Sheffield United – cơn gió lạ của Premier League
Ở mùa giải 2019/20, Sheffield United khiến nhiều người bất ngờ khi đang đứng trước cơ hội giành vé dự Champions League ngay lần đầu tiên lên hạng sau 12 năm.
Hiện tại, Sheffield đứng ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng với 43 điểm, kém đội đứng thứ 5 là Man United 2 điểm. Tuy nhiên, thầy trò HLV Chris Wilder thi đấu ít hơn một trận. Do đó, họ vẫn tràn trề cơ hội dự Champions League. Mùa giải này, đội hạng 5 tại Premier League sẽ được tham dự giải đấu danh giá nhất châu Âu cấp câu lạc bộ vì Man City nhận án cấm của UEFA.
Tính đến lúc này, Sheffield có những màn trình diễn khá ổn với các đội thuộc nhóm “Big Six”. Họ từng gây nhiều khó khăn cho Liverpool và chỉ chịu thua do sai lầm của thủ thành Dean Henderson ở trận lượt đi.
Họ hòa và thắng Arsenal, buộc Man United, Tottenham phải chia điểm. Những kết quả đó cho thấy sơ đồ 3-5-2 và lối đá trung vệ chồng cánh của Sheffield tỏ ra hiệu quả.
Sheffield đang là hiện tượng thú vị ở Premier League mùa này. Ảnh: Getty.
Cách tổ chức phòng ngự
Để phân tích cụ thể về lối chơi của Sheffield, hãy xem họ đối đầu với Man United như thế nào. Đây là một trong những trận đấu đáng nhớ nhất của thầy trò HLV Chris Wilder trong mùa giải này. Cuộc đối đầu này diễn ra vào tháng 11/2019 và có đến 6 bàn thắng chia đều cho 2 đội.
Sheffield vận dụng đội hình 3 trung vệ quen thuộc gồm Phil Jagielka (trung tâm), Chris Basham (lệch trái), và Jack O’Connell (lệch phải). Ở trạng thái phòng ngự, 2 cầu thủ chạy cánh là Stevens và Baldock sẽ lùi về hỗ trợ.
Sheffield nhập cuộc bằng cách pressing (gây áp lực để cướp bóng) ngay trên phần sân đối phương, ngăn Man United tổ chức từ tuyến dưới. Lúc này, các học trò của HLV Ole Gunnar Solskjaer buộc phải chơi bóng dài.
Dù vậy, Sheffield cũng chỉ sử dụng 5 cầu thủ để tham gia vào việc này. HLV Wilder yêu cầu những người còn lại duy trì hệ thống phòng ngự ổn định, nhằm hạn chế sự nguy hiểm đến từ các cầu thủ giàu tốc độ như Daniel James, Marcus Rashford và Anthony Martial.
Video đang HOT
Thông thường, các đội bóng sẽ dâng đội hình một cách đồng đều trong lúc pressing. Tuy nhiên, Sheffield không làm như vậy. Ảnh: Total Football Analysics.
Bên cạnh đó, các cầu thủ Sheffield chú tâm đến việc phong tỏa khu vực trung tuyến. Điều này khiến Man United thường xuyên phải luân chuyển bóng sang 2 cánh.
Họ cũng nhận ra khả năng xử lý bóng của Phil Jones, trung vệ thuận chân phải chơi lệch trái, là không tốt. Do đó, Lundstram sẽ chủ động dâng lên, gây áp lực với Jones khi cựu cầu thủ Blackburn có bóng. Hệ quả là Man United buộc phải tổ chức tấn công chủ yếu bên cánh phải.
Lunstram thường xuyên chủ động gây áp lực mỗi khi Jones cầm bóng. Ảnh: Total Football Analysics.
