SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều: Nhà xuất bản vô can?
Liên quan đến những ý kiến gay gắt đối với SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều, dư luận đặt câu hỏi: Vai trò của Nhà Xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm TP HCM ở đâu?
Ảnh minh họa
Ở trang cuối của sách Tiếng Việt 1 đã ghi rõ: Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Lê Thanh Hà; Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Biên tập Nguyễn Kim Hồng; Biên tập: Nguyễn Phước Bảo Khôi – Nguyễn Thị Ngọc Như – Hoàng Thùy Dung.
Theo quy định của Luật Xuất bản, những cá nhân có liên quan đến quá trình biên soạn, biên tập sách đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những nội dung mình đã tham gia. Quy theo đó thì Giám đốc NXB Đại học Sư phạm TP HCM Lê Thanh Hà là người chịu trách nhiệm cao nhất.
Cũng ở trang cuối sách Tiếng Việt 1 có thêm thông tin cho biết: “Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm bản quyền nội dung: Công ty Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam/Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc: NGƯT Ngô Trần Ái”. Thì ra đây là sách thực hiện bằng hợp đồng liên kết giữa NXB Đại học Sư phạm TP HCM với Công ty Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam.
Đáng ra phải ghi rõ ràng “Tên đơn vị liên kết xuất bản” theo quy định của luật để người tiêu dùng biết đây là sách liên kết với NXB thì ở đây lại ghi “Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm bản quyền nội dung”. Điều này khiến người tiêu dùng khó hiểu về vai trò pháp lý của nó.
Điều 23 Luật Xuất bản hiện hành quy định rất rõ dù là sách liên kết, quy trình xuất bản và trách nhiệm của NXB vẫn không có gì thay đổi, kèm theo đơn vị liên kết được ghi tên trên sách để cùng phải chịu trách nhiệm về nội dung trước pháp luật với giám đốc NXB.
Sở dĩ phải dẫn nêu các điều khoản trong Luật Xuất bản vì thời gian qua cũng có trường hợp dư luận phản ứng gay gắt đối với nội dung một số quyển sách. Gần đây nhất là cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt. Trong khi dư luận tập trung phê phán tác giả là GS Nguyễn Văn Khang thì NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – là nơi lẽ ra phải chịu trách nhiệm chính thì vô can.
Video đang HOT
Với sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều, nói có nhiều “hạt sạn” là quá nhẹ, mà phải nói đúng đó là cuốn sách dạy cho trẻ vào đời bằng những lời lẽ thô lỗ, vô phép, phản giáo dục.
Với những lỗi thô thiển như dư luận đã vạch ra, với trình độ của một biên tập viên, tổng biên tập NXB nếu đọc bản thảo có trách nhiệm chắc chắn đã không thể nào chấp nhận được. Một giám đốc NXB có trách nhiệm, chỉ cần thực hiện đúng theo quy định của luật, chắc chắn đã không có một quyển SGK làm dư luận dậy sóng, gây thêm rối rắm cho nền giáo dục vốn đã nhiều tai tiếng. Hoặc chỉ cần khâu hậu kiểm, những người đọc bản nộp lưu chiểu có trách nhiệm, cũng đã đủ ngăn chặn Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đến tay các cháu…
Pháp luật, hành lang pháp lý cho những người liên quan đến sự ra đời của sách đã có, tiếc thay tinh thần thượng tôn trước hết với những người có trách nhiệm mãi vẫn không nghiêm, hệ quả đã ập xuống ngay cả với con cháu chúng ta!
Riêng trong lĩnh vực xuất bản, không thể mãi để các NXB vô trách nhiệm cứ ngậm miệng hưởng lợi!
Luật Giáo dục cho chọn nhiều bộ sách, sao Bộ lại dự thảo để... độc quyền?
Dự thảo mập mờ ở việc mỗi môn học là khối lớp và phê duyệt khung chương trình, thì Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tại liệu.
Luật Giáo dục, Điều 32 điểm 1b quy định, mỗi môn học có 1 hoặc 1 số sách giáo khoa.
Theo Quyết định số 404/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tại điểm đ Điều 1 có nêu rõ: "Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Chương trình mới được xây dựng, thẩm định và ban hành trước làm cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa.
Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Nhà trường, giáo viên chủ động lựa chọn sách giáo khoa".
Đầu năm 2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại "âm thầm" tăng giá sách giáo khoa khi chưa được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Ngày 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Nhưng điều khó hiểu là tại mục 2 Điều 2 về nguyên tắc lựa chọ sách giáo khoa thì lại nêu: "Mỗi môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) ở một khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu sách giáo khoa".
Nó mập mờ ở việc mỗi môn học trong dự thảo là khối lớp và phê duyệt khung chương trình, thì Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tài liệu.
Như vậy có thể hiểu nếu theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lại thành độc quyền về sách giáo khoa.
Ví dụ nếu hội đồng lựa chọn sách giáo khoa địa phương chọn bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thì rõ ràng là các nhà xuất bản còn lại không thể đưa sách giáo khoa mới vào tỉnh đó được nữa, như vậy là trái với quy định của Luật Giáo dục và của Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tài liệu.
Dư luận còn chưa quên đầu năm học 2018 - 2019, Nhà xuất bản Giáo dục đã để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa các lớp đầu cấp với lời giải thích rằng do lượng học sinh tăng lên đột biến và chỉ in theo số lượng đăng ký để tránh tồn kho.
Đầu năm 2019, nhà xuất bản này lại "âm thầm" tăng giá sách giáo khoa khi chưa được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, chính tình trạng độc quyền sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khiến đơn vị này thích làm gì thì làm, độc quyền sách giáo khoa dẫn đến việc những đơn vị, cá nhân, tổ chức...bắt tay với nhau để hưởng lợi.
Độc quyền sách giáo khoa khiến nhà xuất bản duy nhất sẽ thao túng thị trường sách, một khi không có cạnh tranh, sách giáo khoa khó phát triển và đương nhiên học sinh chịu thiệt.
Tại điểm g khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội có quy định: " Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông".
Nhưng theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hiện nay có 03 nhà xuất bản được phép phát hành sách giáo khoa, đó là Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng điều mà xã hội đang quan tâm nhất hiện nay là giá sách giáo khoa mới tăng cao nhưng lại tập trung vào Nhà xuất bản Giáo dục khi có tới 4 bộ sách.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có chung 1 bộ sách giáo khoa.
Câu hỏi đặt ra là liệu có việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo ra "cơ chế" ở đây hay không, rõ ràng là việc phát hành sách giáo khoa như hiện nay, rồi dự thảo hướng dẫn chọn đầu sách cũng như việc tăng giá là độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục?
Như vậy có thể nói Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 88/2014/QH13 mà Quốc hội giao cho là phải xã hội hóa, vậy việc xã hội hóa mà Bộ thực hiện đổi mới sách giáo khoa ở đây là những gì?
Bộ chưa đưa ra những giải pháp khuyến khích xã hội hóa để thu hút thêm các nhà xuất bản, các tổ chức tham gia biên soạn, dẫn đến việc hiện nay có quá ít đơn vị tham gia biên soạn và phát hành sách.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Nên để cạnh tranh SGK GS Thuyết đề cập tới sự ưu việt của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK nhưng điều ông chưa nói là giá SGK lớp 1 mới đắt gấp 4 lần. Tính ưu việt Theo Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp...