Sex và…
“Sex” có lẽ đang trở thành một từ phổ thông trong tiếng Việt, được dùng thoải mái trên mặt báo và trong nhiều loại văn bản, thậm chí, không cần đặt trong ngoặc kép.
Còn trong đời thường, thử hỏi bất kỳ một người già trẻ lớn bé nào xem họ có biết “sex” nghĩa là gì không? Tôi đã thử và câu trả lời hầu như giống nhau: Là “chuyện ấy”!
Ngoài “chuyện ấy” ra, “sex” còn được dịch sang tiếng Việt thành “giới tính”. Một từ tiếng Anh khác là “gender” cũng dịch là “giới tính”. Nhưng sự khác nhau giữa “sex” và “gender” là cốt lõi trong những cuộc tranh luận về nữ quyền. Tiếng Việt phong phú, có nhiều hơn một chữ để dịch hai từ tiếng Anh đó. Tôi định phân biệt “sex” là dục tính hay giống, phái, “gender” là giới tính, nhưng người đọc có thể bối rối: Chẳng phải những từ tiếng Việt ấy đại khái giống nhau sao?
Tôi nghĩ, có lẽ tôi nên tạm dùng hai chữ “sex” và “gender” trong bài này cho đến khi tìm được từ tương đương thích hợp nhất. “Sex” phân biệt một con người là nam hay nữ, trai hay gái, đàn ông hay đàn bà theo những yếu tố sinh học của cơ thể người đó, như bộ phận sinh dục, nhiễm sắc thể, nội tiết tố, và đặc điểm hình thể. Khi một con người được sinh ra, người ta lập tức căn cứ vào bộ phận sinh dục của người đó để xác định trong giấy khai sinh đó là con trai hay con gái. Đó cũng là căn cứ để điền vào các loại đơn từ và giấy tờ hộ tịch sau này, ở mục phái nam hay phái nữ. Đa số người ta sinh ra, như đa số động vật khác, hoặc là cái hoặc là đực, mà sự khác nhau sinh học chủ yếu liên quan đến chức năng duy trì nòi giống, con cái là cá thể có cấu tạo cơ quan sinh dục để cưu mang và sinh sản. Trong nghĩa này, có lẽ “sex” tương đương với “phái tính” hay “dục tính”.
Theo thuyết định mệnh sinh học thì tính cách, hành vi và do đó, cả số phận con người là do những yếu tố sinh học quyết định. Người nữ do cấu tạo cơ thể để mang nặng đẻ đau và cho con bú nên thụ động, chậm chạp, dè dặt, thu góp, bảo thủ, thực tiễn, hòa ái và mối quan tâm chính là gia đình, không có hứng thú đối với những vấn đề lớn lao phức tạp như chính trị chẳng hạn. Ngược lại, người nam không bao giờ chắc chắn 100% là đứa con người khác đẻ ra là con của mình, cho nên để đảm bảo gen của mình được di truyền, y phải độc chiếm càng nhiều người nữ càng tốt, cách ly và bảo vệ họ khỏi những người nam khác. Người nam do vậy dồi dào sức lực, ý chí, mưu mô, phương tiện, niềm đam mê, háo hức, năng động, quan tâm đến chính trị, xã hội.
Video đang HOT
Còn xét về “gender”, phụ nữ hay đàn bà là sản phẩm của xã hội (Ảnh minh họa)
Ở xã hội Âu – Mỹ, thuyết định mệnh sinh học, hay sinh lý quyết định này, đã được vận dụng để khước từ người nữ những quyền lợi như giáo dục, làm việc, tham gia hoạt động xã hội và chính trị đến tận đầu thế kỷ 20. Từ giữa thế kỷ 18, người nữ ở Âu – Mỹ đã đòi những quyền lợi chính đáng ấy và liên tục phấn đấu đến tận ngày nay, để có những đóng góp và địa vị xã hội như bất kỳ người nam nào. Thực tế ấy cùng những thành tựu khoa học nhất là trong lĩnh vực gen, thần kinh, vỏ não, nhận thức học và tâm lý học, đã xô đổ thuyết định mệnh sinh học. Nhưng từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, do ảnh hưởng của môi trường, gia đình và xã hội, những sự khác biệt giữa nam và nữ mang tính văn hóa. Sự phân biệt nam nữ chủ yếu dựa vào những yếu tố xã hội, chẳng hạn, “vai trò nội trợ” dành cho người nữ, vai trò chiến sĩ là của người nam. Văn hóa và xã hội khác nhau tùy địa phương và thay đổi theo thời gian, khi những yếu tố văn hóa và xã hội thay đổi thì vai trò và sự tương quan nam – nữ cũng thay đổi.
Để tránh nhập nhằng với sự phân biệt nam – nữ theo yếu tố sinh học (“sex”), người Âu – Mỹ dùng từ “gender” cho sự phân biệt nam – nữ, do yếu tố xã hội. Từ này trước đây (khoảng 1960 về trước) chủ yếu dùng trong ngôn ngữ học để chỉ “giống” của từ vựng, chẳng hạn trong tiếng Pháp “le” dùng với danh từ giống đực, “la” dùng với danh từ giống cái.
Vậy cái gì quyết định một từ nào đó là đực hay cái? Chính là yếu tố văn hóa. Các lý thuyết gia nữ quyền đã trưng dụng từ “gender” sử dụng song song với từ “sex”, phân biệt nam nữ theo yếu tố sinh học, người nữ có các đặc điểm nữ bẩm sinh và các đặc điểm mang tính sinh học ấy tồn tại phát triển theo quy luật tự nhiên. Chẳng hạn, người nữ sinh ra có tử cung, buồng trứng, có sữa khi sinh con. Những đặc điểm này là tự nhiên, không xấu không tốt, không tục tĩu, cũng chẳng thiêng liêng.
Còn xét về “gender”, phụ nữ hay đàn bà là sản phẩm của xã hội. Khi Nguyễn Du mượn Kiều để than “Đau đớn thay phận đàn bà” thì “bạc mệnh” của những phận đàn bà đó không do “sex” của họ mà do “gender” của họ. Đàn bà trong xã hội Trung Hoa cổ xưa “nam trọng nữ khinh”, mấy ngàn năm bị áp bức, trở thành kẻ phụ thuộc vào cha, chồng, con trai. May thì là cái máy đẻ (như nàng Thúy Vân) rủi thì làm đồ giải trí, vật đổi chác của đàn ông (như nàng Thúy Kiều). Tách gỡ cái “phận đàn bà” ra khỏi đàn bà là chuyện khó khăn, phức tạp, vì giữa “sex” và “gender” có những liên quan khăng khít. Đó không chỉ là vấn đề ý thức của phụ nữ, mà là sự tiến hóa của toàn xã hội. Những người đấu tranh cho nữ quyền không nhằm tạo ra một xã hội không có “sex”, mặc dù thành tựu khoa học ngày nay hứa hẹn khả năng đó. Mục tiêu đấu tranh của họ là một xã hội không kỳ thị “gender”.
Nhưng tới đây, tôi nên tìm từ tiếng Việt thích hợp dịch “sex/gender” để tiện dụng về sau. (Ý tôi là dùng trong bài viết của tôi, theo nghĩa vừa trình bày). Vì từ “giới” hay “giới tính” hiện nay đã được dùng khá phổ biến theo nghĩa giống như “gender”, tôi cũng sẽ dùng như vậy. Còn “sex”, tôi coi là “dục tính”, ngoài nghĩa “chuyện ấy”! Đề tài này còn nhiều điều hấp dẫn, tôi sẽ xin bàn tiếp lần sau.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Lên đỉnh" khi đang... tập yoga ?
Rất nhiều phụ nữ cho biết, họ đã "lên đỉnh" trong khi tập yoga mà không cần nhờ ai khác tác động. Thực hư chuyện này ra sao?
"Lần đầu tiên tôi trải nghiệm chuyện này là khi đang ở lớp yoga cuối tuần, lúc ấy tôi đang trong tư thế gập người về phía trước" - Kelly Morris, hướng dẫn viên yoga ở trung tâm Shala New York cho biết. "Tất cả những gì tôi làm là uốn mình, thở sâu, tập trung tư tưởng, và đột nhiên... "lên đỉnh". Thực sự bất ngờ, thực sự khác lạ!"
Lần ấy, Morris cảm thấy rất bối rối và lo lắng rằng những học viên khác trong lớp có thể nhận ra cô lúc đang "nhạy cảm". Trong khi hầu hết người học yoga đến lớp không phải với ý định tìm kiếm... cực khoái, đôi khi họ lại nhận được nhiều hơn những gì họ mong đợi.
Tin đồn về chuyện yoga có thể giúp người tập "lên đỉnh" tại chỗ đã xuất hiện từ cách đây nhiều năm. Tuy nhiên chỉ mới đây người ta mới nói về nó một cách cởi mở và rõ ràng. Các nhà nghiên cứu tình dục cũng bắt đầu vào cuộc với những nghiên cứu về yoga "như một cách giúp phụ nữ đạt khoái cảm mà không cần kích thích trực tiếp các vùng nhạy cảm trên cơ thể" - tiến sĩ sinh học Jeffre Talltrees cho biết.
Ngoài yoga, có nhiều hoạt động thể chất khác không mang dục tính nhưng cũng có thể tạo ra những cơn cực khoái, chẳng hạn những giấc mơ khi say ngủ, lúc sinh con (nhiều phụ nữ nói về khoảnh khắc con trào đời như lần cực khoái đau nhưng mạnh mẽ và đáng nhớ nhất cuộc đời),...
Dù chuyện tập yoga tạo ra cực khoái tại chỗ chưa được khoa học chứng minh chính thức, các chuyên gia tình dục học vẫn khuyên bạn tham gia các lớp yoga như một cách cải thiện đời sống gối chăn, tăng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Và biết đâu đấy, nhất là khi không định trước, bạn lại bất ngờ "lên đỉnh" ngay trong lớp học!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Có nên cắn 'cô bé' khi yêu? Kích thích "cô bé" cũng là cách để giúp nàng tăng ham muốn, tăng hưng phấn trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn không nên cắn vào vùng nhạy cảm này. Nếu lãng quên một trong những điều sau đây có thể chính là nguyên nhân làm cho "cuộc yêu" của hai bạn bị gián đoạn. Không cắn, véo "cô bé" "Cô...