Khi các cầu thủ chạy cánh của Man United có bóng, đội hình Sheffield nhanh chóng chuyển sang sơ đồ 4-4-2. Hậu vệ cánh sẽ bước lên vị trí của các tiền vệ trung tâm ngay trước khi Williams hay Aaron Wan-Bissaka nhận bóng. Phương án tiếp cận này khiến đối phương không thể thoải mái xử lý trong tư thế quay lưng. Vì vậy, Williams hay Wan-Bissaka buộc phải chuyền về.
Baldock dâng lên áp sát nhanh, buộc Williams phải chuyền về. Ảnh: Total Football Analysics.
Ngoài việc triệt tiêu các đường tấn công nguy hiểm từ Man United, cách vận hành này còn giúp bộ 3 tiền vệ Sheffield đỡ vất vả hơn.
Tấn công trực diện và linh hoạt
Sheffield nổi tiếng với cách triển khai “trung vệ chồng cánh”. Thông thường, Basham hay O’Connell sẽ thay phiên nhau dâng cao. Khi đó, các cầu thủ chạy cánh bó vào trung lộ. Từ đó, các trung vệ lệch cánh sẽ có mặt ở hành lang biên và thực hiện các pha chồng cánh.
Chiến thuật này mang lại hiệu quả khi Sheffield đối đầu với các đội bóng tổ chức phòng ngự dày đặc bởi sự di chuyển của 2 trung vệ lệch cánh có thể khiến hệ thống của đối phương bị xô lệch. Tuy nhiên, với Man United, HLV Wilder cho thấy sự linh hoạt. Họ không thường xuyên để Basham hay O’Connell dâng cao.
Thay vào đó, Sheffield trung ra những đường bóng dài, nhắm thẳng vào vị trí của Jones, người bị đánh giá yếu nhất trong bộ 3 trung vệ của Man United. Ngoài ra, Mousset và McGoldrick cũng là 2 tiền đạo có khả năng tranh chấp tốt. Bàn thắng đầu tiên của Sheffield đến từ việc họ khai thác tốt vị trí của Jones. Sang hiệp 2, HLV Solskjaer buộc phải thay Jones ra và có những điều chỉnh về chiến thuật.
Vị trí của Jones bị khai thác rất nhiều. Ảnh: Total Football Analysics.
Ở trận đấu này, Sheffield không thể giành chiến thắng trước Man United nhưng họ đã để lại những ấn tượng rõ nét. HLV Wilder co thấy sự linh hoạt trong cách tổ chức tấn công. Họ không chỉ có mỗi một bài “trung vệ chồng cánh” đã trở thành thương hiệu.
Mùa giải 2018/19, Wilder đã vượt qua những cái tên đình đám như Pep Guardiola, Juergen Klopp hay Mauricio Pochettino để trở thành HLV hay nhất các giải đấu nước Anh. Ông đưa Sheffield trở lại Premier League sau 12 năm chờ đợi nhờ chiến thuật độc đáo.
Giờ đây, Wilder còn có thể giúp đội chủ sân Bramall Lane chạm đến tầm cao mới mang tên Champions League với sự linh hoạt trong lối chơi.
Nguyên Khang
Phạm lỗi luân phiên, chiến thuật hay trò bẩn của bóng đá?
Thay vì dùng một đòn thật mạnh để triệt hạ đối thủ để rồi chấp nhận bị phạt thẻ đỏ, thậm chí treo giò vài trận, bây giờ có xu hướng, các cầu thủ lần lượt phạm lỗi với một cầu thủ đối phương.
Đó là một biến thể của trò bắt nạt tập thể trên sân cỏ và nó cần phải bị trừng trị khi mới manh nha. Chúng ta không chắc chắn biết có mô tả khác nhau nào có thể thể hiện rõ nhất hiện tượng này. Xoay tua phạm lỗi? Lần lượt phạm lỗi? Phạm lỗi tập thể? Dù chúng ta gọi nó là gì, có một điều rõ ràng: bóng đá phải dẹp trừ được tệ nạn bạo lực dơ bẩn này.
