Shark Dash Cuộc chiến trong bồn tắm
Hãng sản xuất game cho di động nổi tiếng Gameloft vừa cho ra đời một tựa game mini mới với tên gọi Shark Dash kể lại cuộc chiến trong bồn tắm giữa 2 món đồ chơi.
Shark Dash sẽ là câu chuyện về Sharkee, một chú cá mập đồ chơi trong …bồn tắm. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì xảy ra nếu Lũ vịt cao su không xâm phạm lãnh địa “bồn tắm sứ” của anh ấy và cướp đi người bạn gái thân yêu. Và thế là Sharkee cùng đội cá mập của anh ấy bắt đầu sứ mệnh giải cứu của họ. Gameloft đã rất dí dỏm khi chọn 2 món đồ chơi trong bồn tắm phổ biến của trẻ em Âu – Mỹ.
Game tổng cộng có 96 màn chơi (và hứa hẹn sẽ còn được cập nhật thêm nhiều nữa trong những bản update sau). Nhiệm vụ của bạn sẽ là giúp Sharkee “xơi” hết lũ vịt nhựa và kiếm càng nhiều “coin” càng tốt.
Hành trình của Sharkee và những người bạn sẽ trải qua 4 “vùng nước” khác nhau với bồn tắm, quang cảnh và những đặc tính của nước rất khác nhau. Mỗi chú cá mập sẽ không chỉ có hình dáng, màu sắc mà còn có cá tính riêng, không thể nhầm lẫn. Sharkee và các bạn sẽ không chỉ nhảy mà còn phải bò, trườn, nhào lộn để dạy cho lũ vịt một bài học. Cách chơi tưởng chừng đơn giản nhưng sự thật thì hề dễ dàng, người chơi sẽ phải học cách sử dụng rất nhiều “item” khác nhau: Ống nước, phao bơi, xà phòng …
Có thể nói Shark Dash là một game hứa hẹn, có phong cách hoàn toàn khác những gì Gameloft đã làm. Sau rất nhiều hé lộ trên Facebook của mình, Shark Dash của Gameloft đã chính thức xuất hiện trên iOS và Android vào ngày 19/4 vừa qua với giá 0.99 USD. Động thái này được xem như là câu trả lời của 1 trong những nhà sản xuất game di động lớn nhất thế giới cho cơn sốt game Casual trên smartphone. Liệu đây có thể là một bước đột phá để Gameloft giành chiến thắng trong mảng game Casual khi đã rất thành công cùng các game Action trên hệ máy di động ?
Một số hình ảnh của game:
Video đang HOT
Theo Game Thủ
Hollywood đã làm thay đổi nền công nghiệp Game thế nào?
Khi nói về ngành công nghiệp game, có lẽ không nhiều người sẽ liên tưởng nó tới ngành điện ảnh dù chúng đều nằm trong lĩnh vực giải trí. Chắc chắn rồi, Hollywood sẽ không sản xuất game và Epic Games cũng sẽ chẳng sản xuất phim bao giờ. Tuy vậy, có vẻ như các nhà sản xuất game đang có một sự liên hệ khá đặc biệt với những bộ phim điện ảnh. Điều này có thể là tốt, nhưng cũng có rất nhiều thứ đáng quan tâm.
Rất nhiều các phiên bản tiếp nối và các tựa game "dài tập"
Chẳng thể phủ nhận rằng việc làm nhiều phần liên tiếp về một tựa game là một việc đáng được hoan nghênh đặc biệt là với những cái tên nổi tiếng. Những fan cuồng của chàng thợ sửa ống nước Mario hay của Sonic chắc hẳn sẽ đồng ý với điều này khi có vô vàn tựa game về hai nhân vật này đã xuất hiện cả cũ lẫn mới.
Dù vậy, xu hướng này giờ đang dần đi ra ngoài con đường tốt đẹp được vạch ra ban đầu. Mặc dù từ bao năm nay chúng ta đã chẳng còn lạ gì với những phim bộ, phim dài tập như Harry Potter(8 phần), Cướp biển Caribê(4 phần)... Phần nào ra đời cũng đều mang lại tiếng vang lớn cùng lợi nhuận khổng lồ. Nhưng cái gì nhiều quá thì cũng dần trở nên kém hấp dẫn. Mong rằng các hãng sản xuất game sớm nhận ra điều này và đưa ra quyết định đúng đắn cho những đứa con tinh thần vốn đang thành công của mình.
"Chiến tranh giữa các vì sao"
Đây là đặc điểm mà ngành game đã lấy một chút ý tưởng từ các hãng sản xuất phim điện ảnh. Thông thường, những bộ phim mới sẽ được quảng cáo bằng các tiêu đề như: "một bộ phim khác của đạo diễn Steven Speilberg" hay "diễn viên chính Angelina Jolie"... Những các tít chứa đầy "sao" như vậy thường đảm bảo phần nào cho thành công của một bộ phim. Chiêu thức này cũng được các nhà làm Game áp dụng, chỉ khác là cái tên của nhà sản xuất sẽ được đem ra làm "mồi câu".
