Shark Tank Việt Nam: Startup cà phê trái cây được 4 Shark đồng thuận đề nghị đầu tư 30 tỷ
Startup cà phê trái cây xu hướng mới của giới trẻ được 4 Shark đồng thuận đề nghị đầu tư 30 tỷ nhưng vẫn không thành.
Tập 9 Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 4 chào đón sự xuất hiện của 4 startup: Dự án tổ chức chuỗi hòa nhạc cổ điển; Cà phê trái cây Việt xu hướng mới của giới trẻ; Mô hình xuất khẩu lao động chất lượng cao sang Đức và dịch vụ trải nghiệm dự án bất động sản công nghệ 3D.
Trong đó, startup thứ hai đến với Shark Tank mùa 4 là anh Nguyễn Ngọc Luận – Nhà sáng lập và điều hành công ty với thương hiệu cà phê trái cây Meet More kêu gọi 30 tỷ cho 20% cổ phần công ty.
Chia sẻ ý tưởng về việc tạo ra cà phê nông sản trái cây, anh Luận cho biết, anh nhận thấy bản thân mình và rất nhiều người khác thích uống cà phê nhưng không thể uống vì dễ bị say. Bên cạnh đó, thường xuyên đi công tác ở các tỉnh và tiếp xúc với nông dân, anh đã chứng kiến nhiều trường hợp người nông dân được mùa mất giá, được giá lại mất mùa. Từ đó, anh nung nấu quyết tâm tìm hướng ra cho nông sản Việt Nam bằng cách tạo ra một loại cà phê nông sản mang thương hiệu Meet More. Loại cà phê này được phối trộn bởi tinh cà phê và tinh bột của nông sản trái cây, chứa rất ít caffeine.
Trong mùa dịch vừa qua, anh cũng đã cho nhượng quyền xe cà phê trái cây bao gồm máy pha cà phê công nghệ ứng dụng AI. Bằng việc quét QR code, khách hàng có thể chọn lựa thức uống thông qua menu trên giao diện điện thoại. Thêm một điều đặc biệt là khi khách hàng đứng trước máy pha cà phê, sản phẩm phù hợp với lứa tuổi khách hàng sẽ được giới thiệu trên màn hình TV. Một máy chỉ chứa 4 hoặc 6 loại cà phê. Sau khi thử trải nghiệm sản phẩm, đa số các Shark đều đánh giá cà phê ngon và đã trao đổi thêm với nhà sáng lập về sản phẩm, về công nghệ của máy và giá cả bán ra thị trường.
Anh Luận cho biết, chi phí nhượng quyền một xe cà phê là 70 triệu, bên anh sẽ cung cấp toàn bộ máy, xe và training (trang bị kỹ năng) cho khách hàng. “Nếu 1 ngày bán 300 ly thì sau 6 tháng sẽ hòa vốn” – anh Luận nói.
Khi các Shark hỏi thêm về nhà xưởng, doanh thu, lợi nhuận, con số đã đầu tư,… nhà sáng lập Meet More cho biết, mình có nhà xưởng tại huyện Hóc Môn, thời gian qua đã bán được bán 40 xe pha cà phê công nghệ tại TP.HCM và Hà Nội. Anh cũng tiết lộ mình đã đầu tư hơn 40 tỷ. Doanh số gần nhất năm 2020 là 20 tỷ, lợi nhuận 20%. Công ty cũng đã ký hợp đồng cung cấp với Trung Quốc, Nhật Bản và ký độc quyền với một siêu thị.
Video đang HOT
Câu trả lời của nhà sáng lập khiến Shark Phú hoài nghi. Shark Phú cho rằng, đầu tư 40 tỷ nhưng doanh thu 20 tỷ thì lỗ chứ không lãi. “Nguyên tắc của vòng quay tài chính, tài sản 40 tỷ nếu em không làm ra 120 tỷ doanh số thì khó lòng mà có lãi được” – Shark Phú nói. Shark Phú cũng chia sẻ thêm cách tính trong báo cáo tài chính và hỏi thêm startup về cấu trúc giá sản phẩm.
