Shark Liên rời ghế CEO, 8X thay thế, người Thái áp đảo ban lãnh đạo nước Sông Đuống
Theo thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp vào thời điểm ngày 18/11/2019, Công ty cổ phần Nước mặt Sông Đuống đã chính thức thay đổi vị trí Tổng giám đốc. Bà Đỗ Thị Kim Liên ( Shark Liên) đã không còn ngồi ở vị trí này.
Shark Liên (trái) đã rời ghế nóng tại Nước mặt Sông Đuống.
Theo đó, trong lần đăng ký thay đổi lần thứ tư (trong vòng 3 năm kể từ ngày thành lập), kể từ ngày 12/11/2019, CTCP Nước mặt Sông Đuống đã chính thức trở thành công ty có vốn nước ngoài với vốn điều lệ 999,611 tỷ đồng, bao gồm 04 cổ đông tổ chức:
Công ty TNHH Một thành viên Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital) sở hữu là cổ đông lớn nhất, sở hữu 58% vốn điều lệ, tương đương 57.977.438 cổ phần;
Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội (Hawaco) nắm giữ 10%, tương đương 9.996.110 cổ phần;
Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (Newtatco) sở hữu 5%, tương đương 4.998.055 cổ phần;
Cổ đông thứ tư là VIAC (N0.1) Limited Parnership (có trụ sở tại Singapore) do ông Nguyễn Hồng Sơn làm đại diện. VIAC hiện sở hữu 27% cổ phần tại Nước mặt Sông Đuống, tương đương 26.989.497 cổ phần.
Danh sách cổ đông mới nhất của CTCP Nước mặt Sông Đuống.
Như vậy, cả 04 cổ đông hiện tại của Nước mặt Sông Đuống đều là những cổ đông tổ chức, trong đó có 02 cổ đông thuần nhà nước là Hawaco và Newtatco (chiếm tổng cộng 15% vốn điều lệ).
Ngoài việc đăng ký công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và thay đổi về vốn điều lệ, CTCP Nước mặt Sông Đuống còn đăng ký thay đổi một loạt nhân sự cấp quản lý.
Theo đó, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đã không còn là Tổng Giám đốc của công ty.
Thay thế vị trí của bà Liên là ông Tạ Đức Hoàng, sinh năm 1980, có hộ khẩu thường trú tại 5B7, TT Quân đội, Học viện Quốc phòng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trong ngày khánh thành Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Ông Tạ Đức Hoàng đồng thời cũng là thành viên HĐQT của CTCP Nước mặt Sông Đuống, đồng thời là Tổng Giám đốc Tập đoàn Aqua One (công ty mẹ của Nước mặt Sông Đuống).
Trong khi đó, mặc dù rời vị trí quản lý, Shark Liên vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của công ty Nước mặt Sông Đuống.
Ngoài Tổng Giám đốc Tạ Đức Hoàng và Chủ tịch HĐQT Đỗ Thị Kim Liên, danh sách người quản lý khác của công ty cho thấy người Thái đã chiếm đa số, gồm:
Ông Natthapatt Tanboon-Ek, sinh năm 1970, quốc tịch Thái Lan, thành viên Ban Kiểm soát;
Bà Jareeporn Jarukornsakul, sinh năm 1967, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị;
Ông Vivat Jiratikarnsakil, sinh năm 1956, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị;
Ông Wisate Chungwatana, sinh năm 1967, quốc tịch Thái Lan, thành viên Hội đồng quản trị.
Hai người còn lại trong BLĐ công ty là ông Nguyễn Trọng Dũng, sinh năm 1958, thành viên Ban Kiểm soát; và bà Lương Thị Mai Hương – Kế toán trưởng.
Ông Nguyễn Đức Chung tại một sự kiện của công ty.
Cũng theo đăng ký mới nhất, CTCP Nước mặt Sông Đuống chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh duy nhất là khai thác, xử lý và cung cấp nước.
Câu chuyện Hà Nội ký hợp đồng chấp thuận giá bán nước sạch tối đa 10.246 đồng/m3 từ khi lập dự án Nhà máy Sông Đuống, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm gây nhiều thông tin trái chiều thời gian qua.
Mức giá này được cho là cao hơn mặt bằng chung của giá bán lẻ, chênh lệch cao gấp đôi so với giá của đơn vị khác cung cấp cùng mặt hàng trên địa bàn thành phố.
Bể lắng tại Nhà máy Nước mặt Sông Đuống.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho hay, với dự án xã hội hóa dịch vụ công như Nhà máy nước mặt sông Đuống không nằm trong phạm vi kiểm toán Nhà nước. Bởi đây là dự án do tư nhân đầu tư, quản lý và sử dụng, nên thuộc tài sản tư nhân.
Song, theo ông Phớc, hiện tồn tại bất cập trong quản lý Nhà nước với loại hình dịch vụ công được xã hội hóa là khi giá thành bán ra cao hơn mặt bằng chung. Trong trường hợp này, ông Phớc cho rằng cơ quan quản lý chuyên ngành về nước, cơ quan tài chính – Bộ Tài chính cần tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Đâu chỉ có Nước sạch Sông Đuống, Hà Nội cũng từng trợ giá khủng cho Nước sạch Sông Đà
Việc UBND Tp. Hà Nội trợ giá nước cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex (nay là CTCP Nước sạch Sông Đà - Viwasupco) kết thúc kể từ năm 2015, trước khi có sự xuất hiện chính thức của tập đoàn do ông Nguyễn Văn Tuấn (tức Tuấn "mượt") làm Chủ tịch. Nếu không có sự trợ giá này, kết quả kinh doanh của Viwasupco có thể đã rẽ theo một hướng khác.
Chủ tịch Tập đoàn Gelex, công ty mẹ của Viwasupco - Ông Nguyễn Văn Tuấn (Ảnh: Internet)
Theo tìm hiểu của VietTimes, kể từ khi được nghiệm thu và đi vào hoạt động năm 2009, Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội giai đoạn I (hay còn được biết đến với tên gọi dự án Nhà máy nước mặt Sông Đà) do Viwasupco trực tiếp quản lý đã liên tục được UBND Tp. Hà Nội trợ giá mua nước.
Trong giai đoạn từ 1/4/2009 - 31/12/2009, theo Quyết định số 213/QĐ-UBND ban hành ngày 13/5/2010, UBND Tp. Hà Nội đã trợ giá tạm thời 1.996 đồng/m3 nước sạch cho Viwasupco. Đây là phần chênh lệch giữ chi phí sản xuất (4.269 đồng/m3) với giá bán nước sạch mà địa phương này quy định (2.273 đồng/m3) và theo khối lượng nước thực tế.
Khi giá bán nước sạch được nâng lên mức 2.348,46 đồng/m3, khoản trợ giá được UBND Tp. Hà Nội áp dụng đến 31/12/2011 chỉ còn 1.920,54 đồng/m3 (chi phí sản xuất nước vẫn ở quanh mức 4.269 đồng/m3). Tỷ lệ trợ giá trên chi phí sản xuất nước vẫn ở mức cao, lên tới gần 45%.
Khi giá bán được điều chỉnh tăng, còn chi phí giá nước vẫn giữ nguyên, khoản trợ giá cũng có xu hướng giảm dần.
Tại Quyết định số 986/QĐ-UBND ban hành ngày 18/2/2014, UBND Tp. Hà Nội đã phê duyệt phương án bù giá cho Viwasupco trong giai đoạn từ ngày 1/1/2014 - 31/12/2014 là 669 đồng/m3. Khoản bù giá này tương ứng với phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất nước (vẫn giữ ở mức 4.269 đồng/m3) và giá buôn nước sạch (tăng lên mức 3.600 đồng/m3). Tỷ lệ trợ giá trên chi phí giảm mạnh chỉ còn 15,6%.
Hoạt động bù giá của UBND Tp. Hà Nội cho Viwasupco kết thúc kể từ năm 2015. Xét trong cả giai đoạn này, tạm tính, công ty đã nhận được khoảng 550 tỷ đồng tiền trợ giá của UBND. Tp Hà Nội.