Chỉ cần một tựa game được dán những cái mác nổi tiếng như Blizzard, Epic Games, BioWare, Rockstar.... là gần như mọi sự chú ý sẽ được đổ dồn vào đó, và khi game ra mắt, doanh số trong những ngày đầu chắc chắn cũng sẽ cao hơn một tựa game được sản xuất bởi một hãng ít nổi tiếng hơn. Dù vậy, người ta vẫn có câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
Các nhà làm game hãy chú ý rằng phương pháp quảng cáo này luôn là một con dao hai lưỡi. Sẽ chẳng có gì để nói nếu tựa game đó thành công, nhưng nếu không phải vậy thì lần tiếp theo những tiêu đề như "một sản phẩm của hãng ... " hay "do hãng ... phát hành" sẽ sớm phản chủ mà thôi.
Đánh giá sự thành công dựa trên doanh số những ngày đầu tiên.
"Doanh số trong tuần đầu tiên công chiếu" là một cụm từ rất hay được sử dụng để đánh giá một tác phẩm điện ảnh hấp dẫn hay không. Thật vậy, có rất nhiều bộ phim hay nhưng lại sớm đi vào quên lãng bởi không có một bước khởi đầu xuất sắc và ngược lại nhiều bộ phim sau tuần đầu công chiếu khá thành công thì ngày càng "xịt".
Và những nhà đầu tư cũng dựa vào doanh số ban đầu này để quyết định nguồn tiền của mình nên tiếp tục đầu tư vào bộ phim đó với như làm phần tiếp theo, tiếp tục thuê dạo diễn hay diễn viên cũ hay không. Thật đáng buồn là ngành công nghiệp game cũng đang dần đi theo xu hướng này.
Những tựa game lớn, đình đám thì luôn được đầu tư nhiều phần, các hãng lớn luôn được đón chờ khiến lợi nhuận ban đầu của chúng trở nên vô cùng lớn dù chưa chắc tựa game đó đã hấp dẫn. Điều này khiến cho rất nhiều "lính mới" cảm thấy vô cùng khó khăn khi mới bước chân vào ngành công nghiệp giải trí này.
Tuy nhiên, game lại có một thứ mà điện ảnh không hề coi trọng đó là hệ thống phân phối điện tử. Những cái tên như PlayStation Network, WiiWare hay Xbox Live đã cứu cánh cho rất nhiều hãng game nhỏ trên con đường tới thành công. Thế nhưng các "ông lớn" cũng đang dần kiểm soát thị trường đầy tiềm năng này một cách gắt gao hơn.
Marketing dần trở thành con át chủ bài
Không cần ở đâu xa, chúng ta hãy thử nhớ lại quảng thời gian khoảng 20-30 năm trước ở Việt Nam khi ngành công nghiệp giải trí còn chưa phát triển. Việc cập nhật thông tin về bộ phim nào đang hot hay ngoài rạp đang chiếu phim gì chẳng phải là một việc đơn giản. Tới bây giờ, bạn chỉ cần vài lần bấm chuột, mở một tờ báo hay thậm chí chỉ cần đi ra đường là đã thấy vô vàn những băng rôn, quảng cáo rầm trời cho những bộ phim nổi tiếng(lẫn không nổi tiếng).
Công nghệ Marketing đang dần vươn tới bất kỳ ngõ ngách nào mà ở đó hứa hẹn sẽ có những khách hàng tiềm năng. Chẳng khó khăn gì để nhận ra ngành công nghiệp game cũng không khác là bao.
Tất nhiên nếu các nhà sản xuất có gì nói nấy thì đã không có chuyện để mà nói, nhưng thường quảng cáo 10 thì sản phẩm chỉ được 2 hoặc 3 khiến cho một bộ phim hay tựa game đang từ bom tấn trở thành bom... xịt và hậu quả sau đó ra sao thì chắc ai cũng hiểu. Không biết nhà sản xuất hy vọng gì từ những tấm hình khổng lồ, những bộ đồ cosplay hay trailer hoành tráng cho các tựa game nổi đình nổi đám của mình.
Chỉ có một điều chắc chắn rằng tác dụng của chúng sẽ chẳng là bao bởi các game thủ thường có một nguồn thông tin rất tốt đó là mạng Internet. Thà rằng các hãng game sử dụng số tiền đó để game được hoàn thiện hơn, giảm giá thành hay ít ra là phát triển những tựa game khác thì các fan sẽ cảm ơn rất nhiều.
Tổng kết lại, điện ảnh dù mang một số vẻ tương đồng với game nhưng việc "lấn sân" chẳng phải bao giờ cũng mang tới một kết cục tốt đẹp. Việc học hỏi không có gì là xấu, nhưng thay vì học tập những cái hay cái đẹp trong phim thì các nhà làm game đang đi chệch hướng, mong rằng họ sẽ sớm rút được những bài học kinh nghiệm để có thể sản xuất được những tựa game có chất lượng "một chín một mười" như quảng cáo.
Gameloft tổ chức giải bóng đá thường niên trên di động Nhà sản xuất game cho di động hàng đầu thế giới đã quyết định tổ chứ giải đầu bóng đá thường niên trên di động tại Việt Nam. Nhà sản xuất Gameloft, hãng game cho di động nổi tiếng thế giới vừa hé lộ một giải đấu dành cho thị trường Việt Nam. Giải đấu bóng đá với tên gọi Real Football 2012...