Anh Luận chia sẻ, trong 20 tỷ doanh thu thì giá vốn chiếm 30% là 6 tỷ, chi phí thường trực là 20% bao gồm vận hành nhà máy, chi phí marketing,… Bên cạnh đó còn có lương nhân viên (khoảng 40 người) và lương của nhà sáng lập. Trong năm 2021 (đến thời điểm ghi hình), Meet More đã đạt con số 15 tỷ.
Từng có kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm Việt sang thị trường Mỹ và Canada, cũng như đang tìm kiếm thêm các sản phẩm nông sản Việt xuất khẩu, Shark Louis đánh giá sản phẩm của Meet More hay nhưng Shark nhận thấy người Mỹ muốn uống cà phê là để tỉnh táo. Meet More đã đưa ra một phương án mới nhưng Shark Louis chưa nghiên cứu nên cần tìm hiểu nhiều hơn từ nhà sáng lập để có thể đem sản phẩm này sang nước ngoài.
Anh Luận tiết lộ, sản phẩm này đã được bán tại Mỹ, được cộng đồng người Việt tại Úc rất ủng hộ và Hàn Quốc cũng đã bắt đầu bán sản phẩm này. Nhà sáng lập cho rằng, theo tính toán thì sau 5 năm sẽ hoàn vốn.
Shark Phú đưa ra đề nghị 30 tỷ cho 50% cổ phần chia đều cho các Shark. Nhà sáng lập Meet More không đồng ý vì hiện công ty đang có 2 cổ đông và muốn giữ ít nhất 60% cổ phần.
Từng nghiên cứu về tiềm năng thị trường, tốc độ phát triển của mô hình này và nhận thấy không có hiệu quả, Shark Hưng đã rút khỏi deal này. Meet More đưa ra một đề nghị khác, 30 tỷ đổi lấy 35% cổ phần và nhưng không được Shark Phú chấp nhận.
Tuy tiếc nuối nhưng anh Luận cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ được gặp và đồng hành cùng các Shark. Anh cũng mong muốn thông qua Shark Tank có thể kêu gọi cộng đồng khởi nghiệp có thể chung tay để cà phê nông sản trái cây Việt vươn tầm thế giới.
Quý vị đón xem các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam mùa 4 vào lúc 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3!
Shark Tank Việt Nam: 3 Shark "đổ xô" đề nghị đầu tư vào mô hình cho thuê kho cá nhân
Mang mô hình cho thuê kho cá nhân lên gọi vốn, nhà sáng lập người Mỹ khiến Shark Phú, Shark Hưng và Shark Louis cùng đề nghị đầu tư.
Xuất hiện trong đầu tập 8 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 4, Aric Austin - nhà sáng lập và điều hành công ty cổ phần Austin Labs kêu gọi đầu tư 3 tỷ cho 10% cổ phần với dịch vụ cho thuê kho lưu trữ cá nhân trọn gói đầu tiên của Việt Nam mang tên My Storage. Dịch vụ này sẽ đóng gói tất cả vật dụng gia đình và đưa đến kho lưu trữ với giá 696.000 đồng/tháng.
"Chỉ cần mở điện thoại lên, cho chúng tôi biết bạn muốn lưu trữ gì, khi nào chúng tôi đến lấy hàng. Đội ngũ nhân viên tuyệt vời của chúng tôi đến đóng hàng vào thùng và nhanh chóng mang đồ của bạn đến nhà kho. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho nhu cầu của khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ khi bạn cần sửa chữa nhà và cần nơi lưu trữ nội thất trong 3 tháng hay nơi lưu trữ hàng hóa cho công ty của bạn, My Storage là địa chỉ lý tưởng", Aric Austin giới thiệu về My Storage.