Wilfried Zaha là một nạn nhân điển hình của trò xảo quyệt này. Trong trận đấu giữa Crystal Palace với Sheffield United vào thứ Bảy vừa qua, anh biến thành một cầu trượt bơm hơi thoát hiểm để từng hành khách lần lượt nhảy giẫm lên theo lệnh của tiếp viên hàng không.
Sander Berge là người đầu tiên bước lên "băng chuyền phạm lỗi" với Zaha ở phút thứ ba. Một lát sau, đến lượt George Baldock phạm lỗi với Zaha. Anh ta đã phạm lỗi vào phút thứ 18 (kéo Zaha và đã nhận được một thẻ vàng), song đến phút thứ 34, lại tấn công đối thủ bằng những chiếc đinh tán gầm giầy.
Thế nhưng, trọng tài Andrew Madley không thể đưa ra một quyết định nặng tay vì khoảng cách giữa những lần phạm lỗi là quá xa, lại bị chen vào bởi những cầu thủ khác của Sheffield. Họ đã xoay tua phạm lỗi để tránh những chiếc thẻ đỏ nguy hiểm.
Một thời gian ngắn trước khi hiệp một kết thúc, Chris Basham phạm lỗi với Zaha. Ở phút 68 đến lượt John Fleck; sau đó phút thứ 77 đến lượt John Egan và cú phạm lỗi ở phút 90 là nhiệm vụ của John Lundstram.
Điều ngạc nhiên duy nhất là Zaha không bị ăn một cú gót giày từ HLV Chris Wilder của Sheffield khi họ đi cạnh nhau lúc hết giờ. Một kế hoạch hoàn hảo.
George Baldock đã tấn công Zaha 2 lần trong một trận đấu
Một số người sẽ nói rằng, điều này là bình thường. Trong quá khứ, NHM của Man United hẳn nhớ vụ huyền thoại George Best bị tất cả mười cầu thủ đối phương phạm lỗi trong suốt 90 phút.
Như thế, hiện tượng này không phải là mới mẻ hay xu hướng hiện đại, nó cũng đã từng là di sản của bóng đá. Tuy nhiên, sự khác biệt ngày nay là mức độ xử lý khi băng chuyền phạm lỗi manh nha xuất hiện, nhằm ngăn ngừa nó trở thành bộ môn khoa học được phối hợp với độ chính xác, nhuần nhuyễn cao.
Troy Deeney, tiền đạo của Watford, đã để lộ đuôi mèo một cách vô tình khi anh ta nói: "Chúng ta sẽ thay phiên nhau triệt hạ Zaha. Tôi biết không ai muốn nghe điều đó, nhưng bạn phải triệt hạ anh ta. Tôi đánh lần này, bạn đánh anh ta lần sau. Không cần dùng đến những cú tắc bóng bởi tuỳ theo tình huống mà sử dụng biện pháp thích hợp: giật cùi chỏ, giẫm chân, bóp chỗ kín...".
Cuộc phỏng vấn này tình cờ được tung ra vào năm 2018 và hầu như không khiến ai khóc thút thít. Đó có lẽ là dấu hiệu hùng hồn nhất về việc phạm lỗi xoay vòng đã trở thành một chiến thuật trong bóng đá hiện đại. Các chuyên gia gọi nó là chuyên nghiệp, là thông minh. Nhưng rõ ràng, về bản chất, đó là một mánh khoé gian lận, bẩn thỉu.
Về phần mình, Zaha đang tức giận điên người. Rõ ràng là các chiến thuật này không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu, mà còn gây nguy hiểm cho tuổi thọ nghề nghiệp của chính cầu thủ. "Tôi tức đến phát rồ khi bị tấn công mà không được bảo vệ. Chẳng lẽ, trọng tài sẽ chỉ rút thẻ đỏ sau khi tôi bị đạp gãy chân?".
Cho dù Zaha không là một con người hoàn hảo, và thói than vãn của anh với các trọng tài đã bị lên án rộng rãi, nhưng chúng ta không thể đổ hết mọi thứ lên đầu tiền đạo này. Nó giống như nạn nhân của một vụ trộm hàng tuần phàn nàn điều đó với một lực lượng cảnh sát thờ ơ, vô trách nhiệm.
Traore bị tấn công 3 lần trong vòng 15 phút bởi 3 cầu thủ Tottenham
Trong 5 trận gần nhất xảy ra tình trạng cầu thủ bị phạm lỗi ít nhất 8 lần, thì có tới 3 lần nạn nhân có tên là Wilfried Zaha. Những trận đấu mà Zaha bị tấn công có hệ thống bao gồm các đối thủ như Tottenham và Man United, thậm chí, các cầu thủ Man United đã phạm lỗi với Zaha tới 10 lần.
Đây là lý do tại sao chắc chắn đã đến lúc có một chỉ thị mới, cung cấp cho các trọng tài các công cụ trừng phạt cho hiện tượng này. Ở trận đấu giữa Crystal Palace với Watford vào tháng 12/2019, hiện trường tội ác chứng kiến việc Zaha bị tấn công suốt 90 phút bởi những lỗi cách xa vòng cấm địa (để tránh penalty), và logic lần lượt phạm lỗi (để tránh thẻ đỏ).
Giải pháp để chống lại hành vi phạm lỗi tinh vi này thực ra không khó. Hiện tại, cầu thủ phạm lỗi có thể nhận thẻ vàng vì phạm lỗi tích lũy. Do đó, có một quy tắc được thiết lập rõ ràng là, nếu một cầu thủ phạm ba lỗi liên tiếp mà mỗi lỗi đều dưới ngưỡng nhận thẻ thì việc tích luỹ lỗi này cũng có thể đưa ra quyết định rút thẻ.
Đây có phải là lúc áp dụng logic này để bảo vệ nạn nhân không?
Thời điểm một cầu thủ bị phạm lỗi lần hai trong một trận đấu, trọng tài nên nhắc nhở đội phạm lỗi về vấn đề này, để đảm bảo rằng những cầu thủ khác trong đội nếu cố tình phạm lỗi lần thứ ba sẽ bị nhận thẻ vàng, và sẽ là thẻ đỏ cho cầu thủ phạm lỗi lần thứ tư. Điều này sẽ có thể chấm dứt hoặc ít nhất là giảm thiểu hiện tượng các các cá nhân liên tục bị phạm lỗi trong suốt trận đấu.
Tất nhiên, đây không chỉ là về Zaha, mà là nhiều người khác đã từng là nạn nhân, chẳng hạn như Adama Traore của Wolves, người đã bị 3 cầu thủ của Tottenham phạm lỗi trong hơn 15 phút của trận đấu diễn ra hồi tháng 12/2019.
Cho dù 3 thẻ vàng đã được rút ra cho những vi phạm này (tất nhiên không có thẻ đỏ) nhưng Spurs đã giành chiến thắng với tỷ số 2-1. Tuần trước, Brighton cũng đã dùng cùng một chiến thuật, với ba cầu thủ khác nhau phạm lỗi với Traore.
Vấn đề là hình thức bắt nạt tập thể này đã trở thành chiến thuật đặc hữu trong bóng đá. Nó hiếm khi được bình luận, hay để lên án riêng rẽ như một điều tiêu cực trên sân cỏ. Nhưng dù sao, đã đến lúc hiện tượng phạm lỗi quay vòng phải bị chấm dứt, một lần và mãi mãi.
Theo Bongdaplus.vn
Sheffield United - MU: 8 phút ngược dòng ngoạn mục, đoạn kết VAR kịch tính Trận cầu 6 bàn chứng kiến một màn ngược dòng trong 8 phút và một bàn thắng phút bù giờ được VAR xác nhận. HLV Chris Wilder buộc phải để trung vệ John Egan ngoài danh sách đăng ký của Sheffield United do chấn thương và thủ môn Dean Henderson cũng không thể bắt chính do được MU cho mượn, khiến thủ môn...