Shipper Cần Thơ mừng đến phát khóc khi được gọi đi tiêm vắc xin
Sau chuỗi ngày vừa mưu sinh, vừa nơm nớp lo sợ Covid-19 “ghé thăm” thì đến nay đã rất nhiều tài xế xe công nghệ, shipper ở Cần Thơ đã được tiêm vắc xin miễn phí.
Shipper điền thông tin vào phiếu đăng ký tiêm chủng.
Từ ngày 9/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ đã tiêm vắc xin Covid-19 cho hơn 400 tài xế xe ôm công nghệ Grab nhằm đảm bảo duy trì hoạt động cung ứng hàng hóa trên địa bàn.
Hầu hết những tài xế shipper có mặt đều toát lên sự phấn khởi, vui mừng trong ánh mắt. Bởi lẽ liều vắc xin Covid-19 trở thành “lá chắn bảo hộ” giúp họ an tâm hơn phần nào trong chuỗi ngày mưu sinh tới đây. Ngoài những shipper trẻ tuổi, nhiều shipper độ tuổi U50, U60 bày tỏ niềm vui lớn khi họ được tiêm vắc xin.
Có mặt từ sáng sớm ông Lương Cảnh Thụy (58 tuổi) cho biết, khi hay tin được tiêm vắc xin miễn phí ông rất vui và cứ hồi hộp ngóng chờ đến ngày đi tiêm.
Shipper điền thông tin vào phiếu đăng ký tiêm chủng.
“Tôi làm shipper từ năm 2017 đến nay, do tuổi tác tôi cũng lớn nên từ lúc Cần Thơ giãn cách xã hội tôi phải ngừng giao hàng để đảm bảo an toàn cho mình và cho gia đình và mọi người. Gần một tháng thất nghiệp kinh tế gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều. Nay được Nhà nước tổ chức tiêm vắc xin tôi mừng lắm, tôi có thể yên tâm giao hàng trở lại”, ông Thụy bày tỏ.
Ít tuổi nghề hơn ông Thụy, tài xế Lê Quốc Vinh (55 tuổi, quê ở Hậu Giang) vừa điền thông tin trên hồ sơ đăng ký tiêm chủng vừa nói, ông làm tài xế xe ôm công nghệ được 2 mùa dịch. Trước khi Cần Thơ giãn cách xã hội, gia đình ông Vinh có khuyên ông về quê cho an toàn nhưng sau nhiều lần đắn đo ông vẫn quyết định ở Cần Thơ gắng gượng mưu sinh.
Video đang HOT
Ông Lê Quốc Vinh vui mừng được tiêm vắc xin.
“Gia đình tôi đều làm thuê sinh sống. Tôi còn đang nuôi đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Nếu trở về quê thì sẽ thất nghiệp nên tôi vẫn kiên quyết bám trụ lại Cần Thơ dẫu biết rằng công việc giao hàng trong mùa dịch rất nguy hiểm nhưng nay được tiêm vắc xin là yên tâm rồi”, ông Vinh bộc bạch.
Bên cạnh đội ngũ shipper là nam giới, chị Trương Ngọc Thảo (ngụ quận Ninh Kiều), là một trong số ít nữ shipper cho biết, để lo cho gia đình chị Thảo một lúc làm 2 công việc, vừa là nhân viên bán hàng vừa là tài xế xe ôm công nghệ.
Dịch bệnh ập đến việc kinh doanh không thuận lợi như trước, cách đây 4 tháng chủ cửa hàng trả mặt bằng nên chị Thảo mất đi công việc chính chỉ còn biết cố gắng chạy Grab để duy trì sinh kế.
Chị Trương Ngọc Thảo chia sẻ: “Mong cho xã hội đạt miễn dịch cộng đồng sớm, chỉ có như vậy tài xế như chúng tôi mới có thể trở về công việc thường ngày”.
“Nghề giao hàng mùa này vất vả lắm cũng vì miếng cơm manh áo nên tôi mới liều mạng ra đường, vừa nguy hiểm vì tiếp xúc khá nhiều người. Hôm qua, được gọi đi tiêm vắc xin tôi mừng đến phát khóc”, nữ shipper tâm sự.
Được biết, trước đó TP Cần Thơ đã tổ chức tiêm chủng cho nhiều đối tượng là nhân viên bán hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhân viên giao hàng bưu điện, tài xế taxi, công ty vận chuyển hàng thiết yếu…
Tính chung đến ngày 9/8, Cần Thơ đã tiêm được gần 207.000 liều vắc xin. Trong đó, TP đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 5 với số lượng được Bộ Y tế phân bổ là hơn 170.000 liều từ ngày 6/8 đến nay.
Hiện TP chỉ còn khoảng 10.000 liều và sẽ tiêm dứt điểm chậm nhất là ngày 11/8. Tốc độ tiêm của Cần Thơ nhanh và nhu cầu đang rất lớn nên địa phương đã đề xuất Bộ Y tế phân bổ tiếp 300.000 liều.
Covid 24h: Ca nhiễm ở TP HCM giảm, Bình Dương vượt 21.000 ca
TP HCM ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất hai tuần qua, trong khi số ca Covid-19 ở Bình Dương trong đợt dịch thứ tư vượt 21.000.
Người dân TP HCM đã trải qua ngày thứ 66 giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 5. Đợt giãn cách lần này dự kiến kéo dài đến giữa tháng 8 với mục tiêu kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, giữ vững và mở rộng vùng an toàn.
Hôm qua, thành phố ghi nhận 3.300 ca nhiễm mới nâng tổng số ca Covid-19 trong đợt dịch thứ tư lên hơn 106.000. Dù số ca mắc mới vẫn ở mức cao nhưng đây là con số thấp nhất trong 15 ngày qua. Trước đó, ngày 20/7, thành phố ghi nhận 3.322 ca nhiễm, liên tục sau đó số ca mắc mới tăng dần, có ngày lên đến 6.318 ca (hôm 27/7).
Người dân và shipper tiêm vaccine tại điểm tiêm ở quận 11, ngày 2/8/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.
Để đạt mục tiêu tiêm cho 7 triệu người từ 18 tuổi trở lên, TP HCM vừa đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia cấp 5,5 triệu liều vaccine từ ngày 5/8 và theo tiến độ liên tục đến 31/8. Trong khoảng thời gian này, thành phố cần trung bình mỗi ngày 210.000 liều vaccine.
Tính đến ngày 3/8, khoảng 1,95 triệu người TP HCM đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và 70.000 người tiêm đủ hai mũi. Thành phố tổ chức 1.200 đội tiêm, một đội có thể tiêm 250 người mỗi ngày. Như vậy, toàn thành phố có thể đạt công suất tiêm 300.000 người, tăng lên 350.000 người một ngày.
Chính quyền TP HCM cũng vừa quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch 1,5-10 triệu đồng mỗi người.
Tỉnh Bình Dương hôm qua ghi nhận 2.143 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 ở địa phương này trong đợt dịch thứ tư lên 21.556. Đây đang là vùng dịch lớn thứ hai cả nước, chỉ sau TP HCM.
Giáp Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và TP HCM, Bình Dương có 2,5 triệu dân, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Nam với gần 50.000 doanh nghiệp, 1,2 triệu lao động. Nhiều khu nhà trọ đan xen với nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy, theo Sở Y tế, mầm bệnh xâm nhập từ các khu trọ vào công ty, xí nghiệp, rồi từ công nhân lan ra các khu trọ khác, tạo thành các ổ dịch lớn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại khu nhà ở xã hội tại TP Thủ Dầu Một. Ảnh: Thái Hà.
Trong đợt dịch này, tỉnh phát hiện 46 ổ dịch, phần lớn từ chuỗi lây nhiễm tại TP HCM với biến chủng Delta. Trong đó, 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, gồm: 20 ổ dịch trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ TP HCM và 12 ổ dịch chưa rõ nguồn lây (phát hiện qua test nhanh tại các cơ sở y tế).
Theo Sở Y tế Bình Dương, số lượng F0 tăng nhanh trong những ngày giãn cách xã hội do tỉnh thực hiện xét nghiệm trên diện rộng với khoảng 1,8 triệu người - chiếm hơn 70% dân số toàn tỉnh, để "bóc tách" F0 ra khỏi cộng đồng.
Ngoài ra, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều công ty "3 tại chỗ" xuất hiện ca nhiễm, do cùng làm việc, ăn ở với nhau nên diễn tiến lây lan rất nhanh. Một số công ty ghi nhận nhiều ca nhiễm như: Công ty TNHH Estec Vina có 340 ca, Công ty gỗ Long Việt 248 ca, Công ty TNHH Timberland 233 ca...
Hà Nội đã bước qua ngày thứ 13 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hôm qua, Thủ đô ghi nhận thêm 24 ca nhiễm mới nâng tổng số ca Covid-19 trên địa bàn lên 1.692.
Làm việc với Sở chỉ huy chống Covid-19 Hà Nội ngày 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Thủ đô phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình, đặc biệt trong các khu vực phong tỏa, cách ly, không để "ngoài chặt, trong lỏng".
"Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng vẫn trong tâm thế bình tĩnh và chủ động, vì vậy, những gì cần thiết phải làm ngay, chuẩn bị ngay", Phó thủ tướng nói và nêu mục tiêu Hà Nội không để tình hình dịch bệnh diễn biến như ở TP HCM và một số tỉnh, đồng thời phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn để không bị động, bất ngờ, lúng túng.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo TP Hà Nội kiểm tra công tác chống dịch trên địa bàn thành phố, sáng 4/8. Ảnh: VGP.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, dịch trên địa bàn Thủ đô vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ "đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây". Các ổ dịch tại phố Bùi Thị Xuân, Trại Găng, Công ty cung ứng thực phẩm Thanh Nga... đã được kiểm soát.
Trong ngày 4/8, Việt Nam ghi nhận 7.618 ca nhiễm (giảm 759 so với hôm qua) tại 44 tỉnh thành, chủ yếu tại TP HCM (3.300 ca), Bình Dương (2.143), Long An (427), Đồng Nai (389), Tây Ninh (194). Trong đó, 5.753 ca phát hiện ở khu cách ly, phong tỏa (giảm 1.054 ca), 1.865 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 295 ca).
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 173.863, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 3.501 người được công bố khỏi Covid-19 trong hôm qua, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 54.332. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 470. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21.
TP HCM vẫn là vùng dịch lớn nhất nước với 106.030, tiếp đó là Bình Dương 21.556, Long An 7.450, Đồng Nai 5.684...
TP HCM tiêm vaccine cho shipper Nhiều shipper của các hãng xe công nghệ và sàn thương mại điện tử đã được tiêm vaccine trong ngày 2/8. Ngày 2/8, TP HCM tiếp tục triển khai tiêm vaccine cho nhiều người trên địa bàn, trong đó có shipper. Tại sân trường trường Tiểu học Phạm Văn Hai (quận 11), hàng trăm người có mặt từ sáng để chờ làm thủ...