Doanh thu của My Storage tăng mỗi tháng từ 10 - 15%. Trong năm 2021, My Storage đặt mục tiêu là từ 250.000 - 300.000 USD.
Aric chia sẻ, công ty của mình đang chi trả khoảng 20% doanh thu cho việc thuê địa điểm. Ở hai kho đầu tiên, My Storage sẽ hòa vốn khi 75% không gian kho được thuê. Con số này ở địa điểm mới là 30 - 40%. Hiện tại, startup đã đạt mức hòa vốn và đang tái đầu tư.
Shark Louis băn khoăn: "Vậy làm sao bạn bảo vệ được tiền của nhà đầu tư khi có đối thủ lớn hơn cạnh tranh với bạn? Mô hình kinh doanh này không có nhiều sự khác biệt, họ có thể sao chép rất nhanh".
Aric lý giải: "Đây là một mô hình kinh doanh đã được chứng minh. Nếu anh nhìn theo hướng toàn cầu, đây là một ngành kinh doanh trị giá 20 tỷ USD, nó rất lớn. Chúng tôi chỉ mang một thứ sẵn có đến Việt Nam. Vậy nên anh không phải đang đầu tư vào thứ mà anh không biết, một thứ quá rủi ro hay không có hiệu quả".
Trả lời câu hỏi của Shark Phú về cách thức quản lý, Aric cho biết hiện tại My Storage đang tập trung vào phần mềm để khách hàng có thể tiện sử dụng. "Ở phía back-end (hậu cần), chúng tôi vẫn đang làm thủ công. Nhưng chúng tôi đang tập trung ở phía front-end (dịch vụ cung cấp cho khách hàng) để khách hàng dễ sử dụng, để họ có cuộc sống dễ dàng hơn. Vì vậy họ có thể làm mọi thứ online", Aric cho biết thêm.
Shark Hưng đánh giá cao ý tưởng nâng cao trải nghiệm khách hàng của startup và giới thiệu: "Công ty của tôi đang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi cũng có nền tảng cho mọi thứ để hỗ trợ khách hàng. Chúng tôi mua các loại hình sở hữu, bao gồm loại dịch vụ này". Chính vì vậy, Shark đề nghị đầu tư 3 tỷ cho 25% cổ phần .
Shark Phú có một công ty chuyên về logistics và cho rằng đó là một hướng đi về dịch vụ. Do đó, Shark đưa ra con số 3 tỷ cho 20% cổ phần .
Cho rằng mức định giá startup đưa ra hơi cao và không chắc chắn về việc startup có thay đổi mô hình kinh doanh hay không, Shark Louis đề nghị mức 3 tỷ cho 20% cổ phần .
Nhà sáng lập My Storage phân vân và đề nghị Shark Hưng con số 3 tỷ cho 15% cổ phần. Anh thuyết phục: "Khi đến đây, tôi đã nghĩ nếu có nhà đầu tư bất động sản thì tuyệt". Shark Hưng cân nhắc rồi đề nghị mức 4 tỷ cho 25% cổ phần và được startup đồng ý.
Aric hào hứng chia sẻ: "Tôi cảm thấy hạnh phúc. Khi tôi bước vào, tôi đã nghĩ trong đầu rằng anh ấy là một đối tác hoàn hảo. Trong suốt quá trình thương thuyết, tôi cũng thấy sự yêu thích mà anh ấy dành cho sản phẩm của tôi".
Quý vị đón xem các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam mùa 4 vào lúc 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3!
Shark Tank Việt Nam: Startup khiến Shark Phú "tan chảy" xuống tiền nhưng kèm điều kiện khó Startup có ý tưởng tạo ra môi trường giáo dục hạnh phúc khiến Shark Phú cam kết xuống tiền với deal "ưu đãi" nhưng đi kèm điều kiện khó. Đến với tập 6 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 4, giảng viên đại học Nguyễn Thùy Liên đã giới thiệu Self Hiil - một học viện khám phá bản...