UBND Tp. Hà Nội dừng trợ giá cho Viwasupco kể từ năm 2015
Nhìn lại giai đoạn 2011 - 2015, tổng sản lượng nước của Viwasupco liên tục tăng nhanh với tốc độ 13,7%/năm, từ mức 139.418 m3/ngày đêm lên 233.129 m3/ngày đêm.
Trong giai đoạn này, tổng doanh thu của Viwasupco đã đạt mức tăng trưởng 15,5%/năm. Riêng năm 2015, Viwasupco ghi nhận doanh thu đạt tới 401,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 147,26 tỷ đồng.
Nếu loại bỏ các khoản trợ giá của UBND Tp. Hà Nội, theo tính toán, kết quả kinh doanh của Viwasupco sẽ ảm đạm hơn nhiều khi chắc chắn sẽ báo lỗ các năm 2011, 2012 và 2013. Đây cũng là các năm mà công ty này nhận được khoản trợ giá lớn từ thành phố, một phần do sản lượng tăng nhanh.
Có thể thấy, việc UBND Tp. Hà Nội trợ giá nước cho nhà máy nước sạch đã có tiền lệ từ lâu.
Thời gian gần đây, thông tin mức giá mua nước sạch của Nhà máy nước mặt Sông Đuống - do Tập đoàn Aqua One của nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên ("Shark" Liên) làm chủ đầu tư - lên tới 10.246 đồng/m3 đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận. Nguyên nhân là do mức giá này cao hơn nhiều so với giá bán của các nhà máy nước sạch khác.
Lý giải thêm về mức giá này với truyền thông, ông Võ Tuấn Anh - Phó chánh Văn phòng UBND Tp. Hà Nội - cho biết đây mới chỉ là mức giá tạm tính để ký kết thỏa thuận, chưa phải là mức giá bán lẻ, giá bán đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà cũng cho hay thành phố chưa trợ giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống do dự án chưa được quyết toán.
Bên cạnh việc trợ giá nước, Viwasupco hiện đang được hưởng mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, kéo dài từ năm 2009 đến năm 2024. Đồng thời, công ty cũng được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có lợi nhuận chịu thuế (từ năm 2012 đến năm 2014) và được giảm 50% trong 9 năm tiếp theo (từ năm 2016 đến năm 2024).
Chính vì vậy, thuế suất thuế TNDN đang áp dụng cho Viwasupco hiện chỉ có 5%.
Ngoài ra, khoảng thời gian sau khi UBND Tp. Hà Nội dừng trợ giá nước cho Viwasupco cũng là lúc cơ cấu cổ đông của công ty này liên tục biến động.
Tháng 11/2010, Tổng công ty Vinaconex đã bán 21,8 triệu cổ phần của Viwasupco (tương đương 43,6% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, vào tháng 4/2016, tức sau khi UBND Tp. Hà Nội dừng trợ giá, cổ đông ngoại đã chuyển nhượng số cổ phần trên cho CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái.
Để rồi sau đó, nhà đầu tư này đã mở đường cho Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (Gelex Energy) thâu tóm cổ phần chi phối của Viwasupco. Từ đó, Viwasupco trở thành một trong những công ty thành viên do Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn (tức Tuấn "mượt") đứng đầu.
Ông Nguyễn Văn Tuấn là một trong những doanh nhân thế hệ 8x đã sớm để lại nhiều dấu ấn trên thị trường tài chính với hàng loạt thương vụ M&A đình đám./.
Nguyễn Ánh
Theo viettimes.vn
Giá nước sạch minh bạch ngay từ đầu thì người dân sẵn sàng chấp nhận Nếu minh bạch giá nước ngay từ đầu thì người dân sẵn sàng chấp nhận - ủy viên Thường trực UB Kinh tế của QH Đỗ Văn Sinh nói. Bên hành lang phiên họp QH hôm qua, ông Đỗ Văn Sinh trao đổi với báo chí về thông tin trong mức giá 10.246 đồng/m3 tạm tính của nước sông Đuống có khoảng 2.003...