Shark Linh san sẻ bí kíp công sở để chị em nhìn lại tình cảnh công việc hiện tại của mình
Tuy nhiên, trước khi chính thức dứt áo ra đi, dân công sở đừng quên thực hiện một bước quan trọng khác.
Là dân công sở, dường như chúng ta có rất nhiều vấn đề và lý do thúc đẩy bản thân tìm kiếm công việc mới. Ấy thế, bên cạnh những lý do khá “sớm nắng chiều mưa” như “chán thì nghỉ”, “thích thì nhảy”, “ môi trường làm việc không vui”,… dân công sở cần xét đến các yếu tố quan trọng hơn bởi chúng có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp sau này.
Đơn cử như mới đây, trên trang fanpage có hơn 1 triệu lượt theo dõi của mình, Shark Linh đã thẳng thắn vạch ra 3 câu hỏi với đại ý nhắn nhủ: Chỉ cần trả lời “có” cho bất kỳ câu nào, dân công sở nên mau chóng nhảy việc. Tất nhiên, cũng như bao lần san sẻ bí kíp công sở khác, 3 câu hỏi của Shark Linh đủ sâu sắc để dân công sở phải soi xét và nhìn nhận lại tình cảnh công việc hiện tại của mình.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhảy việc là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều người, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 và việc đánh giá rõ nét bản thân để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho 3 câu hỏi của Shark Linh thậm chí còn khó khăn hơn. Đánh giá người khác thì dễ nhưng nhìn nhận rõ chính mình, mấy ai làm được?
Cho nên, nếu không may phải đưa ra đáp án “có” cho 1 trong 3 câu hỏi, Shark Linh khuyên dân công sở phải làm thêm một bước quan trọng khác nữa để hỗ trợ tâm lý trong việc lựa chọn “đi” hay “ở”. Vậy đó là 3 câu hỏi gì và bước quan trọng kia ra sao, xin mời tất cả cùng đọc trọn vẹn bài viết của sau đây của Shark Linh:
- Bạn có khi nào cảm thấy những kỹ năng của mình đã phát triển hơn so với những yêu cầu của công ty?
- Bạn có cảm thấy nhàm chán trong công việc?
-Bạn có cảm thấy như bạn đã sẵn sàng được lên chức nhưng không ai nhìn thấy khả năng của bạn?
Nếu câu trả lời của bạn là CÓ ở bất kỳ câu hỏi nào phía trên, thì có lẽ bạn cần tìm một công việc mới. NHƯNG KHOAN. Trước khi bạn quyết định ra đi, hãy nhìn lại để đảm bảo rằng bạn đã thực sự xứng đáng hơn vị trí công việc hiện tại.
Video đang HOT
Trước tiên, hãy bắt đầu với định nghĩa của từ “học hiểu”. Khi nói đến việc học hiểu tại nơi làm việc, bạn cần học và sau đó dành thời gian để trở nên chuyên nghiệp trước khi có thể nói rằng bạn đã “học” được rồi. Sự thật là hầu hết chúng ta đều đánh giá quá cao về trình độ và giá trị của bản thân khi tự đánh giá các kỹ năng của mình.
Đây là vài cách bạn nên làm trước khi quyết định ra đi. Các cách này sẽ giúp bạn phân tích các kỹ năng của mình để xác định xem mình có thực sự đã “học” được mọi thứ cho vị trí của mình chưa. Một món khác cũng rất quan trọng mà bạn nên biết là những yêu cầu của thị trường bạn đã đáp ứng được chưa, nhờ đó bạn sẽ dễ thành công hơn trong việc tìm công việc mới.
1. Nghiên cứu
Tìm kiếm trên bất kỳ trang web tìm việc nào cho vị trí công việc hiện tại của bạn. Xem qua một số danh sách và tự tạo một danh sách trách nhiệm và kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
2. Danh sách
Đi qua từng mô tả công việc và viết ra tất cả những kinh nghiệm bạn có trong mỗi mục. Và nhớ là càng chi tiết càng tốt.
3. Đánh giá
Bước này là để xác định trình độ của bạn đã “học” được tới đâu. Hãy tự hỏi: trong danh sách công việc đó, bạn đã làm được bao nhiêu món? Bạn đã làm bao nhiêu lần? Bạn có thể làm những công việc đó mà không cần sự giúp đỡ không? Có bao nhiêu mục mà bạn tin chắc rằng mình là chuyên gia về nó?
4. Nhận thức về bản thân
Trong bước này, bạn đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy nhận thức về kỹ năng của bạn là chính xác. Hỏi đồng nghiệp và bạn bè có cùng vị trí công việc – cố gắng tìm khoảng 10 người để khảo sát. Hỏi thử xem họ đã mất bao lâu để hoàn thành mỗi nhiệm vụ này? Khi họ đang làm việc cho các dự án, họ đã lãnh đạo hay hỗ trợ dự án? Và sau đó là thử so sánh với bản thân.
Sau khi so sánh khảo sát, các câu trả lời của bạn nên tốt hơn họ ít nhất 90% về năng suất, kỹ năng và hiệu quả. Nếu bạn chưa đạt được, thì bạn chưa thực sự “học” được những kỹ năng này và cần phải cải thiện nhiều hơn. Hãy tiếp tục thực hành và tìm cách để làm mọi thứ nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn!
Nói lương thưởng ở nước ngoài trả đúng hạn và rõ ràng hơn Việt Nam, chàng công sở hứng trọn gạch đá vì lý do này
Phiến diện một chiều là thứ mà nhiều người trẻ công sở hay mắc phải và điều này làm ảnh hưởng không ít đến thái độ của họ đối với công việc.
Đầu năm đối với dân công sở là thời điểm vô cùng thích hợp để nhảy việc. Bởi như ông bà ta nói, năm mới luôn mang đến những điều mới mẻ và để bắt đầu gây dựng một thứ gì đó, đây là thời điểm không thể thích hợp hơn. Bên cạnh đó, sau khi những công việc của năm cũ đã được hoàn thành, đồng thời những khoảng thưởng cuối năm cũng đã được nhận đủ; chẳng còn điều gì có thể níu kéo, làm dân công sở lưu luyến.
Nhảy việc đồng nghĩa với việc bước vào một môi trường mới với những con người mới. Điều này dễ khiến người ta nảy sinh những hồi tưởng và so sánh với môi trường công ty cũ. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân công sở, một chàng trai cũng đã có dịp "khai bút" đầu năm khi chia sẻ về những bất cập của môi trường làm việc ở Việt Nam sau khi chuyển sang công tác ở Canada được 7 tháng. Cụ thể, chàng công sở bộc bạch:
"Không biết có nên nói ra quan điểm chia sẻ về làm việc của mình không nhỉ? Đây là tâm sự của mình sau 7 tháng đi làm ở Canada.
Mình sinh năm 1996 và đã tốt nghiệp trường ĐH Kinh Tế - TPHCM và đã có IELTS 6.0. Mình thấy rằng có một số công ty tư nhân Việt Nam hay chèn ép. Nghĩa là lương 1 đằng nhưng nhận 1 nẻo và có hỏi thắc mắc thì bên HR nói là để tạo ấn tượng cho người xin việc vào làm mà thôi chứ không nhắc đến vụ KPI hay khoảng hoa hồng gì cả.
Có những lúc phải nhảy việc các công ty vì tiền lương đi làm không đủ để chi trả sinh hoạt phí ở Sài Gòn. Sau 3-4 năm đi làm và nhảy việc thì nhà mình mới nhận tin từ đại sứ quán Canada và chuẩn bị đi phỏng vấn hoàn thiện hồ sơ để định cư nước ngoài.
Khi sang Canada vào tháng 12, mình được 1 người bác giúp xin việc làm tại Canada cũng liên quan ngành Finance. Mặc dù hơi bỡ ngỡ nhưng sau những tháng đi làm ở Canada mình thấy rằng, đi làm ở đây còn quá tốt hơn nhiều khi còn làm việc ở Việt Nam (Vì nhiều công ty Việt Nam phốt nhiều quá, nào là quỵt lương, nào là ăn chặn của nhân viên mới, nào là quên quỹ lương v.v...).
Lương bên Canada đủ sống và còn dư ra 1 chút. Mình cảm nhận bên này lương được trả đúng hạn (15 ngày là nhận lương rồi mà chính xác từng thời gian nữa), lương tính theo giờ vì tính theo giờ mình mới đúng được số lương hàng tháng bao nhiêu và có nên tăng ca không để thêm tiền, có giấy ghi số giờ làm lương quy định có trên mức Minimum Wage để còn so sánh (Còn ở Việt Nam thì tính theo tháng mà lúc nào cũng bị thiếu, không đủ gì cả).
Mình kết luận rằng: Đi làm ở nước ngoài dù lương đủ sống dư ra 1 chút sẽ tốt hơn là phải nhảy việc giữa các công ty. Mình học được rằng, nếu 1 quốc gia mà nhân viên cứ bóc phốt liên tục về vấn nạn lương sẽ rất ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của cả quốc gia nói chung vì nhân viên vừa tốn thời gian vừa mất thêm thời gian thích nghi chỗ làm khác.
Thay vì dành thời gian tìm phốt của công ty tại Việt Nam thì bên nước ngoài, quản lý và sếp cùng nhân viên tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển ý tưởng. Mình cũng mong muốn Việt Nam hạn chế nhiều vụ "khôn lỏi" trong môi trường làm việc để còn cải thiện chất lượng cũng như năng suất".
Sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, những dòng tâm sự của chàng công sở nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Rất nhiều bình luận bày tỏ ý kiến chỉ trích sự thiếu chín chắn, phiến diện, một chiều trong quan điểm của của chàng công sở đã được để lại bên dưới:
"Em sinh năm 1996 mà đã tốt nghiệp ra trường đi làm được 3-4 năm rồi cơ à? Có thật 3 - 4 năm thì cũng chưa nhiều lắm đâu, vẫn còn thiếu kinh nghiệm lắm nên có chăng là tích luỹ thêm xem mọi việc có khác không em nhé".
"Không phải công ty Việt Nam nào cũng tệ, mà những công ty tệ thường là công ty gia đình, nơi toàn những người không có khả năng lại được làm lãnh đạo".
"Em mới đi làm không lâu và cũng không nhiều công ty sao đã vội vã kết luận thế? Em có cái nhìn quá thành kiến về công ty Việt Nam. Điều kiện sinh sống và làm việc ở nước ngoài ít nhiều trội hơn so với ở Việt Nam, nhưng em cũng đừng vội vàng quy chụp quơ đũa cả nắm như vậy".
Tâm lý so sánh là thứ dễ dàng nảy sinh khi chúng ta bước vào một môi trường mới. Tuy nhiên, "sống trong chăn mới biết chăn có rận", thời gian 7 tháng không quá ngắn nhưng cũng chẳng quá dài để những vấn đề phát sinh khiến chúng ta có cái nhìn tổng thể về văn hoá cũng như câu chuyện của một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc dựa vào một vài công ty để đánh đồng cả một môi trường là điều chưa thật sự thấu đáo và hợp lý bởi dễ khiến chúng ta có cái nhìn phiến diện một chiều. Mỗi môi trường đều có ưu điểm riêng, vấn đề nằm ở việc chúng ta hợp với môi trường nào để có thể cống hiến hết bản thân mình.
Theo Helino
Lương gần 20 triệu/tháng, nàng công sở vẫn than thở: "Thu nhập thế này sao dám lấy chồng, mua nhà rồi sinh con?" Thay vì bị ném đá với các câu đại loại như "thế còn đòi, chắc muốn làm tỷ phú" thì bên dưới bài viết của nàng công sở trẻ, rất đông dân mạng đã nghiêm túc bày tỏ ý kiến mang tính đóng góp và xây dựng. Thế hệ dân công sở trẻ năng động, hội nhập nên không khó để tìm ra...