Shangri-La: Huyền thoại một thiên đường
Truyền thuyết về một vùng đất huyền ảo có tên Shangri-La từ lâu đã hấp dẫn những nhà thám hiểm nhưng chưa ai đặt chân được đến đó.
Liệu đây có phải là cửa ngõ dẫn đến ‘ thiên đường’ thật sự?
Vương quốc Shambhala, hay Shangri-La, được cho là ở nơi có những ngọn núi pha lê trắng.
“Thiên đường” ở đâu?
Nhiều câu chuyện thần thoại khác nhau xoay quanh “thiên đường trên Trái đất”, nhưng tên gọi của nó phát xuất từ quyển tiểu thuyết Lost Horizon (Chân trời đã mất) của James Hilton ra đời năm 1933.
Trong tác phẩm này, nhà văn đổi tên một thiên đường ở Tây Tạng, Shambhala, thành Shangri-La. Tên và khái niệm về Shangri-La đã trở nên nổi tiếng đến mức ngày nay người ta liên hệ nó với một thiên đường đã mất, hoặc cõi thần tiên mà nhiều người vẫn đang ra sức tìm kiếm.
Những gì mà Hilton mô tả không hoàn toàn là tưởng tượng của ông, vì các chi tiết đã được vay mượn từ những câu chuyện thần thoại cổ xưa của Tây Tạng về Shambhala. Nhưng thực tế đằng sau những truyền thuyết là gì và làm thế nào người ta có thể đến được thiên đường trên Trái đất này? Địa điểm thực sự của nó ở đâu?
Một số người cho rằng nó chính là thành phố Shangri-La hiện đại ở Trung Quốc, mặc dù cái tên này mới có từ năm 2001. Những người khác thì quả quyết “thiên đường” này chính là thung lũng Hunza ở Pakistan.
Họ tin rằng Hilton từng lưu lại ốc đảo xinh đẹp này trong một thời gian ngắn và dựa vào cảnh vật ở đây để mô tả các chi tiết trong tác phẩm của ông. Tuy nhiên, theo nhiều người, Hunza chỉ có thể là nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết gia chứ không phải là “thiên đường trên Trái đất”.
Theo truyền thuyết, thung lũng Shangri-La hay “vương quốc Shambhala” có nguồn gốc từ Tây Tạng, một địa điểm thiêng liêng của văn hóa và tâm linh Nam Á. Người ta tin rằng vị trí chính xác nhất của Shangri-La ở gần biên giới Ấn Độ – Tây Tạng, thuộc khu vực Arunachal Pradesh.
Nằm ẩn mình giữa dãy Himalaya hùng vĩ, được bảo vệ bởi những đỉnh cao đầy mây, vùng đất này cực kỳ quan trọng về mặt tâm linh của Ấn Độ và Tây Tạng. Không có gì ngạc nhiên khi Hilton đã chọn một phong cảnh thơ mộng như vậy làm bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của mình.
Vương quốc của hòa bình và trí tuệ
Thần thoại cổ xưa về Shambhala với những hình thái sớm nhất được ghi lại ở Ấn Độ vào năm 962 Công nguyên. Nguồn gốc của câu chuyện này từ một văn bản Phật giáo được truyền lại và lưu giữ ở Tây Tạng.
Chuyện kể rằng, có một vùng đất cao ở phía sau dãy Himalaya hùng vĩ, được ban phúc cho hòa bình và hòa hợp. Người dân nơi đây sống tách biệt với thế giới bên ngoài và không màng vật chất trần gian. Họ nắm giữ chìa khóa bí mật cổ xưa để sống lâu và những giáo lý thuần túy nhất của Phật giáo về hòa bình.
Video đang HOT
Người ta nói rằng, các nhà sư và người dân ở đây đang chờ đợi ngày thế giới mệt mỏi với bạo lực, sẵn sàng sống trong hòa bình. Chỉ khi đó, các nhà sư mới tiết lộ vị trí của “thiên đường” và danh tính thực sự của họ.
Thần thoại cũng nói rằng, “thiên đường” này được cai trị bởi một gia tộc gồm các “vị vua” khai sáng đang chờ những tệ nạn và bạo lực trên thế giới đạt đến đỉnh điểm. Đến lúc đó, họ sẽ xuất hiện với một đội quân hùng mạnh và tiêu diệt bất cứ ai thích gây chiến và tham lam.
Cho dù thế nào, huyền thoại về dãy Himalaya đang ẩn giấu một thiên đường bí mật, tách biệt và an toàn với thế giới bên ngoài, được nhiều người tin tưởng. Nơi bí ẩn này được cho là cội nguồn của mọi kiến thức, trí tuệ và hòa bình giác ngộ trên thế giới.
Ngay cả cái tên Shambhala cũng xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là địa điểm. Lấy cảm hứng từ điều này, nhiều du khách phương Tây đã cố gắng tìm kiếm vị trí thực sự của Shangri-La hoặc Shambhala, với mong muốn khám phá ý nghĩa thực sự của hòa bình và tri thức.
Làm sao để tìm thấy Shangri-La?
Tác phẩm nổi tiếng viết về Shangri-La của nhà văn James Hilton.
Những nỗ lực đầu tiên nhằm tìm kiếm Shangri-La có thể đến vào cuối những năm 1500 hoặc đầu những năm 1600, khi những vị khách phương Tây đến triều đình của Akbar đại đế của vương quốc Mughal để nghe những câu chuyện về một thiên đường huyền bí nằm ngoài dãy Himalaya.
Nhiều người tin rằng, vương quốc Shambhala phát triển mạnh mẽ dưới bóng của một ngọn núi pha lê trắng, nơi có một cung điện sừng sững bên hồ nước trong vắt.
Trong cung điện này, có nhiều nhà sư thông thái giúp nhà vua bảo vệ sự thiêng liêng của trí tuệ và hòa bình thế giới. Nhiều du khách từ cổ đại đến thời trung cổ đã cố gắng tìm đến vùng đất huyền bí Shambhala nhưng không kết quả.
Từ đó, người ta tin rằng nơi này chỉ có thể được tìm thấy bởi những người có trái tim trong sáng và đầu óc minh mẫn. Chỉ khi một người đi theo con đường tâm linh, trút bỏ tất cả tài sản vật chất và ham muốn của mình thì mới có thể tìm thấy Shangri-La.
Vị vua đầu tiên của Shambhala được cho là đã gặp Đức Phật và được giảng dạy về Kalachakra hay “Bánh xe thời gian”. Những giáo lý và sự hiểu biết cao hơn liên quan đến “Bánh xe Thời gian” sau đó được trao cho vua với mục đích che chở, bảo vệ.
Nhiều người tin rằng Shangri-La thần thoại vẫn còn lưu giữ những lời dạy về “Bánh xe thời gian”, bảo vệ các văn bản chứa đựng những điều bí mật, chống lại điều xấu xa bên ngoài. Điều này phát sinh giả thuyết Shangri-La có thể là một nơi ở thế giới khác với những sinh vật siêu nhiên khác với con người bình thường.
Một người chứng ngộ phải sử dụng con mắt tâm trí của mình để tìm thấy Shambhala trong hình dạng thật của nó. Vì ngày nay rất ít người có thể hoàn thành một hành trình khó khăn như vậy, nên Shangri-La vẫn còn chìm trong bí ẩn. Nó thực sự tồn tại? Có thể! Nhưng chúng ta có thể tiếp cận được nó hay không, theo các nhà sử học tôn giáo, điều đó phụ thuộc vào chính chúng ta.
Theo Historicmyteries
Khám phá "Shangri-la trong tâm tưởng" Muli
So với các "phiên bản Shangri-la" phát triển tốt khác, Muli thực sự là một vùng đất còn nguyên sơ, giữ được nhiều hương vị nguyên bản của Shangri-la.
Và nếu Shangri-la có thật theo mô tả "là vùng đất thuần khiết cuối cùng trên Trái Đất" thì Muli được nhiều tín đồ du lịch coi chính là Shangri-la cuối cùng đó.
Muli được mệnh danh là một "thiên đường hạ giới" bởi cảnh quan đa dạng và hài hòa giữa rừng núi với thung lũng, đồng cỏ, sông băng, hồ nước..
Muli - "Shangri-la trong tâm tưởng", nhiều người từng mơ ước
Shangri-la chỉ là một địa điểm hư cấu, được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết Lost Horizon (Chân trời đã mất) năm 1933 của nhà văn Anh James Hilton. Trong tiểu thuyết Shangri-la là một thung lũng huyền thoại, đường dẫn đến từ một tu viện Lạt Ma Tây Tạng tại vùng phía tây cuối dãy núi Kunlun ở rìa phía bắc cao nguyên Tây Tạng.
Năm 2001 Trung Quốc đã đổi tên huyện Trung Điện - Thủ phủ châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, thuộc tỉnh Vân Nam thành Shangri-la, để thúc đẩy phát triển du lịch.
Kể từ đó Shangri-la đồng nghĩa với bất kỳ "Thiên đường hạ giới" nào, đặc biệt là với một Himalaya thần thoại không tưởng.
