấy ước mơ.
Thứ ba, vẫn biết có cạnh tranh mới có phát triển nhưng đấu tranh mà bỏ qua sức khoẻ - điều kiện cơ bản nhất thì thường ẩn chứa rủi ro tiềm ẩn. Điều đẩy bạn đến tình trạng khủng hoảng thường không phải người khác hay sự việc khác mà là việc bạn không yêu thương bản thân. Dù bận rộn hay mệt mỏi đến đâu, hãy nhớ đối xử tốt với bản thân, lắng nghe cơ thể nhiều hơn, học cách chăm sóc bản thân tốt hơn.
Cuối cùng, tất cả chúng ta, dù còn trẻ hay đã có tuổi, hãy nhớ câu này: Yêu bản thân hơn, sống tốt hơn để được sống lâu hơn, vì những người bạn yêu và những người yêu bạn.
"Vay nóng" để donate cho nữ streamer, anh trai ngã ngửa khi nhận ra sự thật Chàng trai đang gánh khoản nợ gần 2 tỷ đồng sau một năm "đu" idol streamer. Anh Lý, 31 tuổi, hiện đang sinh sống ở Nam Kinh, Trung Quốc đã ly hôn và đang nuôi một con nhỏ. Dù cuộc sống chẳng mấy dư dả nhưng vì quá đam mê các nữ streamer, anh phải gánh thêm khoản nợ 500.000 tệ (tương đương...