Muli (huyện tự trị Mộc Lý) nằm ở phía tây bắc thành phố Liangshan (Lương Sơn), tỉnh Tứ Xuyên. Có nhiều địa điểm đẹp ở Lương Sơn, nhưng đa số khách du lịch khi đến đây đều hướng tới Muli (Mộc Lý) bởi đó chính là "Shangri-la trong tâm tưởng" mà nhiều người từng mơ ước.
Muli (Mộc Lý) là cái tên còn xa lạ với cả một số khách du lịch dày dạn kinh nghiệm nhất, dù được coi là "Shangri-la trong tâm tưởng" nhiều người.
Muli (Mộc Lý) được mệnh danh là một "thiên đường hạ giới" bởi cảnh quan đa dạng và hài hòa giữa rừng núi với thung lũng, đồng cỏ, sông băng, hồ nước... Đặc sắc nhất là 3 ngọn núi tuyết Xiannairi, Yangmaiyong và Charangdoji quanh năm tuyết phủ trắng xóa nổi bật trên nền trời xanh.
Ở Muli (Mộc Lý) bầu trời rất xanh, cỏ cũng mướt xanh và nước rất trong
Hơn 500 hồ nước cao nguyên lớn nhỏ bổ sung cho nhau, hòa quyện với những cánh rừng bạt ngàn hoa đỗ quyên đỏ rực ...biến Muli (Mộc Lý) thành chốn tiên cảnh lãng mạn "đốn tim" khách du lịch trên từng cây số.
Đền Muli - một trong những điểm đến độc đáo những ít được biết tới nhất trên thế giới
Đứng dưới những lá cờ phướn cầu nguyện phấp phới trong gió, khách du lịch có thể toàn tâm toàn ý tận hưởng vẻ đẹp của khoảnh khắc dường như thoát tục để đắm mình vào sự trong lành, thanh thoát và bình an trong tâm trí.
Suốt nhiều thế kỷ ngôi đền Muli nổi bật trên núi ở độ cao 2.637m, khiến nó như ở một thế giới riêng. Cho đến nay cũng chỉ rất ít người ngoài có thể viếng thăm Đền Muli
Hầu hết người dân ở Muli (Mộc Lý) có đức tin vào Phật giáo Tây Tạng, họ vẫn duy trì nhiều nền văn hóa tôn giáo nguyên thủy và huyền bí. Nổi tiếng nhất trong số các ngôi đền ở đây là Đền Muli, được xây dựng từ năm 1656 sau Công nguyên. Đền sở hữu bức tượng Phật Jampa lớn bằng đồng dát vàng lớn đầu tiên đặt trong nhà.
Một nhà sư trẻ thắp nến cầu nguyện tại Đền Muli. (Ảnh: @PaulSalopek)
Nhà văn - nhà báo nổi tiếng Paul Salopek (sinh tại Mỹ, lớn lên tại Mexico) trong bài viết đăng trên tạp chí National Geographic (NatGeo) ngày 25/5, đã dẫn lời nhà thám hiểm - nhà thực vật học... Joseph Rock (1884 - 1962) người Mỹ gốc Áo, mô tả Đền Muli "là một trong những điểm đến ít được biết tới nhất trên thế giới" và là "một vùng đất thần tiên kỳ lạ".
Nhóm của nhà thám hiểm Joseph Rock trên đường đi bộ từ Muli đến Yading năm 1928
Thời gian gần đây khách du lịch có thể tới Muli (Mộc Lý) theo các tour lý thú. Ví dụ như tour Muli to Yading Trek, là tuyến trekking (đi bộ đường dài) leu núi theo bước chân của nhà thám hiểm Joseph Rock - người đã đi bộ từ Muli đến Yading vào năm 1928.
Khách du lịch đi theo tour trekking (đi bộ) từ Muli tới Yading "theo bước chân" của nhà thám hiểm Joseph Rock
Qua đó khách du lịch được "xuyên không trở về quá khứ" hàng nghìn năm trước với trải nghiệm tại những bản làng Tây Tạng nguyên thủy, những thung lũng ngoạn mục, những đỉnh núi tuyết phủ tráng lệ, những dòng sông băng kỳ vĩ như ở xứ sở thần tiên...
Điểm danh những 'hòn đảo thiên đường' ở châu Á: CNN gọi tên Côn Đảo của Việt Nam Sở hữu vẻ đẹp yên bình, thơ mộng, Côn Đảo là 'thiên đường' dành cho các hoạt động ngoài trời, theo CNN. Hãng tin CNN (Mỹ) năm 2017 từng đăng tải bài viết liệt kê các "đảo thiên đường" tại châu Á - trong đó bao gồm những nơi được mô tả là vẫn còn giữ được cảnh đẹp nguyên sơ và không...